Hoa tiêu tàu thủy nội địa đi xuống khỏi phương tiện khi chưa được phép của thuyền trưởng bị phạt như thế nào?
Hoa tiêu tàu thủy nội địa có được đi xuống khỏi phương tiện khi chưa được phép của thuyền trưởng không?
Hoa tiêu đường thuỷ nội địa (sau đây gọi là hoa tiêu) là người tư vấn, giúp thuyền trưởng điều khiển phương tiện hành trình an toàn theo quy định tại khoản 21 Điều 3 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004.
Căn cứ khoản 1 Điều 74 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 quy định về nhiệm vụ của hoa tiêu:
"Điều 74. Nhiệm vụ của hoa tiêu
1. Trong thời gian dẫn phương tiện, tàu biển, hoa tiêu thuộc quyền chỉ huy của thuyền trưởng. Nhiệm vụ của hoa tiêu chỉ được coi là kết thúc sau khi phương tiện, tàu biển đã thả neo, cập cầu cảng hoặc đã đến vị trí thoả thuận một cách an toàn. Hoa tiêu không được phép rời phương tiện, tàu biển nếu chưa được sự đồng ý của thuyền trưởng.
2. Hoa tiêu có nghĩa vụ chỉ dẫn cho thuyền trưởng về tình trạng luồng ở khu vực dẫn phương tiện, tàu biển; kiến nghị với thuyền trưởng về các hành vi không phù hợp với quy định bảo đảm an toàn giao thông đường thuỷ nội địa và các quy định khác của pháp luật.
Khi thuyền trưởng cố ý không thực hiện các chỉ dẫn hoặc khuyến nghị hợp lý của hoa tiêu thì hoa tiêu có quyền từ chối dẫn phương tiện, tàu biển với sự làm chứng của người thứ ba.
3. Hoa tiêu có nghĩa vụ thông báo cho Giám đốc Cảng vụ đường thuỷ nội địa về những thay đổi của luồng đã phát hiện trong khi dẫn phương tiện, tàu biển."
Theo đó, hoa tiêu không được phép rời phương tiện, tàu biển nếu chưa được sự đồng ý của thuyền trưởng.
Hoa tiêu tàu thủy nội địa
Hoa tiêu tàu thủy nội địa đi xuống khỏi phương tiện khi chưa được phép của thuyền trưởng bị phạt thế nào?
Căn cứ điểm đ khoản 1 Điều 40 Nghị định 139/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm quy định về hoa tiêu và dẫn luồng trên đường thủy nội địa:
"Điều 40. Vi phạm quy định về hoa tiêu và dẫn luồng trên đường thủy nội địa
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Hoa tiêu dẫn phương tiện, tàu biển nước ngoài thuộc diện phải theo chế độ hoa tiêu bắt buộc mà không có chứng chỉ chuyên môn hoa tiêu hoặc giấy chứng nhận khả năng hoa tiêu;
b) Hoa tiêu dẫn phương tiện, tàu biển nước ngoài không đúng vùng hoạt động của hoa tiêu theo quy định;
c) Hoa tiêu dẫn phương tiện, tàu biển nước ngoài vào vị trí neo đậu không đúng vị trí chỉ định của Cảng vụ Đường thủy nội địa;
d) Hoa tiêu không thông báo những thay đổi của luồng cho Cảng vụ Đường thủy nội địa;
đ) Hoa tiêu tự ý rời phương tiện, tàu biển nước ngoài khi chưa được phép của thuyền trưởng;
e) Từ chối dẫn phương tiện, tàu biển nước ngoài mà không có lý do chính đáng hoặc không thông báo kịp thời cho Cảng vụ Đường thủy nội địa hoặc tổ chức hoa tiêu về việc từ chối dẫn phương tiện;
g) Không sử dụng trang phục hoa tiêu theo quy định khi dẫn phương tiện, tàu biển nước ngoài.
[...]"
Theo đó, hoa tiêu tự ý rời phương tiện, tàu biển nước ngoài khi chưa được phép của thuyền trưởng thì bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Thuyền trưởng và chủ tàu có nghĩa vụ gì khi sử dụng hoa tiêu hàng hải?
Căn cứ Điều 252 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về nghĩa vụ của thuyền trưởng và chủ tàu khi sử dụng hoa tiêu hàng hải:
"Điều 252. Nghĩa vụ của thuyền trưởng và chủ tàu khi sử dụng hoa tiêu hàng hải
1. Thuyền trưởng có nghĩa vụ thông báo chính xác cho hoa tiêu hàng hải tính năng và đặc điểm riêng của tàu; bảo đảm an toàn cho hoa tiêu hàng hải khi lên và rời tàu; cung cấp cho hoa tiêu hàng hải các tiện nghi làm việc, phục vụ sinh hoạt trong suốt thời gian hoa tiêu hàng hải ở trên tàu.
2. Trường hợp xảy ra tổn thất do lỗi dẫn tàu của hoa tiêu hàng hải thì chủ tàu phải chịu trách nhiệm bồi thường tổn thất đó như đối với tổn thất xảy ra do lỗi của thuyền viên.
3. Trường hợp vì lý do bảo đảm an toàn, hoa tiêu hàng hải không thể rời tàu sau khi kết thúc nhiệm vụ thì thuyền trưởng phải ghé vào cảng gần nhất để hoa tiêu hàng hải rời tàu. Chủ tàu hoặc người khai thác tàu có trách nhiệm thu xếp đưa hoa tiêu hàng hải trở về nơi đã tiếp nhận và thanh toán chi phí liên quan."
Như vậy, thuyền trưởng và chủ tàu khi sử dụng hoa tiêu hàng hải phải thông báo chính xác cho hoa tiêu hàng hải tính năng và đặc điểm riêng của tàu; bảo đảm an toàn cho hoa tiêu hàng hải khi lên và rời tàu; cung cấp cho hoa tiêu hàng hải các tiện nghi làm việc, phục vụ sinh hoạt trong suốt thời gian hoa tiêu hàng hải ở trên tàu, chịu trách nhiệm bồi thường tổn thất đó như đối với tổn thất xảy ra do lỗi của thuyền viên nếu hoa tiêu hàng hải có lỗi dẫn tàu, ghé vào cảng gần nhất để hoa tiêu hàng hải rời tàu vì lý do bảo đảm an toàn sau khi hoa tiêu hàng hải kết thúc dẫn tàu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?