Hướng dẫn chống bão số 4 và cách xử lý nước, vệ sinh môi trường sau bão số 4 chi tiết nhất? Có cần chuẩn bị lương thực, nhu yếu phẩm, nước uống?

Hướng dẫn chống bão số 4 và cách xử lý nước, vệ sinh môi trường sau bão số 4 chi tiết nhất? Bão số 4 tới, người dân cần chuẩn bị lương thực, nhu yếu phẩm, nước uống không? Bão số 4 hình thành sẽ có cấp gió từ bao nhiêu? Bão số 4 có cấp gió bao nhiêu được gọi là siêu bão?

Hướng dẫn chống bão số 4 và cách xử lý nước, vệ sinh môi trường sau bão số 4 chi tiết nhất?

Thứ nhất: Hướng dẫn chống bão số 4

Bão số 4 tới, Nhà nước thực hiện các biện pháp theo khoản 1 Điều 26 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 được sửa đổi bởi điểm d khoản 4 Điều 54 Luật Phòng thủ dân sự 2023.

Đối với người dân, để đề phòng thiệt hại khi bão số 4 tới, người dân có thể chủ động thực hiện các cách chống tốc mái nhà cho mái nhà lợp fibro, mái tôn và mái nhà lợp ngói theo Hướng dẫn kỹ thuật xây dựng phòng và giảm thiểu thiệt hại do gió, bão cho nhà và công trình của Bộ xây dựng như sau:

(1) Hưỡng dẫn phòng chống tốc mái nhà lợp fibro, mái tôn bằng bao cát:

- Đối với nhà có độ dốc lớn

+ Đặt các bao cát hoặc bao chứa nước ép sát mái buộc vào các dây vắt qua đỉnh mái (chống trôi trượt)

+ Bao cát đóng lỏng hoặc bao chứa nước với trọng lượng khoảng từ 15 kg đến 20 kg, đặt lên đầu hoặc mép tiếp giáp của các tấm, cách nhau khoảng 1,5 m ở vùng giữa mái, 1,0 m ở xung quanh mái (tốt nhất gần các xà gồ hoặc vì kèo)

- Đối với nhà có độ dốc nhỏ

+ Xếp trực tiếp các bao cát hoặc bao chứa nước lên mái

+ Bao cát đóng lỏng hoặc bao chứa nước với trọng lượng khoảng từ 15 kg đến 20 kg, đặt lên đầu hoặc mép tiếp giáp của các tấm, cách nhau khoảng 1,5 m ở vùng giữa mái, 1,0 m ở xung quanh mái (tốt nhất gần các xà gồ hoặc vì kèo)

cách chống tốc mái nhà

cách chống tốc mái nhà

Cách chống tốc mái nhà

(2) Hướng dẫn cách phòng chống tốc mái cho nhà lợp ngói

Phòng và giảm thiểu tốc mái ngói bằng các phương pháp:

- Xây các bờ chẩy bằng gạch để bảo vệ các cạnh mái

- Xây các con trạch bằng gạch để bảo vệ mái

- Buộc chặt vì kèo, xà gồ (đòn tay), cầu phong (rui), li tô (mè) với nhau

- Chèn vữa xi mằng cát tỷ lệ 1:3 các viên ngói (khoảng từ 3 đến 4 hàng xung quanh mái)

Siêu bão yagi

siêu bão yagi

- Buộc mái ngói vào li tô (mè) bằng dây thép 2 mm;

- Buộc chặt vì kèo, xà gồ (đòn tay), cầu phong (rui), li tô (mè) với nhau;

- Chèn vữa xi mằng cát tỷ lệ 1:3 các viên ngói (khoảng từ 3 đến 4 hàng xung quanh mái);

- Viên ngói lợp chèn vữa xi mằng cát tỷ lệ 1:3 các viên ngói (khoảng từ 3 đến 4 hàng xung quanh ngói.

