Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh là gì? Văn hóa phẩm bao gồm những gì?
Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh là gì?
Căn cứ vào khoản 1 và khoản 2 Điều 3 Nghị định 32/2012/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 31/2025/NĐ-CP quy định về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh như sau:
Đối với hoạt động xuất khẩu:
(1) Hoạt động xuất khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh là việc văn hóa phẩm được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật để sử dụng riêng, biếu, tặng, thừa kế, trưng bày, triển lãm, dự thi, hợp tác trao đổi, hội thảo, liên hoan, viện trợ, phổ biến, phục vụ cho công tác chuyên môn nghiệp vụ, nghiên cứu hoặc các mục đích khác không mang tính thương mại.
Đối với hoạt động nhập khẩu:
(2) Hoạt động nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh là việc văn hóa phẩm được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật để sử dụng riêng, biếu, tặng, thừa kế, trưng bày, triển lãm, dự thi, hợp tác trao đổi, hội thảo, liên hoan, viện trợ, phổ biến, phục vụ cho công tác chuyên môn nghiệp vụ, nghiên cứu hoặc các mục đích khác không mang tính thương mại.
Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh là gì? Văn hóa phẩm bao gồm những gì? (Hình từ Internet)
Văn hóa phẩm bao gồm những gì?
Căn cứ vào khoản 3 Điều 3 Nghị định 32/2012/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 31/2025/NĐ-CP quy định về văn hóa phẩm như sau:
Giải thích từ ngữ
...
3. Văn hóa phẩm bao gồm:
a) Các bản ghi âm, ghi hình về nghệ thuật biểu diễn;
b) Các bản ghi âm, ghi hình trong quá trình sản xuất phim tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài;
c) Tác phẩm mỹ thuật, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm nhiếp ảnh;
d) Di vật, cổ vật.
Theo đó, văn hóa phẩm bao gồm bao gồm:
- Các bản ghi âm, ghi hình về nghệ thuật biểu diễn;
- Các bản ghi âm, ghi hình trong quá trình sản xuất phim tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài;
- Tác phẩm mỹ thuật, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm nhiếp ảnh;
- Di vật, cổ vật.
Các loại văn hóa phẩm bị nghiêm cấm xuất khẩu nhập khẩu gồm những gì?
Căn cứ vào Điều 6 Nghị định 32/2012/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 31/2025/NĐ-CP quy định về các loại văn hóa phẩm bị nghiêm cấm xuất khẩu nhập khẩu như sau:
Văn hóa phẩm cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu
1. Nghiêm cấm xuất khẩu, nhập khẩu các loại văn hóa phẩm sau đây:
a) Có nội dung chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phá hoại khối đoàn kết toàn dân;
b) Có nội dung kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; kích động dâm ô, đồi trụy, tội ác;
c) Có nội dung thuộc về bí mật nhà nước;
d) Có nội dung thông tin sai sự thật, xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm vĩ nhân, anh hùng dân tộc; vu khống nhằm xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm công dân;
đ) Các loại văn hóa phẩm khác mà pháp luật cấm tàng trữ, phổ biến, lưu hành tại Việt Nam.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép các bộ, ngành ở trung ương được nhập khẩu các loại văn hóa phẩm quy định tại khoản 1 Điều này để phục vụ cho công tác chuyên môn nghiệp vụ hoặc nghiên cứu trong trường hợp cần thiết. Người đứng đầu cơ quan có văn hóa phẩm nhập khẩu phải quản lý, sử dụng đúng theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì pháp luật nghiêm cấm xuất khẩu nhập khẩu các loại văn hóa phẩm có những yếu tố sau:
- Có nội dung chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phá hoại khối đoàn kết toàn dân;
- Có nội dung kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; kích động dâm ô, đồi trụy, tội ác;
- Có nội dung thuộc về bí mật nhà nước;
- Có nội dung thông tin sai sự thật, xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm vĩ nhân, anh hùng dân tộc; vu khống nhằm xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm công dân;
- Các loại văn hóa phẩm khác mà pháp luật cấm tàng trữ, phổ biến, lưu hành tại Việt Nam.
Lưu ý: Thủ tướng Chính phủ có quyền quyết định cho phép các bộ, ngành ở trung ương được nhập khẩu các loại văn hóa phẩm nghiêm cấm trên để phục vụ cho công tác chuyên môn nghiệp vụ hoặc nghiên cứu trong trường hợp cần thiết. Người đứng đầu cơ quan có văn hóa phẩm nhập khẩu phải quản lý, sử dụng đúng theo quy định của pháp luật.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Văn phòng Quốc gia về dân tộc và miền núi là đơn vị thuộc cơ quan nào? 12 nhiệm vụ và quyền hạn hiện nay ra sao?
- Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh là gì? Văn hóa phẩm bao gồm những gì?
- Mẫu thư mời họp phụ huynh dành cho học sinh các cấp? Trong năm học tổ chức họp phụ huynh mấy lần?
- Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo Quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh ở Việt Nam do ai đảm bảo?
- Tranh vẽ Hồ Chủ tịch với thiếu nhi? Mẫu tranh vẽ bác Hồ cùng thiếu nhi? Ngày sinh của Hồ Chủ tịch có phải lễ lớn?