Việt Nam có bao nhiêu vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc? Tàu thuyền nước ngoài dưới 100 GT có được quyền yêu cầu hoa tiêu hàng hải dẫn tàu hay không?
- Việt Nam có bao nhiêu vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc?
- Tàu thuyền nước ngoài dưới 100 GT có được quyền yêu cầu hoa tiêu hàng hải dẫn tàu hay không?
- Thuyền trưởng tàu thuyền nước ngoài có phải cung cấp cho hoa tiêu hàng hải các tiện nghi làm việc trong suốt thời gian hoa tiêu hàng hải ở trên tàu không?
Việt Nam có bao nhiêu vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc?
Đối chiếu với quy định tại Điều 4 Thông tư 43/2018/TT-BGTVT thì:
Hiện nay, Việt Nam có 08 vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc, cụ thể:
(1) Vùng 1: Vùng hoa tiêu hoa hàng hải bắt buộc từ tỉnh Quảng Ninh đến tỉnh Nam Định:
Từ các vùng đón trả hoa tiêu đến cầu cảng, bến phao, bến cảng, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, nhà máy đóng - sửa chữa tàu biển trong vùng nước cảng biển thuộc địa phận các tỉnh Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định và thành phố Hải Phòng.
(2) Vùng 2: Vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc từ tỉnh Thanh Hóa đến tỉnh Quảng Trị:
Từ các vùng đón trả hoa tiêu đến cầu cảng, bến phao, bến cảng, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, nhà máy đóng - sửa chữa tàu biển trong vùng nước cảng biển thuộc địa phận các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị.
(3) Vùng 3: Vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc từ tỉnh Thừa Thiên Huế đến tỉnh Quảng Ngãi:
Từ các vùng đón trả hoa tiêu đến cầu cảng, bến phao, bến cảng, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, nhà máy đóng - sửa chữa tàu biển trong vùng nước cảng biển thuộc địa phận thành phố Đà Nẵng, các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và Quảng Ngãi.
(4) Vùng 4: Vùng hoa hàng hải tiêu bắt buộc từ tỉnh Bình Định đến tỉnh Phú Yên:
Từ các vùng đón trả hoa tiêu đến cầu cảng, bến phao, bến cảng, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, nhà máy đóng - sửa chữa tàu biển trong vùng nước cảng biển thuộc địa phận các tỉnh Bình Định và Phú Yên.
(5) Vùng 5: Vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc từ tỉnh Khánh Hòa đến tỉnh Ninh Thuận:
Từ các vùng đón trả hoa tiêu đến cầu cảng, bến phao, bến cảng, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, nhà máy đóng - sửa chữa tàu biển trong vùng nước cảng biển thuộc địa phận các tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận.
(6) Vùng 6: Vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc thuộc địa phận các tỉnh Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh dọc theo sông Tiền:
Từ các vùng đón trả hoa tiêu đến cầu cảng, bến phao, bến cảng, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, nhà máy đóng - sửa chữa tàu biển trong vùng nước cảng biển thuộc địa phận các tỉnh Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh dọc theo sông Tiền.
(7) Vùng 7: Vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc thuộc các tỉnh, thành phố dọc theo sông Hậu, các tỉnh Trà Vinh, Bạc Liêu, Kiên Giang và Cà Mau:
Từ các vùng đón trả hoa tiêu đến cầu cảng, bến phao, bến cảng, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, nhà máy đóng - sửa chữa tàu biển trong vùng nước cảng biển thuộc địa phận các tỉnh, thành phố dọc theo sông Hậu, các tỉnh Trà Vinh, Bạc Liêu, Kiên Giang và Cà Mau.
(8) Vùng 8: Vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc tại các khu vực khai thác dầu khí ngoài khơi trong vùng biển Việt Nam:
Từ các vùng đón trả hoa tiêu đến vị trí tàu chứa dầu khí tại các cảng dầu khí ngoài khơi, các công trình dầu khí tại các mỏ khai thác dầu khí trong vùng biển Việt Nam.
Tàu thuyền nước ngoài dưới 100 GT có được quyền yêu cầu hoa tiêu hàng hải dẫn tàu hay không?
Căn cứ tại Điều 247 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 chế độ hoa tiêu hàng hải tại Việt Nam:
Chế độ hoa tiêu hàng hải tại Việt Nam
1. Việc sử dụng hoa tiêu hàng hải tại Việt Nam nhằm bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường; góp phần bảo vệ chủ quyền, thực hiện quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia.