Ngoài ra, đối với cách phòng chống tốc mái cho nhà lợp tranh, rạ; phòng chống cho cửa sổ, cửa đi; phòng chống cho bồn nước; phòng chống cho cục nóng điều hòa đặt ngoài nhà; hầm chống bão và phòng chống cho cây xanh thì người dân có thể tham khảo các cách theo Hướng dẫn kỹ thuật xây dựng phòng và giảm thiểu thiệt hại do gió, bão cho nhà và công trình của Bộ xây dựng.

TẢI VỀ: Hướng dẫn kỹ thuật xây dựng phòng và giảm thiểu thiệt hại do gió, bão cho nhà và công trình của Bộ xây dựng

Thứ hai: Cách xử lý nước, vệ sinh môi trường sau bão số 4

Hằng năm, nước ta phải gánh chịu rất nhiều trận bão lũ, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân, kèm theo đó là tăng nguy cơ lây lan các bệnh dịch.

Theo đó, người dân cần chủ động nắm rõ các hướng dẫn theo các tài liệu do Bộ Y tế và Cục Quản lý môi trường y tế ban hành dưới đây để ứng phó kịp thời, hiệu quả với tình hình mưa lũ, đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh:

TẢI VỀ Hướng dẫn xử lý nước và vệ sinh môi trường bão lụt 2024

TẢI VỀ Quy trình chung xử lý nước ăn uống

TẢI VỀ Các bước làm trong nước

TẢI VỀ Cách khử trùng nước uống

TẢI VỀ Khử trùng nước giếng

TẢI VỀ Làm trong nước giếng

TẢI VỀ Thau rửa giếng khơi, giếng đào

TẢI VỀ Xử lý các nước giếng để ăn, uống và sinh hoạt

TẢI VỀ Tờ rơi hướng dẫn xử lý nước VSYN 2018

Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo

Hướng dẫn chống bão số 4 và cách xử lý nước, vệ sinh môi trường sau bão số 4 chi tiết nhất? Có cần chuẩn bị lương thực, nhu yếu phẩm, nước uống?

Hướng dẫn chống bão số 4 và cách xử lý nước, vệ sinh môi trường sau bão số 4 chi tiết nhất? Có cần chuẩn bị lương thực, nhu yếu phẩm, nước uống? (Hình từ Internet)

Bão số 4 tới, người dân cần chuẩn bị lương thực, nhu yếu phẩm, nước uống không?

Bão số 4 tới, người dân cần chuẩn bị lương thực, nhu yếu phẩm, nước uống không thì căn cứ theo quy định tại Điều 23 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 (được sửa đổi bởi khoản 24 Điều 1 Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020 và điểm k, điểm l khoản 4 Điều 54 Luật Phòng thủ dân sự 2023) và khoản 2 Điều 34 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 thì để ứng phó khi bão số 4 hình thành và đổ bộ vào đất liền, người dân cần chủ động chuẩn bị:

(1) Chủ động chuẩn bị nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm phục vụ hoạt động phòng, chống thiên tai theo hướng dẫn của Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia.

(2) Chủ động dự trữ lương thực, nước uống, vật tư và thiết bị xử lý nước, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng dịch theo khả năng để bảo đảm đời sống khi thiên tai xảy ra phù hợp với đặc thù thiên tai tại địa phương;

Ngoài việc phải chủ động dự trữ lương thực, nước uống, nhu yếu phẩm và các vật tư, thiết bị cần thiết nêu trên, người dân còn phải thực hiện như sau:

(1) Chủ động xây dựng, nâng cấp, bảo vệ công trình, nhà ở thuộc quyền sở hữu của mình bảo đảm an toàn trước thiên tai hoặc di dời đến nơi an toàn; không xây dựng nhà ở hoặc cư trú tại khu vực có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi thiên tai;

(2) Thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai, phương án ứng phó thiên tai tại địa phương;

(3) Chủ động trang bị thiết bị theo khả năng để tiếp nhận bản tin dự báo, cảnh báo và sự chỉ đạo, hướng dẫn phòng, chống thiên tai;

(4) Chuẩn bị sẵn sàng vật tư, phương tiện theo khả năng để phòng, chống thiên tai;

