Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng thực hiện những nhiệm vụ gì?
- Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng thực hiện những nhiệm vụ gì?
- Cơ quan thường trực Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng là cơ quan nào?
- Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng gồm những ai?
Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng thực hiện những nhiệm vụ gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 29 Thông tư 42/2016/TT-BQP quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cơ quan, đơn vị
1. Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật của cơ quan, đơn vị quy định tại các Điểm b, c, d Khoản 1 Điều 25 Thông tư này tham mưu, tư vấn, giúp cấp ủy, chính ủy, chính trị viên, người chỉ huy cấp mình thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
a) Tham gia xây dựng chương trình, kế hoạch hàng năm, trung hạn, dài hạn, đề án về phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với đối tượng, địa bàn và tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị;
b) Xác định nội dung pháp luật trọng tâm cần phổ biến, gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, xây dựng và thi hành pháp luật, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, cải cách thủ tục hành chính; tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng;
c) Thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tại cấp mình và cơ quan, đơn vị thuộc quyền; phối hợp, lựa chọn nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp để giải quyết các vấn đề đột xuất, vướng mắc trong thực tiễn thi hành pháp luật;
d) Thực hiện các giải pháp tăng cường xã hội hóa hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật; huy động sự tham gia của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật hoặc hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật;
đ) Hướng dẫn về nội dung, hình thức tổ chức các mô hình, cách thức thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật, tủ sách pháp luật, Ngày Pháp luật tại cấp mình và cơ quan, đơn vị thuộc quyền;
e) Kiểm tra, đôn đốc, sơ kết, tổng kết đánh giá công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; đề xuất các trường hợp được khen thưởng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
2. Thực hiện các nhiệm vụ khác được thủ trưởng cơ quan, đơn vị giao.
3. Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cơ quan, đơn vị được sử dụng con dấu của cơ quan, đơn vị mình để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng tham mưu, tư vấn, giúp cấp ủy, chính ủy, chính trị viên, người chỉ huy cấp mình thực hiện các nhiệm vụ được quy định cụ thể trên. Đồng thời, thực hiện các nhiệm vụ khác được thủ trưởng cơ quan, đơn vị giao.
Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng được sử dụng con dấu của cơ quan, đơn vị mình để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật (Hình từ Internet)
Cơ quan thường trực Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng là cơ quan nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 33 Thông tư 42/2016/TT-BQP quy định như sau:
Cơ quan thường trực và nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan thường trực Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp
...
2. Cơ quan thường trực Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật của cơ quan, đơn vị quy định tại các Điểm b, c, d Khoản 1 Điều 25 Thông tư này do người có thẩm quyền thành lập Hội đồng quyết định thuộc một trong các cơ quan sau: Cơ quan chính trị, tổ chức pháp chế.
3. Cơ quan thường trực chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch hội đồng; là đầu mối phối hợp giữa các thành viên Hội đồng và giữa Hội đồng với cơ quan, đơn vị, cá nhân để thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan thường trực Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật do Chủ tịch hội đồng quy định trong quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng.
Theo đó, cơ quan thường trực Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng do người có thẩm quyền thành lập Hội đồng là người chỉ huy cơ quan, đơn vị quyết định thuộc một trong các cơ quan sau: Cơ quan chính trị, tổ chức pháp chế.
Cơ quan thường trực chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch hội đồng và là đầu mối phối hợp giữa các thành viên Hội đồng và giữa Hội đồng với cơ quan, đơn vị, cá nhân để thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng gồm những ai?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 25 Thông tư 42/2016/TT-BQP quy định như sau:
Thành lập Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật
...
4. Thành phần Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật:
a) Thành phần Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Bộ Quốc phòng do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định.
b) Thành phần Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật của cơ quan, đơn vị quy định tại các Điểm b, c, d Khoản 1 Điều này gồm:
Chủ tịch hội đồng là chính ủy, chính trị viên, người chỉ huy phụ trách về công tác đảng, công tác chính trị của cơ quan, đơn vị không có chính ủy, chính trị viên;
Các Phó chủ tịch hội đồng, gồm: Phó chủ tịch thường trực là thủ trưởng cơ quan chính trị; một Phó chủ tịch là Chánh Văn phòng hoặc thủ trưởng cơ quan phụ trách công tác pháp chế. Trường hợp cần thiết, người chỉ huy quyết định số lượng Phó chủ tịch nhiều hơn quy định tại Điểm này.
Các Ủy viên hội đồng: Căn cứ cơ cấu tổ chức của cơ quan, đơn vị, người chỉ huy quyết định ủy viên hội đồng gồm thủ trưởng của các cơ quan: Tham mưu, chính trị, hậu cần, kỹ thuật và thủ trưởng các cơ quan: Thanh tra, pháp chế, tuyên huấn, quân huấn, bảo vệ an ninh, tài chính, Điều tra hình sự, tòa án, viện kiểm sát, thi hành án, báo chí, thanh niên, công đoàn, phụ nữ và cơ quan khác.
Theo quy định trên, thành phần Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng gồm:
- Chủ tịch hội đồng là chính ủy, chính trị viên, người chỉ huy phụ trách về công tác đảng, công tác chính trị của cơ quan, đơn vị không có chính ủy, chính trị viên;
- Các Phó chủ tịch hội đồng;
- Các Ủy viên hội đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?
- Kết quả Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 2025? Thi học sinh giỏi quốc gia có bao nhiêu giải?