Nguồn gốc ngày Quốc tế Gia đình? Có được nghỉ làm hưởng nguyên lương ngày Quốc tế Gia đình không?
Nguồn gốc ngày Quốc tế Gia đình là gì?
Năm 1983, Hội đồng Kinh tế và Xã hội, theo đề nghị của Ủy ban Phát triển Xã hội tại kỳ họp thứ 28 đã thông qua nghị quyết 1984/23 về vai trò của gia đình trong quá trình phát triển, trong đó có nhấn mạnh mục tiêu: "thúc đẩy các nhà hoạch định chính sách và công chúng hiểu rõ hơn về những vấn đề và nhu cầu của gia đình cũng như các phương tiện hiệu quả để đối phó với những vấn đề đó".
Ngày 29 tháng 5 năm 1985, trong Nghị quyết 1985/29, Hội đồng Kinh tế và Xã hội đã trình lên Đại hội đồng Liên Hợp Quốc xem xét trong chương trình nghị sự một mục mang tên: "Các gia đình trong quá trình phát triển" nhằm bắt đầu một quá trình phát triển nhận thức toàn cầu về những vấn đề liên quan tới gia đình.
Sau đó, ngày 7 tháng 12 năm 1987, theo đề nghị của Ủy ban Phát triển Xã hội tại kỳ họp thứ 30 và cũng của chính Ủy ban này tại phiên họp chính thức đầu tiên năm 1987 (nghị quyết 1987/42 ngày 28 tháng 5 năm 1987), Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Nghị quyết 42/134, trong đó kêu gọi: "Tất cả các quốc gia đưa ra ý kiến về việc kỷ niệm một năm quốc tế về gia đình".
Năm 1993, Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc đã đưa ra nghị quyết A/RES/47/237, phản ánh tầm quan trọng của gia đình với mọi người dân trên toàn thế giới và ký quyết định lấy ngày 15/5 hằng năm làm ngày Quốc tế Gia đình.
Ngày Quốc tế Gia đình cũng là dịp để nâng cao nhận thức về những vấn đề liên quan đến gia đình, nâng cao kiến thức của mọi người về tầm ảnh hưởng của tiến trình kinh tế, xã hội, nhân khẩu đến mỗi gia đình.
*Thông tin về nguồn gốc ngày Quốc tế Gia đình trên chỉ mang tính chất tham khảo
Nguồn gốc ngày Quốc tế Gia đình là gì? (Hình từ Internet)
Có được nghỉ làm hưởng nguyên lương ngày Quốc tế Gia đình không?
(1) Căn cứ tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ lễ, tết như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
(2) Căn cứ theo Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ hằng tuần như sau:
Nghỉ hằng tuần
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Như vậy, từ (1) và (2) => Người lao động không được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày Quốc tế Gia đình do ngày Quốc tế Gia đình không nằm trong danh sách những ngày lễ, tết người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương.
Tuy nhiên:
(i) Nếu trong trường hợp ngày Quốc tế Gia đình rơi vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được nghỉ làm theo quy định.
(ii) Nếu như công ty có chính sách nghỉ ngày Quốc tế Gia đình thì người lao động vẫn được nghỉ.
(iii) Nếu người lao động có nhu cầu nghỉ làm vào ngày Quốc tế Gia đình, người lao động có thể dùng phép năm xin nghỉ hoặc người lao động cũng có thể làm đơn xin nghỉ không hưởng lương.
Các hành vi bị cấm trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình là gì?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về các hành vi bị cấm trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình gồm:
- Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
- Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
- Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
- Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
- Yêu sách của cải trong kết hôn;
- Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;
- Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;
- Bạo lực gia đình;
- Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.








Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vụ Khoa học kỹ thuật và công nghệ trực thuộc cơ quan nào? Nhiệm vụ của công chức Vụ Khoa học kỹ thuật và công nghệ do ai quyết định?
- Nguyên tắc hoạt động của Bộ phận một cửa Cơ quan Bộ Xây dựng? Địa điểm làm việc của Bộ phận Một cửa Cơ quan Bộ Xây dựng ở đâu?
- Cục Công nghiệp công nghệ thông tin trực thuộc cơ quan nào? Cục Công nghiệp công nghệ thông tin có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Bộ Xây dựng: 11 Nhiệm vụ quản lý nhà nước về nhà ở sau khi tinh gọn bộ máy nhà nước? Bộ Xây dựng quản lý nhà nước về các lĩnh vực gì?
- Cục Người có công hiện nay trực thuộc cơ quan nào của Chính phủ? 14 nhiệm vụ và quyền hạn sau khi sáp nhập Bộ?