(5) Chủ phương tiện, tàu thuyền hoạt động trên biển, trên sông phải trang bị đầy đủ phao cứu sinh, thiết bị thông tin, tín hiệu phù hợp; phải cung cấp thông tin kịp thời, chính xác về vị trí, tình trạng của phương tiện đang hoạt động cho chính quyền địa phương, cơ quan chức năng khi thiên tai xảy ra; khi gặp tàu thuyền khác bị nạn phải kịp thời cứu hộ, tìm kiếm, cứu nạn, trường hợp vượt quá khả năng phải bằng mọi cách thông báo cho cơ quan tìm kiếm, cứu nạn;

(6) Chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả nhằm bảo đảm an toàn cho bản thân và gia đình khi thiên tai xảy ra; tham gia hỗ trợ cộng đồng phòng, chống thiên tai;

(7) Chấp hành sự hướng dẫn, chỉ đạo, chỉ huy của cơ quan, người có thẩm quyền về sơ tán người, phương tiện ra khỏi hoặc không đi vào khu vực nguy hiểm;

(8) Chấp hành quyết định huy động nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm để phục vụ hoạt động ứng phó khẩn cấp của cơ quan có thẩm quyền;

(9) Chủ động thực hiện vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh trong khu vực sinh sống và làm việc sau khi bị tác động của thiên tai;

(10) Thông báo đến cơ quan, người có thẩm quyền khi phát hiện sự cố hoặc hành vi gây mất an toàn cho công trình phòng, chống thiên tai và tham gia xử lý sự cố công trình trong khả năng của mình;

(11) Cung cấp thông tin về diễn biến thiên tai, thiệt hại do thiên tai cho cơ quan có thẩm quyền trong phạm vi nhận biết của mình;

(12) Cá nhân có nghĩa vụ đóng góp vào Quỹ phòng, chống thiên tai theo quy định của Chính phủ; chủ động giúp đỡ người bị thiệt hại do thiên tai tại địa phương.

Công ty nghỉ tránh bão có thể tham khảo các mẫu sau:

TẢI VỀ Mẫu thông báo nghỉ tránh bão (Mẫu số 1)

TẢI VỀ Mẫu thông báo nghỉ tránh bão (Mẫu số 2)

TẢI VỀ Mẫu thông báo nghỉ tránh bão (Mẫu số 3)

TẢI VỀ Mẫu thông báo nghỉ tránh bão (Mẫu số 4)

Bão số 4 hình thành sẽ có cấp gió từ bao nhiêu? Bão số 4 có cấp gió bao nhiêu được gọi là siêu bão?

Căn cứ quy định tại Điều 5 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg giải thích một số từ ngữ như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Quyết định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
7. Bão là một xoáy thuận nhiệt đới có sức gió mạnh nhất từ cấp 8 trở lên và có thể có gió giật. Bão có sức gió mạnh nhất từ cấp 10 đến cấp 11 gọi là bão mạnh, từ cấp 12 đến cấp 15 gọi là bão rất mạnh, từ cấp 16 trở lên gọi là siêu bão (Phụ lục III Quyết định này).
8. Bão hoặc áp thấp nhiệt đới đổ bộ là khi tâm bão, tâm áp thấp nhiệt đới đã vào đất liền.
9. Bão hoặc áp thấp nhiệt đới tan là bão, áp thấp nhiệt đới đã suy yếu thành vùng áp thấp có sức gió mạnh nhất dưới cấp 6.
...

Theo quy định thì bão là một xoáy thuận nhiệt đới có sức gió mạnh nhất từ cấp 8 trở lên và có thể có gió giật. Bão có sức gió mạnh nhất từ cấp 10 đến cấp 11 gọi là bão mạnh, từ cấp 12 đến cấp 15 gọi là bão rất mạnh, từ cấp 16 trở lên gọi là siêu bão.

Như vậy, bão số 4 hình thành sẽ có cấp gió từ cấp 8 trở lên và có thể có gió giật. Trường hợp bão số 4 có cấp gió từ 16 trở lên thì bão số 4 được gọi là siêu bão.

Khi nào bão số 4 suy yếu thành vùng áp thấp có sức gió mạnh nhất dưới cấp 6 thì được gọi là bão số 4 tan.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

0 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào