Hội đồng xác định mức độ khuyết tật gồm những thành viên nào? Trách nhiệm của thành viên Hội đồng này thế nào?
Hội đồng xác định mức độ khuyết tật gồm những thành viên nào?
Thành viên của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật (Hình từ Internet)
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 01/2019/TT-BLĐTBXH thì Hội đồng xác định mức độ khuyết tật do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn quyết định thành lập gồm các thành viên sau:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã là Chủ tịch Hội đồng;
- Trạm trưởng trạm y tế cấp xã;
- Công chức cấp xã phụ trách công tác lao động, thương binh và xã hội;
- Người đứng đầu hoặc cấp phó của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh cấp xã;
- Người đứng đầu tổ chức của người khuyết tật cấp xã nơi có tổ chức của người khuyết tật.
Thành viên Hội đồng xác định mức độ khuyết tật có trách nhiệm như thế nào?
Trách nhiệm của các thành viên Hội đồng xác định mức độ khuyết tật được quy định tại Điều 2 Thông tư 01/2019/TT-BLĐTBXH như sau:
* Chủ tịch Hội đồng có trách nhiệm tổ chức và chủ trì các hoạt động của Hội đồng.
* Công chức cấp xã phụ trách công tác lao động, thương binh và xã hội có trách nhiệm:
- Hướng dẫn và kiểm tra người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của người khuyết tật hoàn thiện hồ sơ xác định mức độ khuyết tật;
- Tham khảo ý kiến của cơ sở giáo dục về thông tin của người được xác định mức độ khuyết tật nếu người đó đang đi học, bao gồm:
+ Những khó khăn trong học tập, sinh hoạt, giao tiếp và kiến nghị về dạng khuyết tật, mức độ khuyết tật theo Mẫu số 04 tải về ban hành kèm theo Thông tư 01/2019/TT-BLĐTBXH;
+ Mời đại diện cơ sở giáo dục trên địa bàn cấp xã (nơi đối tượng học tập) dự họp xác định mức độ khuyết tật của Hội đồng (nếu cần thiết);
- Điền Phiếu xác định mức độ khuyết tật theo Mẫu số 02 hoặc Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư 01/2019/TT-BLĐTBXH trên cơ sở kết luận của Hội đồng;
- Ghi biên bản các cuộc họp của Hội đồng;
- Xây dựng các văn bản, hoàn chỉnh, lưu giữ hồ sơ, văn bản của Hội đồng;
- Thực hiện nhiệm vụ khác do của Chủ tịch Hội đồng phân công.
* Trạm trưởng trạm y tế cấp xã có trách nhiệm:
- Cung cấp thông tin về chuyên môn y tế liên quan đến người khuyết tật cho Hội đồng;
- Thực hiện nhiệm vụ khác do Chủ tịch Hội đồng phân công.
* Các thành viên Hội đồng có trách nhiệm tham gia xác định mức độ khuyết tật; tham dự các cuộc họp của Hội đồng và thực hiện nhiệm vụ khác do Chủ tịch Hội đồng phân công.
Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện xác định mức độ khuyết tật như thế nào?
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 01/2019/TT-BLĐTBXH thì Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện xác định mức độ khuyết tật theo phương pháp như sau:
Phương pháp xác định mức độ khuyết tật thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Người khuyết tật 2010.
Theo đó, Hội đồng xác định mức độ khuyết tật xác định dạng khuyết tật, mức độ khuyết tật đối với từng người khuyết tật thông qua:
- Quan sát trực tiếp người khuyết tật, thông qua thực hiện hoạt động đơn giản phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày, sử dụng bộ câu hỏi theo các tiêu chí về y tế, xã hội quy định tại Phiếu xác định mức độ khuyết tật ban hành kèm theo Thông tư 01/2019/TT-BLĐTBXH;
- Các phương pháp đơn giản khác để xác định dạng khuyết tật, mức độ khuyết tật đối với từng người khuyết tật.
* Xác định mức độ khuyết tật đối với trẻ em dưới 6 tuổi
Để xác định mức độ khuyết tật đối với trẻ em dưới 6 tuổi thì Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện xác định mức độ khuyết tật như sau:
- Hội đồng căn cứ hồ sơ đề nghị xác định mức độ khuyết tật, sử dụng phương pháp xác định mức độ khuyết tật nêu trên;
- Phỏng vấn người đại diện hợp pháp của trẻ em và sử dụng “Phiếu xác định mức độ khuyết tật đối với trẻ em dưới 6 tuổi” theo Mẫu số 02 tải về ban hành kèm theo Thông tư 01/2019/TT-BLĐTBXH để xác định dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật.
* Xác định mức độ khuyết tật đối với người từ đủ 6 tuổi trở lên
Để xác định mức độ khuyết tật đối với người từ đủ 6 tuổi trở lên thì Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện xác định mức độ khuyết tật như sau:
- Hội đồng căn cứ hồ sơ đề nghị xác định mức độ khuyết tật, sử dụng phương pháp xác định mức độ khuyết tật nêu trên;
- Phỏng vấn người được xác định mức độ khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của người khuyết tật và sử dụng “Phiếu xác định mức độ khuyết tật đối với người từ đủ 6 tuổi trở lên” theo Mẫu số 03 tải về ban hành kèm theo Thông tư 01/2019/TT-BLĐTBXH để xác định dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu ý kiến nhận xét của tổ chức đoàn thể nơi làm việc đối với người xin vào Đảng là mẫu nào? Tải về?
- Mẫu bài phát biểu trong ngày truyền thống cựu chiến binh ngắn gọn? Ngày truyền thống của Cựu chiến binh là ngày mấy?
- Một số mẫu bản kiểm điểm cuối năm thông dụng? Lưu ý khi viết bản kiểm điểm cuối năm? Bản kiểm điểm cuối năm là gì?
- Có phải lấy thêm ý kiến của chuyên gia tư vấn độc lập trước khi quyết định phê duyệt danh mục thuộc ngân hàng nhà nước không?
- Tại sao năm 2025 không có 30 Tết? Bao nhiêu năm nữa mới có 30 Tết? Năm 2025 NLĐ được nghỉ lễ, tết ngày nào?