Có bao nhiêu hình thức tổ chức thi đua trong ngành Kiểm sát nhân dân? Phong trào thi đua gồm các hoạt động nào?
Có bao nhiêu hình thức tổ chức thi đua trong ngành Kiểm sát nhân dân?
Hình thức, phạm vi tổ chức thi đua được quy định tại Điều 6 Thông tư 02/2024/TT-VKSTC như sau:
Hình thức, phạm vi tổ chức thi đua
1. Hình thức tổ chức thi đua gồm:
a) Thi đua thường xuyên là hình thức thi đua căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao của tập thể, cá nhân để tổ chức phát động, nhằm thực hiện tốt công việc hàng ngày, hàng tháng, hàng quý, hàng năm của cơ quan, đơn vị;
b) Thi đua theo chuyên đề là hình thức thi đua nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm hoặc một lĩnh vực cần tập trung được xác định trong khoảng thời gian nhất định để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của cơ quan, đơn vị.
2. Phạm vi tổ chức thi đua gồm:
a) Trong toàn ngành Kiểm sát nhân dân;
b) Tại các cụm, khối thi đua;
c) Tại các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.
Như vậy, có 02 hình thức tổ chức thi đua trong ngành Kiểm sát nhân dân là thi đua thường xuyên và thi đua theo chuyên đề, cụ thể như sau:
- Thi đua thường xuyên là hình thức thi đua căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao của tập thể, cá nhân để tổ chức phát động, nhằm thực hiện tốt công việc hàng ngày, hàng tháng, hàng quý, hàng năm của cơ quan, đơn vị;
- Thi đua theo chuyên đề là hình thức thi đua nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm hoặc một lĩnh vực cần tập trung được xác định trong khoảng thời gian nhất định để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của cơ quan, đơn vị.
Có bao nhiêu hình thức tổ chức thi đua trong ngành Kiểm sát nhân dân? Phong trào thi đua gồm các hoạt động nào? (hình từ internet)
Phong trào thi đua trong ngành Kiểm sát nhân dân gồm các hoạt động nào?
Căn cứ theo Điều 8 Thông tư 02/2024/TT-VKSTC quy định về nội dung tổ chức phong trào thi đua trong ngành Kiểm sát nhân dân thì:
(1) Phong trào thi đua thường xuyên trong ngành Kiểm sát nhân dân có các hoạt động sau:
- Thi đua trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch, chỉ tiêu công tác chuyên môn, nghiệp vụ; thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá; công việc đột xuất, ngoài chương trình, kế hoạch được Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao giao;
- Thi đua trong công tác xây dựng ngành Kiểm sát nhân dân, xây dựng Đảng, đoàn thể trong sạch vững mạnh;
- Các hoạt động động viên, thu hút, khuyến khích tập thể, cá nhân sáng tạo, đổi mới, phát huy sáng kiến, cải tiến phương pháp làm việc, phổ biến, nhân rộng sáng kiến, kinh nghiệm;
- Các hoạt động đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước tại đơn vị và thực hiện các chủ trương, chính sách pháp luật về thi đua, khen thưởng: Xây dựng chương trình, kế hoạch, tổ chức hoạt động thi đua tại đơn vị, hưởng ứng các phong trào thi đua do cấp trên phát động, phát động các phong trào thi đua theo thẩm quyền; việc kiểm tra, sơ kết, tổng kết công tác thi đua, khen thưởng; công tác tuyên truyền về hoạt động thi đua, khen thưởng, phát hiện, nhân rộng các điển hình tiên tiến, cách làm hay, hiệu quả.
(2) Phong trào thi đua theo chuyên đề trong ngành Kiểm sát nhân dân có các hoạt động sau:
- Hưởng ứng phong trào thi đua do Đảng, Nhà nước phát động;
- Phát động, tổ chức phong trào thi đua trong phạm vi toàn ngành Kiểm sát nhân dân gắn với nhiệm vụ trọng tâm, đột phá, các sự kiện lớn của Ngành;
- Phát động, tổ chức phong trào thi đua tại cơ quan, đơn vị.
Ai có thẩm quyền phát động, chỉ đạo phong trào thi đua trong ngành Kiểm sát nhân dân?
Thẩm quyền phát động, chỉ đạo phong trào thi đua được quy định tại Điều 7 Thông tư 02/2024/TT-VKSTC như sau:
Thẩm quyền phát động, chỉ đạo phong trào thi đua
1. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phát động, chỉ đạo tổ chức phong trào thi đua trong toàn ngành Kiểm sát nhân dân.
2. Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương, Thủ trưởng đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh phát động, chỉ đạo tổ chức triển khai phong trào thi đua trong phạm vi cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý.
Như vậy, thẩm quyền phát động, chỉ đạo phong trào thi đua trong ngành Kiểm sát nhân dân như sau:
- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền phát động, chỉ đạo tổ chức phong trào thi đua trong toàn ngành Kiểm sát nhân dân.
- Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương, Thủ trưởng đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh phát động, chỉ đạo tổ chức triển khai phong trào thi đua trong phạm vi cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?