Hoa tiêu hàng hải có quyền từ chối dẫn tàu không? Hoa tiêu hàng hải phải thực hiện lệnh điều động của ai?

Tôi có câu hỏi như sau: Hoa tiêu hàng hải có quyền từ chối dẫn tàu không? Hoa tiêu hàng hải phải thực hiện lệnh điều động của ai? Hoa tiêu dẫn tàu có nhiệm vụ gì nếu xảy ra hoặc phát hiện thấy tai nạn trong khi dẫn tàu? (Anh T.L ở Vũng Tàu).

Hoa tiêu hàng hải có quyền từ chối dẫn tàu không?

Căn cứ Điều 251 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định như sau:

Quyền và nghĩa vụ của hoa tiêu hàng hải khi dẫn tàu
1. Hoa tiêu hàng hải có quyền từ chối dẫn tàu, đồng thời phải thông báo ngay cho Cảng vụ hàng hải và tổ chức hoa tiêu hàng hải khi thuyền trưởng cố ý không thực hiện chỉ dẫn hoặc khuyến cáo hợp lý của mình.
2. Hoa tiêu hàng hải có nghĩa vụ thường xuyên chỉ dẫn cho thuyền trưởng biết về điều kiện hàng hải ở khu vực dẫn tàu; khuyến cáo thuyền trưởng về các hành động không phù hợp với quy định bảo đảm an toàn hàng hải và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Hoa tiêu hàng hải có nghĩa vụ thông báo cho Cảng vụ hàng hải về tình hình dẫn tàu và những thay đổi có tính chất nguy hiểm về hàng hải mà mình phát hiện được trong khi dẫn tàu.
4. Hoa tiêu hàng hải phải thực hiện mẫn cán nghĩa vụ của mình. Việc dẫn tàu của hoa tiêu hàng hải kết thúc sau khi tàu đã thả neo, cập cầu cảng, đến vị trí thỏa thuận an toàn hoặc khi có hoa tiêu hàng hải khác thay thế. Hoa tiêu hàng hải không được phép rời tàu, nếu không có sự đồng ý của thuyền trưởng.

Theo quy định trên, hoa tiêu hàng hải có quyền từ chối dẫn tàu, đồng thời phải thông báo ngay cho Cảng vụ hàng hải và tổ chức hoa tiêu hàng hải khi thuyền trưởng cố ý không thực hiện chỉ dẫn hoặc khuyến cáo hợp lý của mình.

Hoa tiêu hàng hải có quyền từ chối dẫn tàu không?

Hoa tiêu hàng hải có quyền từ chối dẫn tàu không? (Hình từ internet)

Hoa tiêu hàng hải phải thực hiện lệnh điều động của ai?

Căn cứ Điều 105 Nghị định 58/2017/NĐ-CP quy định về nghĩa vụ của hoa tiêu khi dẫn tàu như sau:

Nghĩa vụ của hoa tiêu khi dẫn tàu
Hoa tiêu khi dẫn tàu có nghĩa vụ thực hiện các yêu cầu dưới đây:
1. Thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại Điều 251 Bộ luật Hàng hải Việt Nam.
2. Cung cấp thông tin chính xác về điều kiện thực tế của tuyến dẫn tàu, đặc tính điều động của tàu và các thông tin khác có liên quan đến hoạt động hàng hải trên tuyến dẫn tàu.
3. Thực hiện đầy đủ, chính xác lệnh điều động của Giám đốc Cảng vụ hàng hải.
4. Không gây khó khăn, sách nhiễu hoặc các hành vi tiêu cực khác đối với doanh nghiệp, tàu thuyền có yêu cầu cung cấp hoa tiêu.
5. Không sử dụng đồ uống có cồn hoặc chất kích thích bị cấm trong thời gian dẫn tàu.

Như vậy, hoa tiêu khi dẫn tàu có nghĩa vụ thực hiện các yêu cầu theo quy định của pháp luật trong đó bao gồm việc thực hiện đầy đủ, chính xác lệnh điều động của Giám đốc Cảng vụ hàng hải.

Hoa tiêu dẫn tàu có nhiệm vụ gì nếu xảy ra hoặc phát hiện thấy tai nạn trong khi dẫn tàu?

Căn cứ khoản 1 Điều 104 Nghị định 58/2017/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của hoa tiêu dẫn tàu như sau:

Trách nhiệm của hoa tiêu dẫn tàu
1. Hoa tiêu dẫn tàu có trách nhiệm:
a) Thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định tại Bộ luật Hàng hải Việt Nam và các quy định khác có liên quan của pháp luật;
b) Chấp hành nghiêm chỉnh kế hoạch điều động tàu của Cảng vụ hàng hải; trường hợp từ chối dẫn tàu phải thông báo ngay cho Cảng vụ hàng hải và tổ chức hoa tiêu hàng hải biết rõ lý do để kịp thời xử lý;
c) Trong khi dẫn tàu, nếu xảy ra hoặc phát hiện thấy tai nạn, sự cố hàng hải, việc bố trí tàu lai và điều kiện an toàn cập, rời cầu cảng, sự thay đổi tình trạng của báo hiệu hàng hải, điều kiện an toàn trên luồng hàng hải và những sự việc khác không bảo đảm an toàn theo quy định phải thông báo ngay cho Cảng vụ hàng hải biết;
d) Khuyến cáo thuyền trưởng thực hiện đúng quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường; trường hợp thuyền trưởng không thực hiện theo khuyến cáo, phải kịp thời thông báo cho Cảng vụ hàng hải và tổ chức hoa tiêu biết;
đ) Chấp hành nghiêm chỉnh việc bố trí dẫn tàu của Giám đốc tổ chức hoa tiêu trên cơ sở đề nghị của Thuyền trưởng. Trường hợp từ chối dẫn tàu vì lý do chính đáng, phải báo ngay cho Giám đốc tổ chức hoa tiêu và Cảng vụ hàng hải biết để giải quyết kịp thời;
e) Trao đổi với thuyền trưởng thông tin về điều kiện thực tế của tuyến dẫn tàu, đặc tính điều động của tàu và các thông tin khác có liên quan đến hoạt động hàng hải trên tuyến dẫn tàu, trước khi tiến hành điều động tàu;
g) Lên, xuống tàu đúng vị trí và thời gian quy định.
...

Theo quy định trên, trong khi dẫn tàu, nếu xảy ra hoặc phát hiện thấy tai nạn, sự cố hàng hải, việc bố trí tàu lai và điều kiện an toàn cập, rời cầu cảng, sự thay đổi tình trạng của báo hiệu hàng hải, điều kiện an toàn trên luồng hàng hải và những sự việc khác không bảo đảm an toàn theo quy định thì hoa tiêu dẫn tàu phải thông báo ngay cho Cảng vụ hàng hải biết.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

390 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào