Văn phòng Quốc gia về dân tộc và miền núi là đơn vị thuộc cơ quan nào? 12 nhiệm vụ và quyền hạn hiện nay ra sao?
Văn phòng Quốc gia về dân tộc và miền núi là đơn vị thuộc cơ quan nào?
Căn cứ theo Điều 1 Quyết định 132/QĐ-BDTTG năm 2025 có quy định như sau:
Vị trí và chức năng
1. Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 (gọi tắt là Văn phòng Quốc gia về dân tộc và miền núi) là đơn vị thuộc Bộ Dân tộc và Tôn giáo, có trách nhiệm tham mưu, giúp Bộ trưởng nghiên cứu, chỉ đạo, thực hiện các công việc về phân định vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển do Bộ trưởng giao; giúp việc Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 (sau đây gọi là Ban Chỉ đạo Trung ương) và trực tiếp giúp việc Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo - Phó Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương trong quản lý, điều phối, tổ chức thực hiện Đề án tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (sau đây gọi tắt là Đề án tổng thể) và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (sau đây gọi tắt là Chương trình).
...
Như vậy, Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 (gọi tắt là Văn phòng Quốc gia về dân tộc và miền núi) là đơn vị thuộc Bộ Dân tộc và Tôn giáo.
Văn phòng Quốc gia về dân tộc và miền núi là đơn vị thuộc cơ quan nào? (Hình từ internet)
12 nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòng Quốc gia về dân tộc và miền núi hiện nay ra sao?
Căn cứ theo Điều 2 Quyết định 132/QĐ-BDTTG năm 2025 có quy định về 12 nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòng Quốc gia về dân tộc và miền núi hiện nay như sau:
(1) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu, rà soát, xây dựng, đề xuất trình Bộ để trình cấp có thẩm quyền ban hành tiêu chí phân định vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển, danh mục phân định các xã, thôn vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển; tiêu chí xác định các dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù theo phân công của Bộ.
(2) Là đầu mối phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu, giúp Bộ chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách, dự án, đề án liên quan đến Đề án tổng thể và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên phạm vi cả nước theo phân công của Bộ.
(3) Giúp việc Ban Chỉ đạo Trung ương quản lý, điều phối, tổ chức thực hiện Chương trình:
- Tham mưu, đề xuất chương trình, kế hoạch công tác hàng năm của Ban Chỉ đạo Trung ương; chuẩn bị nội dung, tài liệu, báo cáo theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương;
- Tham mưu, đề xuất Bộ trưởng trình Ban Chỉ đạo Trung ương giúp Thủ tướng Chính phủ điều phối hoạt động giữa các bộ, ngành, cơ quan trung ương và địa phương trong quá trình tổ chức thực hiện Chương trình;
- Tham mưu, giúp Bộ trưởng trình Ban Chỉ đạo Trung ương đề xuất Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách và đôn đốc các bộ, ngành, cơ quan trung ương, địa phương xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách và tổ chức thực hiện Chương trình;
- Theo dõi, đôn đốc, đánh giá, sơ kết, tổng kết việc thực hiện Chương trình theo kế hoạch và phân công của Ban Chỉ đạo Trung ương.
(4) Trực tiếp giúp việc Bộ trưởng - Phó Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương quản lý, điều phối, tổ chức thực hiện Chương trình:
- Trình Bộ trưởng để trình cấp có thẩm quyền dự thảo quyết định, chỉ thị, văn bản, đề án, dự án liên quan đến quản lý và tổ chức thực hiện Chương trình;
- Chủ trì quản lý Chương trình; phối hợp với các bộ, ngành liên quan và địa phương tổ chức triển khai thực hiện Chương trình theo quy định;
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan và địa phương xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương;
- Chủ trì tổng hợp, đề xuất kế hoạch và dự kiến phương án phân bổ kinh phí ngân sách Trung ương; giao chỉ tiêu phấn đấu nhiệm vụ cụ thể cho các địa phương thực hiện Chương trình hàng năm và cả giai đoạn theo quy định;
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan và địa phương hướng dẫn quy trình giám sát, đánh giá và tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình; tổng hợp kết quả thực hiện Chương trình theo quy định;
- Hướng dẫn các bộ, ngành liên quan và địa phương triển khai hiệu quả Kế hoạch hàng năm và theo cả giai đoạn thực hiện Chương trình sau khi được phê duyệt.
(5) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu, giúp Bộ đẩy mạnh tuyên truyền, kịp thời giới thiệu tập thể, cá nhân, mô hình, điển hình, sáng kiến, kinh nghiệm hay về phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
(6) Nghiên cứu, hoàn thiện phương pháp luận về phân định vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển; áp dụng kết quả phân định vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển trong xác định đối tượng; tham mưu, trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chính sách phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
(7) Thường trực thực hiện nhiệm vụ tham mưu phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các cơ quan Trung ương về triển khai thực hiện Đề án Tổng thể và Chương trình; giúp Bộ thực hiện nhiệm vụ thành viên Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội.
(8) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong phân định vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển; tham mưu xây dựng, quản lý, khai thác Cổng thông tin về Chương trình; xây dựng cơ sở dữ liệu về triển khai thực hiện Chương trình; thực hiện sơ kết, tổng kết, báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định của pháp luật và phân công của Bộ trưởng.
(9) Tham mưu thực hiện hợp tác quốc tế và hội nhập quốc tế; tham mưu tập huấn, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ triển khai thực hiện Đề án tổng thể và Chương trình ở các cấp theo phân công của Bộ.
(10) Hướng dẫn công tác tổng hợp báo cáo, thống kê về quản lý, điều phối, tổ chức thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định của pháp luật.
(11) Quản lý công chức và người lao động; cơ sở vật chất, tài chính, tài sản theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ.
(12) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và do Bộ trưởng giao.
Cơ cấu tổ chức của Văn phòng Quốc gia về dân tộc và miền núi được quy định thế nào?
Căn cứ theo Điều 3 Quyết định 132/QĐ-BDTTG năm 2025 có quy định về cơ cấu tổ chức của Văn phòng Quốc gia về dân tộc và miền núi như sau:
(1) Văn phòng Quốc gia về dân tộc và miền núi có Chánh Văn phòng, không quá 03 Phó Chánh Văn phòng và một số công chức, người lao động.
(2) Chánh Văn phòng Quốc gia về dân tộc và miền núi có trách nhiệm ban hành và tổ chức thực hiện Quy chế làm việc của Văn phòng; quản lý, sắp xếp, phân công nhiệm vụ cụ thể đối với công chức, người lao động trong Văn phòng để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Văn phòng Quốc gia về dân tộc và miền núi là đơn vị thuộc cơ quan nào? 12 nhiệm vụ và quyền hạn hiện nay ra sao?
- Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh là gì? Văn hóa phẩm bao gồm những gì?
- Mẫu thư mời họp phụ huynh dành cho học sinh các cấp? Trong năm học tổ chức họp phụ huynh mấy lần?
- Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo Quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh ở Việt Nam do ai đảm bảo?
- Tranh vẽ Hồ Chủ tịch với thiếu nhi? Mẫu tranh vẽ bác Hồ cùng thiếu nhi? Ngày sinh của Hồ Chủ tịch có phải lễ lớn?