Hoạt động đối ngoại của Bộ Thông tin và Truyền thông bao gồm những nội dung nào? Nguồn kinh phí hoạt động đối ngoại do đơn vị nào quản lý?
Việc thực hiện các hoạt động đối ngoại của Bộ Thông tin và Truyền thông phải đảm bảo nguyên tắc gì?
Nguyên tắc hoạt động đối ngoại được quy định tại Điều 2 Quy chế quản lý thống nhất hoạt động đối ngoại của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành kèm theo Quyết định 1191/QĐ-BTTTT năm 2018 như sau:
Nguyên tắc hoạt động đối ngoại
1. Phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước, theo thông lệ quốc tế; bảo vệ bí mật, đảm bảo an ninh quốc gia theo quy định của Đảng và Nhà nước.
2. Bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đối với các hoạt động đối ngoại; phân công, phân nhiệm rõ ràng, đề cao trách nhiệm và vai trò chủ động của các cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ đối ngoại được giao.
3. Bảo đảm sự hướng dẫn, giám sát, kiểm tra chặt chẽ, thiết thực, hiệu quả, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, thực hiện hoạt động đối ngoại của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Như vậy, theo quy định, việc thực hiện các hoạt động đối ngoại của Bộ Thông tin và Truyền thông phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
(1) Phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước, theo thông lệ quốc tế;
Bảo vệ bí mật, đảm bảo an ninh quốc gia theo quy định của Đảng và Nhà nước.
(2) Bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đối với các hoạt động đối ngoại;
Phân công, phân nhiệm rõ ràng, đề cao trách nhiệm và vai trò chủ động của các cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ đối ngoại được giao.
(3) Bảo đảm sự hướng dẫn, giám sát, kiểm tra chặt chẽ, thiết thực, hiệu quả, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, thực hiện hoạt động đối ngoại của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Việc thực hiện các hoạt động đối ngoại của Bộ Thông tin và Truyền thông phải đảm bảo nguyên tắc gì? (Hình từ Internet)
Hoạt động đối ngoại của Bộ Thông tin và Truyền thông bao gồm những nội dung nào?
Nội dung hoạt động đối ngoại được quy định tại Điều 3 Quy chế quản lý thống nhất hoạt động đối ngoại của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành kèm theo Quyết định 1191/QĐ-BTTTT năm 2018 như sau:
Nội dung hoạt động đối ngoại
1. Đàm phán, ký kết và thực hiện các văn kiện hợp tác quốc tế, hội nhập quốc tế; gia nhập, rút khỏi và tham gia các tổ chức quốc tế.
2. Tổ chức đoàn ra và quản lý hộ chiếu ngoại giao, công vụ; tổ chức đoàn vào, tiếp khách quốc tế, tặng phẩm và lễ tân đối ngoại.
3. Tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam.
4. Tổ chức các sự kiện thông tin đối ngoại ở nước ngoài.
5. Thu hút, vận động, tiếp nhận và thực hiện các chương trình, dự án, phi dự án hợp tác với nước ngoài và hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại nước ngoài.
6. Trao đổi và cung cấp thông tin với nước ngoài.
7. Quản lý công hàm.
8. Khen thưởng đối ngoại.
9. Cơ sở dữ liệu về hoạt động đối ngoại.
10. Các hoạt động đối ngoại khác theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và Quy chế này.
Như vậy, theo quy định, hoạt động đối ngoại của Bộ Thông tin và Truyền thông bao gồm:
(1) Đàm phán, ký kết và thực hiện các văn kiện hợp tác quốc tế, hội nhập quốc tế; gia nhập, rút khỏi và tham gia các tổ chức quốc tế.
(2) Tổ chức đoàn ra và quản lý hộ chiếu ngoại giao, công vụ; tổ chức đoàn vào, tiếp khách quốc tế, tặng phẩm và lễ tân đối ngoại.
(3) Tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam.
(4) Tổ chức các sự kiện thông tin đối ngoại ở nước ngoài.
(5) Thu hút, vận động, tiếp nhận và thực hiện các chương trình, dự án, phi dự án hợp tác với nước ngoài và hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại nước ngoài.
(6) Trao đổi và cung cấp thông tin với nước ngoài.
(7) Quản lý công hàm.
(8) Khen thưởng đối ngoại.
(9) Cơ sở dữ liệu về hoạt động đối ngoại.
(10) Các hoạt động đối ngoại khác theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và Quy chế quản lý thống nhất hoạt động đối ngoại của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành kèm theo Quyết định 1191/QĐ-BTTTT năm 2018.
Nguồn kinh phí hoạt động đối ngoại của Bộ Thông tin và Truyền thông do đơn vị nào quản lý?
Nguồn kinh phí hoạt động đối ngoại được quy định tại Điều 51 Quy chế quản lý thống nhất hoạt động đối ngoại của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành kèm theo Quyết định 1191/QĐ-BTTTT năm 2018 như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan, đơn vị
1. Vụ Hợp tác quốc tế:
a) Tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại của Bộ theo Quy chế này và các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước; phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức hướng dẫn, đôn đốc, theo dõi, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Quy chế này;
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch hoạt động đối ngoại;
c) Chủ trì, phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức khóa đào tạo, tập huấn về hoạt động đối ngoại.
2. Văn phòng Bộ:
a) Quản lý nguồn kinh phí hoạt động đối ngoại được giao; thanh quyết toán kinh phí theo quy định của pháp luật hiện hành đối các hoạt động đối ngoại lấy kinh phí từ nguồn do Văn phòng Bộ quản lý;
b) Đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất cho các hoạt động đối ngoại; phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế thực hiện công tác lễ tân đối ngoại của Bộ Thông tin và Truyền thông.
3. Vụ Tổ chức cán bộ thực hiện các chức năng nhiệm vụ nêu tại Khoản 3 Điều 12 và Khoản 1 Điều 15 của Quy chế này.
...
Như vậy, theo quy định, nguồn kinh phí hoạt động đối ngoại của Bộ Thông tin và Truyền thông do Văn phòng Bộ quản lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?