Hướng dẫn sử dụng chung dụng cụ neo liên kết với phương tiện bảo vệ cá nhân để chống rơi ngã từ trên cao thế nào?

Hướng dẫn sử dụng chung dụng cụ neo liên kết với phương tiện bảo vệ cá nhân để chống rơi ngã từ trên cao như thế nào? Khi lắp đặt dụng cụ neo phải đáp ứng yêu cầu gì? Câu hỏi của anh Q.T (Bình Dương).

Hướng dẫn sử dụng chung dụng cụ neo liên kết với phương tiện bảo vệ cá nhân để chống rơi ngã từ trên cao như thế nào?

Hướng dẫn sử dụng chung dụng cụ neo liên kết với phương tiện bảo vệ cá nhân (PTBVCN) để chống rơi ngã từ trên cao tại tiểu mục 7.1 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8205:2009 như sau:

Phải có các hướng dẫn rõ ràng bằng ngôn ngữ quốc gia phù hợp về việc lắp đặt và sử dụng chung cung cấp cùng mỗi đơn hàng thương mại không thể chia nhỏ được của dụng cụ neo hoặc hệ thống neo, và ít nhất phải bao gồm như sau:

- Hướng dẫn chi tiết, có bổ sung các phác họa nếu cần thiết để người mua có thể lắp đặt và sử dụng dụng cụ hoặc hệ thống một cách chính xác;

- Thông báo về những hạn chế của sản phẩm (ví dụ, xem 5.1.2 và Hình 7);

- Cảnh báo về những thay đổi hoặc bổ sung vào sản phẩm mà không được sự đồng ý trước bằng văn bản của nhà sản xuất;

- Lời khuyên nên coi tài liệu này giống như một thẻ ghi được phát hành và được giữ cùng với mỗi hệ thống hoặc bộ phận, bao gồm ít nhất các thông tin sau:

+ Dụng cụ neo có thích hợp với việc chống rơi ngã, giữ người tại vị trí làm việc và/hoặc giới hạn phạm vi làm việc hay không;

+ (các) dấu hiệu nhận biết;

+ Tên và địa chỉ của nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp;

+ Số seri của nhà sản xuất, nếu có;

+ Thích hợp để sử dụng với các bộ phận khác trong hệ thống chống rơi ngã cá nhân;

+ Ngày mua;

+ Ngày đầu tiên sử dụng;

+ Ngày kiểm tra tiếp theo/kỳ hạn bảo dưỡng;

+ Một khoảng trống để ghi những kiến nghị;

- Hướng dẫn nơi thực hành dụng cụ hoặc hệ thống neo phải ở phía trên vị trí của người sử dụng;

- Hướng dẫn ngay trước khi sử dụng, người sử dụng phải:

+ Kiểm tra dụng cụ hoặc hệ thống neo bằng mắt thường để đảm bảo nó ở trong điều kiện có thể sử dụng được và,

+ Đảm bảo rằng các khuyến nghị việc sử dụng với các bộ phận khác trong một hệ thống tuân theo như đã được khuyên trên thẻ ghi của hệ thống hoặc bộ phận;

- Cảnh báo ngay lập tức dừng sử dụng hệ thống hoặc dụng cụ nếu như hệ thống hoặc dụng cụ đó đã được sử dụng để giữ rơi ngã hoặc có bất kỳ nghi ngờ nào về điều kiện an toàn của nó cho đến khi nó đã được kiểm tra và thử bởi người có năng lực, được nhà sản xuất ủy quyền;

- Hướng dẫn rằng hệ thống hoặc dụng cụ phải được kiểm tra hoặc sử dụng (ít nhất 12 tháng một lần) bởi người có năng lực được nhà sản xuất ủy quyền, khi nhà sản xuất cho là cần thiết;

- Khuyến nghị rằng khi dụng cụ hoặc hệ thống neo được sử dụng riêng để liên kết với PTBVCN thì nó phải được ghi nhãn rõ ràng về việc đó;

- Cảnh báo quan trọng về sự tương thích giữa neo và bộ phận nối bất kỳ được sử dụng cùng (ví dụ xem 5.1.2 và Hình 7).

dụng cụ neo liên kết với phương tiện bảo vệ cá nhân để chống rơi ngã từ trên cao

Dụng cụ neo liên kết với phương tiện bảo vệ cá nhân để chống rơi ngã từ trên cao (Hình từ Internet)

Ghi nhãn dụng cụ neo liên kết với phương tiện bảo vệ cá nhân để chống rơi ngã từ trên cao như thế nào?

