Hướng dẫn cách hạch toán Thuế xuất khẩu - Tài khoản 3333 theo Thông tư 200? Phương pháp kế toán?
Nguyên tắc kế toán Thuế xuất khẩu vào Tài khoản 3333 theo Thông tư 200?
Nguyên tắc kế toán Thuế xuất khẩu vào Tài khoản 3333 được quy định tại điểm 3.3.1 khoản 3 Điều 52 Thông tư 200/2014/TT-BTC - Tài khoản 333 – Thuế và các khoản phải nộp nhà nước:
- Tài khoản 3333 sử dụng cho người có nghĩa vụ nộp thuế xuất khẩu theo quy định của pháp luật. Trong giao dịch xuất khẩu ủy thác, tài khoản này chỉ sử dụng cho bên giao ủy thác, không áp dụng cho bên nhận ủy thác.
- Thuế xuất khẩu là thuế gián thu, không nằm trong cơ cấu doanh thu của doanh nghiệp.
Khi xuất khẩu hàng hóa, kế toán phải tách riêng số thuế xuất khẩu phải nộp ra khỏi doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ.
Trường hợp không tách ngay được số thuế xuất khẩu phải nộp tại thời điểm ghi nhận doanh thu thì được ghi nhận doanh thu bao gồm cả thuế nhưng định kỳ phải ghi giảm doanh thu đối với số thuế xuất khẩu phải nộp.
Trong mọi trường hợp, chỉ tiêu “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” và chỉ tiêu “Các khoản giảm trừ doanh thu” của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đều không bao gồm số thuế xuất khẩu phải nộp khi xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ.
- Thuế xuất khẩu phải nộp khi xuất khẩu nhưng sau đó được hoàn, được giảm thì kế toán ghi nhận vào thu nhập khác.
Hướng dẫn cách hạch toán Thuế xuất khẩu - Tài khoản 3333 theo Thông tư 200? Phương pháp kế toán? (Hình từ Internet)
Phương pháp kế toán Thuế xuất khẩu?
Phương pháp kế toán Thuế xuất khẩu được quy định tại điểm 3.3.2 khoản 3 Điều 52 Thông tư 200/2014/TT-BTC - Tài khoản 333 – Thuế và các khoản phải nộp nhà nước:
(1) Kế toán thuế xuất khẩu phải nộp khi bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ:
- Trường hợp tách ngay được thuế xuất khẩu phải nộp tại thời điểm giao dịch phát sinh, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ không bao gồm thuế xuất khẩu, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131 (tổng giá thanh toán)
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3333 - Thuế xuất nhập khẩu (chi tiết thuế XK).
- Trường hợp không tách ngay được thuế xuất khẩu phải nộp tại thời điểm giao dịch phát sinh, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bao gồm cả thuế xuất khẩu. Định kỳ khi xác định số thuế xuất khẩu phải nộp, kế toán ghi giảm doanh thu, ghi:
Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3333 - Thuế xuất nhập khẩu (chi tiết thuế XK).
(2) Khi nộp tiền thuế xuất khẩu vào NSNN, ghi:
Nợ TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế xuất khẩu)
Có các TK 111, 112,...
(3) Thuế xuất khẩu được hoàn hoặc được giảm (nếu có), ghi:
Nợ các TK 111, 112, 3333
Có TK 711 - Thu nhập khác.
(4) Trường hợp xuất khẩu ủy thác (áp dụng tại bên giao ủy thác)
- Khi bán hàng hoá, dịch vụ chịu thuế xuất khẩu, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ và số thuế xuất khẩu phải nộp như trường hợp xuất khẩu thông thường quy định tại điểm a mục này.
- Khi nhận được chứng từ nộp thuế vào NSNN của bên nhận ủy thác, bên giao ủy thác phản ánh giảm nghĩa vụ với NSNN về thuế xuất khẩu, ghi:
Nợ TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế xuất khẩu)
Có các TK 111, 112 (nếu trả tiền ngay cho bên nhận ủy thác)
Có TK 3388 - Phải trả khác (nếu chưa thanh toán ngay tiền thuế xuất khẩu cho bên nhận ủy thác)
Có TK 138 - Phải thu khác (ghi giảm số tiền đã ứng cho bên nhận ủy thác để nộp thuế xuất khẩu).
- Bên nhận ủy thác không phản ánh số thuế xuất khẩu phải nộp như bên giao ủy thác mà chỉ ghi nhận số tiền đã nộp thuế hộ bên giao ủy thác, ghi:
Nợ TK 138 - Phải thu khác (phải thu lại số tiền đã nộp hộ)
Nợ TK 3388 - Phải trả khác (trừ vào số tiền đã nhận của bên giao ủy thác)
Có các TK 111, 112.
Tài khoản 3333 là tài khoản cấp 2 của Tài khoản 333 đúng không?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 52 Thông tư 200/2014/TT-BTC về Tài khoản 333 – Thuế và các khoản phải nộp nhà nước:
Tài khoản 333 – Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
...
2. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 333 – Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
...
Tài khoản 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, có 9 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 3331 - Thuế giá trị gia tăng phải nộp: Phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp, số thuế GTGT đã được khấu trừ, số thuế GTGT đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.
...
- Tài khoản 3332 - Thuế tiêu thụ đặc biệt: Phản ánh số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước
- Tài khoản 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu: Phản ánh số thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.
- Tài khoản 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp: Phản ánh số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.
- Tài khoản 3335 - Thuế thu nhập cá nhân: Phản ánh số thuế thu nhập cá nhân phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.
- Tài khoản 3336 - Thuế tài nguyên: Phản ánh số thuế tài nguyên phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.
...
Như vậy, Tài khoản 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu là tài khoản cấp 2 của Tài khoản 333.
Tài khoản 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu phản ánh số thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?
- Kết quả Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 2025? Thi học sinh giỏi quốc gia có bao nhiêu giải?