2. Tàu thuyền Việt Nam và tàu thuyền nước ngoài khi hoạt động trong vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc của Việt Nam phải sử dụng hoa tiêu hàng hải Việt Nam dẫn tàu và trả chi phí dịch vụ hoa tiêu.
3. Các trường hợp không bắt buộc phải sử dụng dịch vụ hoa tiêu hàng hải:
a) Vùng hoa tiêu hàng hải không bắt buộc;
b) Tàu thuyền Việt Nam chở hành khách, chở dầu, khí hóa lỏng, xô hóa chất dưới 1.000 GT; các loại tàu thuyền khác của Việt Nam dưới 2.000 GT;
c) Tàu thuyền nước ngoài dưới 100 GT;
d) Tàu thuyền có thuyền trưởng là công dân Việt Nam đã được cấp giấy chứng nhận chuyên môn hoa tiêu hàng hải, giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải phù hợp với loại tàu thuyền và vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc mà tàu thuyền hoạt động được phép tự dẫn tàu.
4. Thuyền trưởng của tàu thuyền quy định tại khoản 3 Điều này có thể yêu cầu hoa tiêu dẫn tàu nếu thấy cần thiết.
Như vậy, có thể thấy rằng, tàu thuyền nước ngoài dưới 100 GT thuộc trường hợp không bắt buộc phải sử dụng dịch vụ hoa tiêu hàng hải.
Trong trường hợp nếu thấy cần thiết thì, thuyền trưởng của tàu thuyền nước ngoài dưới 100 GT có thể yêu cầu hoa tiêu hàng hải dẫn tàu.
Hay nói cách khác, tàu thuyền nước ngoài dưới 100 GT vẫn có quyền yêu cầu hoa tiêu hàng hải dẫn tàu nếu thuyền trưởng thấy cần thiết.
Tàu thuyền nước ngoài dưới 100 GT có được quyền yêu cầu hoa tiêu hàng hải dẫn tàu hay không? (Hình từ Internet)
Thuyền trưởng tàu thuyền nước ngoài có phải cung cấp cho hoa tiêu hàng hải các tiện nghi làm việc trong suốt thời gian hoa tiêu hàng hải ở trên tàu không?
Căn cứ tại Điều 252 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 nghĩa vụ của thuyền trưởng và chủ tàu khi sử dụng hoa tiêu hàng hải:
Nghĩa vụ của thuyền trưởng và chủ tàu khi sử dụng hoa tiêu hàng hải
1. Thuyền trưởng có nghĩa vụ thông báo chính xác cho hoa tiêu hàng hải tính năng và đặc điểm riêng của tàu; bảo đảm an toàn cho hoa tiêu hàng hải khi lên và rời tàu; cung cấp cho hoa tiêu hàng hải các tiện nghi làm việc, phục vụ sinh hoạt trong suốt thời gian hoa tiêu hàng hải ở trên tàu.
2. Trường hợp xảy ra tổn thất do lỗi dẫn tàu của hoa tiêu hàng hải thì chủ tàu phải chịu trách nhiệm bồi thường tổn thất đó như đối với tổn thất xảy ra do lỗi của thuyền viên.
3. Trường hợp vì lý do bảo đảm an toàn, hoa tiêu hàng hải không thể rời tàu sau khi kết thúc nhiệm vụ thì thuyền trưởng phải ghé vào cảng gần nhất để hoa tiêu hàng hải rời tàu. Chủ tàu hoặc người khai thác tàu có trách nhiệm thu xếp đưa hoa tiêu hàng hải trở về nơi đã tiếp nhận và thanh toán chi phí liên quan.
Như vậy, thuyền trưởng tàu thuyền nước ngoài phải có nghĩa vụ cung cấp cho hoa tiêu hàng hải các tiện nghi làm việc, phục vụ sinh hoạt trong suốt thời gian hoa tiêu hàng hải ở trên tàu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Báo cáo tài chính nhà nước phải được công khai trong thời hạn bao lâu?
- Mẫu phiếu tự phân tích chất lượng và đánh giá xếp loại của Đảng viên cuối năm? Tải về mẫu phiếu?
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?