Hội viên của Hội Hữu nghị Việt Nam và Bêlarút bao gồm những ai? Hội viên có thể bị xóa tên ra khỏi Hội trong trường hợp nào?
- Hội viên của Hội Hữu nghị Việt Nam và Bê-la-rút bao gồm những ai?
- Hội viên của Hội Hữu nghị Việt Nam và Bê-la-rút thực hiện những nhiệm vụ gì?
- Hội viên của Hội Hữu nghị Việt Nam và Bê-la-rút có những quyền hạn nào?
- Hội viên có thể bị xóa tên ra khỏi Hội viên của Hội Hữu nghị Việt Nam và Bê-la-rút trong trường hợp nào?
Hội viên của Hội Hữu nghị Việt Nam và Bê-la-rút bao gồm những ai?
Theo Điều 5 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Hữu nghị Việt Nam - Bê-la-rút do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 634/QĐ-BNV năm 2010 như sau:
Hội viên
1. Công dân, tổ chức Việt Nam tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện làm đơn xin gia nhập Hội, được Ban Thường vụ Ban Chấp hành Trung ương Hội chấp thuận là hội viên cá nhân hoặc hội viên tập thể của Hội Hữu nghị Việt Nam - Bê-la-rút.
2. Hội Hữu nghị Việt Nam - Bê-la-rút ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Chi hội hữu nghị với nhân dân Bê-la-rút tổ chức tại các ngành có đơn xin gia nhập Hội, được Ban Thường vụ công nhận là tổ chức thành viên của Hội.
3. Hội viên danh dự là những cá nhân Việt Nam tiêu biểu có nhiều đóng góp xuất sắc cho việc thực hiện tôn chỉ, mục đích của Hội, được Ban Thường vụ Trung ương Hội chấp thuận.
Theo đó, Hội viên của Hội Hữu nghị Việt Nam và Bê-la-rút bao gồm những thành phần sau:
- Công dân, tổ chức Việt Nam tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện làm đơn xin gia nhập Hội, được Ban Thường vụ Ban Chấp hành Trung ương Hội chấp thuận là hội viên cá nhân hoặc hội viên tập thể của Hội Hữu nghị Việt Nam - Bê-la-rút.
- Hội Hữu nghị Việt Nam - Bê-la-rút ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Chi hội hữu nghị với nhân dân Bê-la-rút tổ chức tại các ngành có đơn xin gia nhập Hội, được Ban Thường vụ công nhận là tổ chức thành viên của Hội.
- Hội viên danh dự là những cá nhân Việt Nam tiêu biểu có nhiều đóng góp xuất sắc cho việc thực hiện tôn chỉ, mục đích của Hội, được Ban Thường vụ Trung ương Hội chấp thuận.
Hội Hữu nghị Việt Nam và Bê-la-rút (Hình từ Internert)
Hội viên của Hội Hữu nghị Việt Nam và Bê-la-rút thực hiện những nhiệm vụ gì?
Theo Điều 6 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Hữu nghị Việt Nam - Bê-la-rút do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 634/QĐ-BNV năm 2010 như sau:
Nhiệm vụ của hội viên
1. Chấp hành Điều lệ và thực hiện các nghị quyết của Hội; tích cực tham gia các hoạt động của Hội nhằm góp phần thực hiện tôn chỉ, mục đích và các nhiệm vụ của Hội.
2. Tuyên truyền rộng rãi về Hội trong nhân dân Việt Nam để thu hút hội viên mới và hoạt động góp phần phát triển tổ chức, mở rộng phạm vi hoạt động của Hội.
3. Đóng hội phí và làm thẻ hội viên.
Theo đó, Hội viên của Hội Hữu nghị Việt Nam và Bê-la-rút thực hiện những nhiệm vụ như sau:
- Chấp hành Điều lệ và thực hiện các nghị quyết của Hội; tích cực tham gia các hoạt động của Hội nhằm góp phần thực hiện tôn chỉ, mục đích và các nhiệm vụ của Hội.
- Tuyên truyền rộng rãi về Hội trong nhân dân Việt Nam để thu hút hội viên mới và hoạt động góp phần phát triển tổ chức, mở rộng phạm vi hoạt động của Hội.
- Đóng hội phí và làm thẻ hội viên.
Hội viên của Hội Hữu nghị Việt Nam và Bê-la-rút có những quyền hạn nào?
Theo Điều 7 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Hữu nghị Việt Nam - Bê-la-rút do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 634/QĐ-BNV năm 2010 như sau:
Quyền của Hội viên
1. Được tham gia ứng cử, đề cử và bầu cử vào các cơ quan, chức vụ lãnh đạo của Hội.
2. Được cung cấp thông tin đầy đủ về các hoạt động của Hội; được tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến xây dựng và biểu quyết thông qua các quyết định, chương trình hoạt động của Hội; được nhận xét và đánh giá về hoạt động của các cấp lãnh đạo của Hội.
3. Được tham gia các hoạt động do Hội tổ chức;
4. Được Hội thăm hỏi, giúp đỡ khi khó khăn.
5. Được quyền xin ra khỏi Hội.
Theo đó, Hội viên của Hội Hữu nghị Việt Nam và Bê-la-rút có những quyền hạn như sau:
- Được tham gia ứng cử, đề cử và bầu cử vào các cơ quan, chức vụ lãnh đạo của Hội.
- Được cung cấp thông tin đầy đủ về các hoạt động của Hội; được tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến xây dựng và biểu quyết thông qua các quyết định, chương trình hoạt động của Hội; được nhận xét và đánh giá về hoạt động của các cấp lãnh đạo của Hội.
- Được tham gia các hoạt động do Hội tổ chức;
- Được Hội thăm hỏi, giúp đỡ khi khó khăn.
- Được quyền xin ra khỏi Hội.
Hội viên có thể bị xóa tên ra khỏi Hội viên của Hội Hữu nghị Việt Nam và Bê-la-rút trong trường hợp nào?
Theo khoản 2 Điều 8 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Hữu nghị Việt Nam - Bê-la-rút do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 634/QĐ-BNV năm 2010 như sau:
Xóa tên và khai trừ hội viên
...
2. Hội viên hoạt động trái với Điều lệ và nghị quyết của Hội hoặc không sinh hoạt Hội trong vòng 2 năm liên tục sẽ bị Ban Thường vụ Trung ương Hội quyết định khai trừ khỏi Hội và xóa tên trong danh sách hội viên.
Theo đó, hội viên hoạt động trái với Điều lệ và nghị quyết của Hội hoặc không sinh hoạt Hội trong vòng 2 năm liên tục sẽ bị Ban Thường vụ Trung ương Hội quyết định khai trừ khỏi Hội và xóa tên trong danh sách hội viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Súng phóng dây mồi có phải là vũ khí thô sơ không? Quân đội nhân dân có được trang bị súng phóng dây mồi không?
- Đảng đoàn, ban cán sự đảng cấp tỉnh là gì? Đảng đoàn, ban cán sự đảng cấp tỉnh biểu quyết và quyết nghị những vấn đề nào?
- Hợp đồng tương lai chỉ số có được giao dịch vào thứ Bảy? Nguyên tắc xác định giá khớp lệnh liên tục của hợp đồng tương lai chỉ số là gì?
- Bảo đảm dự thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi áp dụng đối với gói thầu nào? Mức bảo đảm dự thầu trong hồ sơ mời thầu là bao nhiêu?
- Mỗi xe nâng hàng phải có sổ theo dõi quá trình bảo trì? Yêu cầu của đơn vị bảo trì xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên là gì?