Hoạt động lặn là gì? Tác động tiêu cực tiềm ẩn của các hoạt động lặn giải trí được quy định như thế nào?

Tác động tiêu cực tiềm ẩn của các hoạt động lặn giải trí được quy định như thế nào? Đào tạo thực tế cho hoạt động lặn với mục đích giải trí được quy định như thế nào? Câu hỏi đến từ anh L.K sống ở Bình Dương.

Hoạt động lặn là gì?

Hoạt động lặn được giải thích theo tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13830:2023 (ISO 21417:2019) quy định như sau:

Hoạt động lặn (diving activities)

Các hoạt động bao gồm lặn có bình dưỡng khí, lặn có ống thở, lặn tự do (lặn nín thở) và các dịch vụ hỗ trợ lặn.

Tác động tiêu cực tiềm ẩn của các hoạt động lặn giải trí?

Chương trình đào tạo phải đảm bảo những người tham gia nhận thức được những vấn đề sau đây liên quan đến tác động tiêu cực tiềm ẩn của các hoạt động lặn giải trí theo tiểu mục 6.3 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13830:2023 (ISO 21417:2019) cụ thể:

Kiến thức lý thuyết bắt buộc
...
6.3 Thực hành tốt về môi trường
6.3.1 Tác động của hoạt động lặn
Chương trình đào tạo phải đảm bảo những người tham gia nhận thức được những vấn đề sau đây liên quan đến tác động tiêu cực tiềm ẩn của các hoạt động lặn giải trí:
- chuyển các sinh vật từ vùng nước này sang vùng nước khác, ví dụ thông qua thiết bị lặn (sự xâm nhập không mong muốn của các loài ngoại lai);
- đánh bắt và thu hoạch vô trách nhiệm các loài thủy sinh;
- cho cá ăn;
- neo đậu;
- tiếp xúc với các sinh vật (ví dụ: rạn san hô, bọt biển, cá, rùa);
- tôn trọng tài nguyên văn hóa và các di sản dưới nước;
- xem xét việc sử dụng quá mức hoặc “khả năng chịu tải” của một địa điểm (nghĩa là một khu vực có thể hỗ trợ bao nhiêu thợ lặn - theo thời gian và không gian - mà không làm suy giảm nguồn lực hoặc địa điểm);
- thiệt hại vật chất do tiếp xúc với thợ lặn hoặc thuyền;
- những thay đổi tập tính của các loài thủy sinh do sự hiện diện của thợ lặn và tàu thuyền;
- việc đạp chân khi lặn làm phù sa bị di chuyển, dẫn đến gia tăng sự bồi lắng của hệ động thực vật;
- bong bóng trong môi trường phía trên gây hại tới các sinh vật mỏng manh.
6.3.2 Tương tác có trách nhiệm
Chương trình đào tạo phải đảm bảo những người tham gia nhận thức được về sự tương tác có trách nhiệm đối với môi trường để tránh hoặc giảm thiểu các tác động tiêu cực:
a) lựa chọn điểm vào và ra;
b) tránh chạm vào, can thiệp hoặc loại bỏ các loài thủy sinh và/hoặc các đồ tạo tác (đồ cổ) ra khỏi môi trường;
c) tầm quan trọng của thiết bị được bảo đảm thích hợp để tránh tiếp xúc không chú ý với môi trường nước (ví dụ: bằng ống dẫn);
d) mối quan tâm đặc biệt đối với các nhiếp ảnh gia dưới nước:
- không can thiệp đối với các loài thủy sinh với mục đích sáng tác ảnh;
- quan tâm đặc biệt đến chụp ảnh phóng to;
- giảm thiểu việc sử dụng đèn flash hoặc đèn chiếu sáng.
e) xác tàu:
- khai thác các đồ tạo tác;
- tôn trọng các khu tưởng niệm (ví dụ: bia mộ trong chiến tranh);
- giảm thiểu tác động;
- tác động của khí thở ra đối với kết cấu kim loại;
- neo/neo đậu mà không làm hư hại xác tàu.
...

Theo đó, chương trình đào tạo phải đảm bảo những người tham gia nhận thức được những vấn đề sau đây liên quan đến tác động tiêu cực tiềm ẩn của các hoạt động lặn giải trí cụ thể:

- Chuyển các sinh vật từ vùng nước này sang vùng nước khác, ví dụ thông qua thiết bị lặn (sự xâm nhập không mong muốn của các loài ngoại lai);

- Đánh bắt và thu hoạch vô trách nhiệm các loài thủy sinh;

- Cho cá ăn;

- Neo đậu;

- Tiếp xúc với các sinh vật (ví dụ: rạn san hô, bọt biển, cá, rùa);

- Tôn trọng tài nguyên văn hóa và các di sản dưới nước;