Ghi nhãn dụng cụ neo liên kết với phương tiện bảo vệ cá nhân để chống rơi ngã từ trên cao được quy định tại tiểu mục 7.1 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8205:2009 như sau:

Mỗi bộ phận có thể tháo rời của một hệ thống phải được ghi nhãn rõ ràng, không tẩy xóa và bền lâu bằng phương pháp thích hợp và không làm ảnh hưởng có hại đến vật liệu, với nội dung sau đây:

Dấu hiệu nhận biết gồm có:

- tên nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp, nhãn hiệu thương mại hoặc phương thức nhận biết khác;

- số lô của nhà sản xuất hoặc số seri của bộ phận.

Các chữ số trên dấu hiệu nhận biết phải đọc được và rõ ràng.

Khi lắp đặt dụng cụ neo liên kết với phương tiện bảo vệ cá nhân để chống rơi ngã từ trên cao phải đáp ứng yêu cầu gì?

Yêu cầu lắp đặt dụng cụ neo liên kết với phương tiện bảo vệ cá nhân để chống rơi ngã từ trên cao được quy định tại Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8205:2009 như sau:

- Khi dụng cụ neo được lắp đặt trong các tòa nhà đã xây, phải kiểm tra loại tường để biết rõ bản chất và độ dày của vật liệu kết cấu và phải lựa chọn cách gắn chặt thích hợp (xem Điều 10). Người lắp đặt phải tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

- Đối với việc định vị vào các kết cấu thép hoặc gỗ thì việc thiết kế và phương pháp lắp đặt phải được kiểm tra bởi một kỹ sư có kinh nghiệm phù hợp để có khả năng duy trì được lực thử tĩnh tương ứng.

- Đối với việc định vị vào các nền khác với nền được quy định trong hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất, người lắp đặt phải chứng tỏ sự phù hợp bằng cách tiến hành phép thử trên một mẫu vật liệu đó. Mẫu thử này phải đáp ứng các yêu cầu của phép thử tương ứng được quy định trong Điều 5.

- Phải tiến hành cẩn thận để đánh giá sự phù hợp của một dụng cụ neo tạm thời di chuyển được và bất kỳ sự gắn chặt có liên quan của việc áp dụng mà có sử dụng dụng cụ đó. Khả năng lắp đặt phải được kiểm tra được bởi một kỹ sư có kinh nghiệm phù hợp.

- Sau khi lắp đặt, dụng cụ neo loại A1 trong các vật liệu không phải là thép hoặc gỉ, trừ các loại bulông xuyên qua, phải trải qua một phép thử kéo để xác định tính bền chắc của sự gắn chặt. Lực thử phải là 5 kN (1124 lb.f). Sự gắn chặt phải chịu được lực này tối thiểu trong 15 s.

- Người lắp đặt cũng phải đảm bảo rằng khoảng trống tối thiểu yêu cầu hoặc cần thiết để giữ được một người bị rơi ngã không được vượt quá khoảng cách thực tế tại hiện trường (xem Hình 6).

- Phải loại bỏ dụng cụ neo tải trọng loại E của kiểu tải trọng nước nếu xảy ra bất kỳ sự rò rỉ nào. Việc sửa chữa chỉ được thực hiện bởi nhà sản xuất.

Phương tiện bảo vệ cá nhân
Tiêu chuẩn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cá Hồi vân mẫn cảm với vi rút gây bệnh hoại tử cơ quan tạo máu ở giai đoạn nào? Cá Hồi vân bị bệnh hoại tử cơ quan tạo máu do EHVN có dấu hiệu bệnh tích như thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5867:2009 yêu cầu an toàn về cabin đối với các loại thang máy dẫn động bằng điện ra sao?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2752:2017 (ISO 1817:2015) xác định sự tác động của chất lỏng trong Cao su lưu hóa hoặc nhiệt dẻo thế nào?
Pháp luật
Tổng hợp Danh mục công trình xây dựng phải trang bị Thiết bị báo cháy cục bộ theo quy định mới nhất?
Pháp luật
Logistic chuỗi lạnh cho thực phẩm là gì? Thông tin truy xuất nguồn gốc logistic chuỗi lạnh cho thực phẩm gồm những loại thông tin nào?
Pháp luật
Tôm hùm đông lạnh nhanh được chế biến từ những loài nào? Thành phần cơ bản của tôm hùm đông lạnh nhanh gồm những gì?
Pháp luật
Hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà là gì? Quy định về trang bị Hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà?
Pháp luật
Hệ thống quản lý kinh doanh liên tục (BCMS) có những thành phần chính nào? BCMS có những lợi ích gì?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN310:2010 về Thép và gang sử dụng phương pháp phân tích hóa học để xác định hàm lượng asen thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10758-2:2016 hướng dẫn chọn chiến lược lấy mẫu, khái quát quá trình lấy mẫu đo hoạt độ phóng xạ ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phương tiện bảo vệ cá nhân
434 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phương tiện bảo vệ cá nhân Tiêu chuẩn Việt Nam
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào