vioedu vn đăng nhập năm 2024 2025 thế nào? Hướng dẫn đăng ký thi VioEdu học sinh năm 2024 2025?
vioedu vn đăng nhập năm 2024 2025 thế nào? Hướng dẫn đăng ký thi VioEdu học sinh năm 2024 2025?
vioedu vn đăng nhập năm 2024 2025 (Hướng dẫn đăng ký thi VioEdu học sinh năm 2024 2025) như sau:
Hướng dẫn đăng ký thi VioEdu học sinh năm 2024 2025 như sau:
Bước 1:
Khi đã truy cập vào trang chủ của VioEdu (tại địa chỉ https://vio.edu.vn), bạn có thể tạo một tài khoản mới bằng cách bấm vào nút ở góc trên bên phải của màn hình.
Bước 2:
Chọn loại tài khoản muốn đăng ký và điền đầy đủ, chính xác các thông tin. Hiện tại, VioEdu có 04 loại tài khoản: Học sinh, Phụ huynh, Giáo viên và Nhà trường.
Đăng ký tài khoản học sinh
Nếu bạn đã có tài khoản học sinh do giáo viên cung cấp, vui lòng bỏ qua bước này và tiến hành đăng nhập luôn bằng tài khoản, mật khẩu đó.
Đối với trường hợp lần đầu đăng ký, chọn “Học sinh” và điền đầy đủ, chính xác các thông tin như hướng dẫn.
Sau khi điền đủ thông tin, bấm vào ô xác nhận Tôi không phải là người máy, và bấm Đăng ký.
Hệ thống sẽ gửi cho bạn mã xác nhận về số điện thoại mà bạn đã điền ở bước trước đó. Hãy nhập mã và bấm Xác nhận để hoàn tất bước đăng ký.
vioedu vn đăng nhập năm 2024 2025 như sau:
Bước 1: Sau khi đăng nhập Website https://vio.edu.vn/, bạn click chọn “ Đấu trường”, rồi chọn “Đấu trường sự kiện
Bước 2: Màn hình chính của Đấu_trường_Toán_học_VioEdu. Chọn ca thi đang mở, bấm Tham gia để bắt đầu cuộc thi
Bước 3: Sau khi bấm Tham gia, bạn sẽ bắt đầu làm bài thi ngay lập tức. Phần màn hình bên trái bao gồm đồng hồ đếm ngược và danh sách những thí sinh đang tham gia. Phần màn hình chính giữa sẽ hiện câu hỏi mà bạn đang trả lời
Bước 4: Trận đấu sẽ kết thúc khi: Thời gian trận đấu kết thúc, hoặc thời gian tổ chức đấu trường kết thúc, hoặc bạn đã trả lời hết kho câu hỏi của Đấu trường( hiển thị ở màn hình bên tay phải)
Bước 5: Khi thử thách kết thúc, bạn có thể xem bảng xếp hạng của các thí sinh
vioedu vn đăng nhập năm 2024 2025 thế nào? Hướng dẫn đăng ký thi VioEdu học sinh năm 2024 2025? (Hình từ Internet)
Lịch thi VioEdu 2024 2025 chi tiết ra sao?
Theo thông báo từ Đấu trường VioEdu dưới đây là Lịch thi VioEdu 2024 2025 tải chi tiết như sau:
Cuộc thi Violympic năm học 2024 – 2025 sẽ chính thức khởi động từ ngày 01/09/2024.
Theo đó, vòng Sơ loại sẽ khởi động với 06 thử thách dành cho các môn Toán, Toán bằng tiếng Anh, tiếng Việt và 03 thử thách đối với các môn thi Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lí.
Ở năm thứ 18, Violympic tiếp tục có những điều chỉnh, bổ sung và thay đổi dựa trên các ý kiến đóng góp, trong đó, nổi bật là những thay đổi về việc:
Bổ sung thêm kiến thức Địa lý vào tổ hợp môn thi Lịch sử và Địa lý dành cho khối 4 và 5.
Bổ sung tiêu chí xét chọn học sinh tham gia vòng các cấp.
Siết chặt việc tổ chức, giám sát coi thi bằng hình thức: Giám sát trực tuyến hoặc trực tiếp tại các điểm thi tập trung.
Thay đổi cơ cấu xét giải vòng Quốc gia theo tỉ lệ tham gia và điều kiện điểm số.
Lịch thi VioEdu 2024 2025 như sau:
A. Lịch thi vòng Sơ loại
I. Môn Toán, Toán bằng Tiếng Anh, Tiếng Việt
II. Môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử
B. Lịch thi vòng cấp Trường
C. Lịch thi vòng Quận/Huyện
D. Lịch thi vòng Tỉnh/Thành phố
E. Lịch thi vòng Quốc Gia Violympic 2024 – 2025
Thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục tiểu học trong năm học 2024-2025 như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục I Phần B Công văn 3898/BGDĐT-GDTH năm 2024 có hướng dẫn thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục tiểu học trong năm học 2024-2025 như sau:
- Xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường để chủ động, linh hoạt thực hiện và hoàn thành chương trình năm học
Sở GDĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục tổ chức xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường, kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục và kế hoạch bài dạy theo quy định;
Bố trí thời gian thực hiện chương trình hiệu quả bảo đảm tính khoa học, sư phạm, không gây áp lực đối với học sinh;
Linh hoạt trong tổ chức thực hiện dạy học các môn học, hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, nhà trường và đối tượng học sinh, bảo đảm cuối năm học học sinh đạt được yêu cầu cần đạt theo quy định của chương trình.
- Thực hiện chương trình giáo dục phổ thông
Sở GDĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học theo các văn bản hướng dẫn chuyên môn về giáo dục tiểu học đã được Bộ GDĐT ban hành, cụ thể:
- Bảo đảm tỷ lệ 1 phòng học/lớp, cơ sở vật chất, sĩ số học sinh/lớp theo quy định tại Điều lệ trường tiểu học;
Có đủ thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định; bảo đảm tỷ lệ 1,5 giáo viên/lớp và cơ cấu giáo viên để dạy đủ các môn học, hoạt động giáo dục và tổ chức dạy học 2 buổi/ngày theo quy định.
- Thực hiện dạy học các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, các môn học tự chọn theo quy định của Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học;
Tổ chức các hoạt động củng cố để học sinh hoàn thành nội dung học tập, các hoạt động giáo dục đáp ứng nhu cầu, sở thích, năng khiếu của học sinh;
Các hoạt động tìm hiểu tự nhiên, xã hội, văn hóa, lịch sử, truyền thống của địa phương.
- Tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học, mọi tiết 35 phút; thực hiện kế hoạch dạy học tối thiểu 9 buổi/tuần với 32 tiết/tuần;
Kế hoạch giáo dục bảo đảm phân bổ hợp lý giữa các nội dung giáo dục, giúp học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập, yêu cầu cần đạt của chương trình;
Tạo điều kiện cho học sinh được học tập các môn học tự chọn và tham gia các hoạt động giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện ở tiểu học;
Thời khóa biểu cần được sắp xếp một cách khoa học, bảo đảm tỷ lệ hợp lý giữa các nội dung dạy học và hoạt động giáo dục, phân bổ hợp lý về thời lượng, thời điểm trong ngày học và tuần học phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học.
- Đối với cơ sở giáo dục tiểu học chưa đủ điều kiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, trên cơ sở dạy học đúng, đủ nội dung và thời lượng các môn học bắt buộc theo quy định của chương trình, cơ sở giáo dục tiểu học chủ động xác định nội dung, lựa chọn hình thức tổ chức, phân bổ thời lượng phù hợp cho môn học tự chọn khi đảm bảo điều kiện thực hiện, hoạt động củng cố và hoạt động giáo dục khác.
- Xây dựng kế hoạch tổ chức bán trú với nội dung, hình thức phù hợp điều kiện thực tế, có sự thống nhất, tự nguyện của học sinh, cha mẹ học sinh và theo các quy định, hướng dẫn của cơ quan quản lý;
Các hoạt động bán trú được tổ chức trong khoảng thời gian từ sau giờ học buổi sáng đến trước khi bắt đầu giờ học buổi chiều, thông qua hoạt động bán trú góp phần rèn luyện học sinh về kỹ năng sống, các năng lực, phẩm chất cần thiết, tính kỷ luật, tự phục vụ, trách nhiệm, chia sẻ, yêu thương; việc tổ chức hoạt động bán trú cần linh hoạt, có thể bao gồm các hoạt động: tổ chức ăn trưa, ngủ trưa, vui chơi, giải trí,...cho học sinh;
Tổ chức ăn trưa, bán trú phải bảo đảm các quy định về an toàn, vệ sinh thực phẩm, bảo đảm dinh dưỡng, sức khỏe cho học sinh.
- Tổ chức các hoạt động cho học sinh ngoài giờ học chính thức trong ngày là hoạt động theo nhu cầu, sở thích của học sinh trong khoảng thời gian từ sau giờ học chính thức cho đến thời điểm được cha mẹ học sinh đón về nhà;
Căn cứ vào nhu cầu, sở thích của học sinh, có thể tổ chức các hoạt động dưới hình thức sinh hoạt câu lạc bộ hoặc sử dụng cơ sở vật chất của nhà trường (thư viện, sân chơi, bãi tập, nhà đa năng...) tạo điều kiện để học sinh vui chơi, giải trí; việc tổ chức hoạt động sau giờ học chính thức trong ngày dưới hình thức sinh hoạt câu lạc bộ cần được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?