- Xem xét việc sử dụng quá mức hoặc “khả năng chịu tải” của một địa điểm (nghĩa là một khu vực có thể hỗ trợ bao nhiêu thợ lặn - theo thời gian và không gian - mà không làm suy giảm nguồn lực hoặc địa điểm);

- Thiệt hại vật chất do tiếp xúc với thợ lặn hoặc thuyền;

- Những thay đổi tập tính của các loài thủy sinh do sự hiện diện của thợ lặn và tàu thuyền;

- Việc đạp chân khi lặn làm phù sa bị di chuyển, dẫn đến gia tăng sự bồi lắng của hệ động thực vật;

- Bong bóng trong môi trường phía trên gây hại tới các sinh vật mỏng manh.

Tác động tiêu cực tiềm ẩn của các hoạt động lặn giải trí?

Tác động tiêu cực tiềm ẩn của các hoạt động lặn giải trí? (Hình từ Internet)

Đào tạo thực tế cho hoạt động lặn với mục đích giải trí được quy định như thế nào?

Đào tạo thực tế cho hoạt động lặn với mục đích giải trí theo Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13830:2023 (ISO 21417:2019) cụ thể:

Tổng quan

Chương trình đào tạo có thể cung cấp một hoặc nhiều bài học hoặc hoạt động thực tế. Nếu bao gồm một khóa đào tạo thực hành, các yêu cầu sau sẽ được áp dụng.

Các hoạt động không liên quan đến lặn trên mặt nước

Chương trình đào tạo có thể cung cấp các hoạt động không liên quan đến lặn trên mặt nước từ tàu thuyền hoặc trên bờ ở các địa điểm như vùng triều, vũng đá và các vực nước ngọt, có thể bao gồm:

- Nhận diện và quan sát các loài thủy sinh;

- Tìm kiếm các dấu hiệu ô nhiễm hoặc các mảnh vụn;

- Thu gom chất thải và làm sạch bãi biển;

- Ghi lại và báo cáo những gì đã quan sát được.

Hoạt động dưới nước - Lặn

Chương trình đào tạo có thể bao gồm một hoặc nhiều lần lặn.

Mục đích của những lần lặn như vậy có thể là:

- Ghi nhận bất kỳ thiệt hại do hoạt động của con người gây ra;

- Khảo sát và nhận diện các loài thủy sinh;

- Loại bỏ chất thải và các nguồn gây ô nhiễm;

- Chụp ảnh các loài thủy sinh được chỉ định.

Nếu bộ môn lặn có trong chương trình đào tạo thì bộ môn lặn phải bao gồm những nội dung sau đây:

- Bản tóm tắt (nêu rõ các mục tiêu của chuyến lặn, bao gồm các khía cạnh về môi trường và an toàn);

- Liểm tra thiết bị trước khi lặn để tránh thiết bị bị kéo lê;

- Lặn (tránh tiếp xúc với các loài thủy sinh hoặc đáy biển);

- Kiểm soát độ nổi và sự thăng bằng.

Hoạt động lặn
Tiêu chuẩn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Bãi bỏ TCVN/QS được quy định như thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13522-1:2024 ISO 9239-1:2010 đầu đốt ngọn lửa mồi ứng xử khi cháy sử dụng nguồn nhiệt bức xạ?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13990:2024 truy xuất nguồn gốc - yêu cầu đối với logistic chuỗi lạnh cho thực phẩm ra sao?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13048:2024 về kết cấu áo đường có sử dụng lớp hỗn hợp nhựa rỗng thoát nước ra sao?
Pháp luật
Dàn giáo là gì? Trường hợp không được sử dụng dàn giáo? Dây cáp dùng để treo dàn giáo phải có khả năng chịu lực thế nào?
Pháp luật
TCVN 14135-5:2024 về Cốt liệu dùng trong xây dựng đường bộ - Phương pháp thử - Phần 5: Xác định thành phần hạt bằng phương pháp sàng khô thế nào?
Pháp luật
TCVN 13567-4:2024 về thi công và nghiệm thu bê tông nhựa chặt tái chế nóng tại trạm trộn sử dụng vật liệu cũ không quá 25% thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12652:2020 về yêu cầu chức năng và phương pháp thử của bồn tiểu nữ thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12325:2018 EN 143:2000 về độ bền cơ học đối với các phin lọc bụi như thế nào?
Pháp luật
Loài và nhóm loài thương phẩm là gì? Danh mục loài cá nổi lớn thương phẩm theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13981:2024?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13913:2023 xác định khả năng phân hủy sinh học trong môi trường biển thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hoạt động lặn
Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
1,279 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hoạt động lặn Tiêu chuẩn Việt Nam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hoạt động lặn Xem toàn bộ văn bản về Tiêu chuẩn Việt Nam

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào