Viết đoạn văn về nhân vật văn học lớp 4? Yêu cầu cần đạt về viết của học sinh lớp 4 ra sao?

Viết đoạn văn về nhân vật văn học lớp 4? Yêu cầu cần đạt về viết của học sinh lớp 4 ra sao?

Viết đoạn văn về nhân vật văn học lớp 4? Yêu cầu cần đạt về viết của học sinh lớp 4 ra sao?

Có thể tham khảo mẫu bài viết đoạn văn về nhân vật văn học lớp 4 dưới đây:

MẪU 01 - Viết đoạn văn về nhân vật văn học lớp 4

Đọc câu chuyện “Ông Bụt đã đến”, em rất ấn tượng với tấm lòng nhân hậu, sự vị tha và cao thượng của ông nhạc sĩ. Sự khỏe mạnh và xinh đẹp của những chậu hoa lan đã thể hiện được sự yêu thương, trân trọng, quan tâm của người nhạc sĩ đó dành cho những cây hoa của mình. Thế nhưng, khi biết bé Mai vô tình làm gãy nhành hoa lan, ông lại không hề tỏ ra tức giận, cáu gắt hay trách mắng cô bé. Thậm chí, ông còn bí mật mua một chậu hoa mới để giúp bé Mai tin rằng lời cầu nguyện của mình đã trở thành hiện thực. Hành động ấy thể hiện sự bao dung, tấm lòng yêu thương sâu sắc của ông dành cho bé Mai. Ông đã tha thứ cho hành động làm gãy nhành hoa của Mai, vì hiểu rằng cô bé không hề cố ý và chính cô bé cũng rất đau khổ khi khiến nhành hoa bị gãy. Ông cảm nhận được sự chân thành trong lời xin lỗi của cô bé và sự trong sáng, ngây thơ trong tâm hồn cô. Vì thế, ông đã hóa thân thành ông Bụt, tạo nên phép màu kì diệu, giúp đem đến niềm vui, sự hạnh phúc cho Mai, đồng thời gìn giữ sự trong sáng, thơ ngây cho cô bé. Hành động ấy khiến em vô cùng thán phục, yêu thích và kính trọng người nhạc sĩ này.

MẪU 02 - Viết đoạn văn về nhân vật văn học lớp 4

Đọc câu chuyện “Nghệ sĩ trống”, em rất ấn tượng và thán phục nhân vật cô bé Mi-lô. Là một cô gái có tình yêu và niềm đam mê mãnh liệt dành cho việc chơi trống. Nhưng Mi-lô lại kém may mắn khi sinh ra và lớn lên ở một hòn đảo ngăn cấm phụ nữ chơi trống. Dẫu vậy, tình yêu dành cho trống của cô không hề bị dập tắt, thậm chí ngày càng mạnh mẽ hơn, dâng trào hơn. Vì vậy, cô đã lấy hết dũng cảm để xin bố cho minh đi học trống. Thật vui mừng là bố cô đã đồng ý. Để không khiến bố thất vọng, Mi-lô đã luôn chăm chỉ và cố gắng nỗ lực hết mình. Gần như mọi loại trống, cô đều có thể chơi được dù mới nhìn người khác chơi vài lần. Tài năng thiên bẩm đó, kết hợp với sự cố gắng nỗ lực và tình yêu sâu sắc dành cho trống đã gúp Mi-lô nhanh chóng trở nên nổi tiếng hơn. Sau này trở thành một trong những nghệ sĩ trống nổi tiếng nhất thế giới. Từ Mi-lô, em nhận được nguồn cảm hứng mãnh liệt, thôi thúc em dám ước mơ và dám thực hiện ước mơ của mình. Cô ấy chính là nữ thần tượng tuyệt vời của em.

MẪU 03 - Viết đoạn văn về nhân vật văn học lớp 4

Đọc bài thơ Lượm của nhà thơ Tố Hữu, em rất ấn tượng và có nhiều cảm xúc đặc biệt dành cho nhân vật Lượm. Lượm là một cậu bé liên lạc nhỏ tuổi, hồn nhiên và nhí nhảnh. Cách Lượm xuất hiện với hai má đỏ bồ quân, với chiếc mũ ca lô đội lệch, vừa đi vừa nhảy chân sáo, vừa huýt sáo vang khiến em như nhìn thấy một em bé hàng xóm đang đi chơi vậy. Thế nhưng không phải Lượm đang đi chơi đâu, đó là cậu đang làm nhiệm vụ đấy. Công việc của Lượm là đưa tin qua các vùng chiến trận nên hết sức nguy hiểm và gian nan. Ấy vậy mà một cậu bé nhỏ con như thế vẫn luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Nhưng rồi một ngày nọ, Lượm đã hi sinh trên đường làm nhiệm vụ. Sự ra đi ấy kết thúc một cuộc đời quá ngắn ngủi của chú bé ấy. Đọc đến khổ thơ đó, tiếng súng “Đoàng” cướp đi sinh mệnh Lượm cũng khiến lồng ngực em nhói lên vì sự xót xa, thương tiếc cho cậu bé ấy. Thật đau đớn biết bao khi chú bé phải ra đi khi còn quá nhỏ, khi tương lai phía trước còn rất dài. Sự ra đi ấy đã góp phần làm nên mùa xuân, tương lai cho đất nước. Em rất xúc động và biết ơn Lượm bởi cậu đã dũng cảm hi sinh bản thân mình vì độc lập tự do của tổ quốc.

MẪU 04 - Viết đoạn văn về nhân vật văn học lớp 4

Đọc bài thơ Quả ngọt cuối mùa của Võ Thanh An, nhân vật người bà đã khiến em vô cùng xúc động và yêu mến. Người bà ấy xuất hiện qua các cụm từ như “tóc sương da mồi”, “chống gậy ra trông”. Những chi tiết đó đủ để em hiểu được người bà đã khá lớn tuổi rồi. Và điều khiến em vô cùng xúc động ở bà, chính là tình yêu thương, quan tâm mà bà dành cho con cháu. Bà đã gìn giữ, để dành những quả cam ngon nhất cho con cháu của mình. Để làm được điều đó, mà phải tất bật lo lắng sương giá làm hỏng quả, lo lắng chim ăn mất trái ngon. Tình cảm của bà gói gọn trong những quả cam chín thơm ngọt ấy. Có phần ngon, bà luôn nghĩ ngay đến con cháu của mình, luôn muốn dành cho con cháu những điều tốt đẹp nhất. Sự yêu thương, quan tâm mộc mạc, chân chất ấy của bà khiến em rất cảm động. Những người cháu của bà thật may mắn và hạnh phúc khi có một người bà tuyệt vời như thế. Đọc bài thơ Quả ngọt cuối mùa, em cũng nhớ đến bà của em. Bà cũng luôn yêu thương và hi sinh cho các cháu như người bà trong bài thơ.

MẪU 05 - Viết đoạn văn về nhân vật văn học lớp 4

Nhân vật ông nhạc sĩ trong câu chuyện Ông Bụt đã đến của Võ Thu Hương, là nhân vật văn học mà em đặc biệt ấn tượng. Ông nhạc sĩ ấy không được miêu tả cụ thể về một đặc điểm ngoại hình hay tính cách nào cả. Ông ấy chỉ xuất hiện với những suy nghĩ và hành động trực tiếp mà thôi. Nhưng chỉ như vậy cũng đủ để khắc họa nên một nhân vật có trái tim ấm áp. Ông nhạc sĩ ấy rất yêu làm vườn, bởi vậy ông có những chậu hoa lan nở đẹp rực rỡ, khiến mọi người phải xuýt xoa. Một hôm nọ, bé Mai vô tình làm gãy nhành lan của ông và cô bé đã rất ăn năn, hối lỗi về hành động của mình. Đứng trước hình ảnh cô bé nức nở thì thầm lời xin lỗi trước cửa nhà, ông nhạc sĩ đã chọn tha thứ cho cô bé và không hề buông một lời trách phạt nào cả. Không chỉ vậy, ông còn có một hành động khiến em vô cùng kinh ngạc. Đó là âm thầm đổi một chậu lan mới thay cho chậu hoa bị gãy kia. Điều đó đã khiến bé Mai nghĩ rằng chậu hoa đã được ông Bụt làm phép sống lại, và cười rất sung sướng. Hành động ấy của ông nhạc sĩ đã đổi lại nụ cười và niềm vui sướng cho một tâm hồn trong sáng. Điều đó đã khắc họa nên tấm lòng vị tha, cao thượng và nhân hậu của ông. Có lẽ chính ông đã thực sự trở thành một ông Bụt thực sự giữa cuộc sống này. Đó chính là điều khiến em yêu quý và ấn tượng về nhân vật này ngay từ lần đầu tiên đọc câu chuyện Ông Bụt đã đến.

*Trên đây là mẫu bài viết đoạn văn về nhân vật văn học lớp 4 tham khảo!

Viết đoạn văn về nhân vật văn học lớp 4? Yêu cầu cần đạt về viết của học sinh lớp 4 ra sao?

Viết đoạn văn về nhân vật văn học lớp 4? Yêu cầu cần đạt về viết của học sinh lớp 4 ra sao? (Hình ảnh Internet)

Yêu cầu cần đạt về viết của học sinh lớp 4 ra sao?

Tại chương trình Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có nêu rõ yêu cầu cần đạt về viết của học sinh lớp 4 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 như sau:

KĨ THUẬT VIẾT

Viết đúng các tên riêng của tổ chức, cơ quan.

VIẾT ĐOẠN VĂN, VĂN BẢN

Quy trình viết

- Biết viết theo các bước: xác định nội dung viết (viết về cái gì); quan sát và tìm tư liệu để viết; hình thành ý chính cho đoạn, bài viết; viết đoạn, bài; chỉnh sửa (bố cục, dùng từ, đặt câu, chính tả).

- Viết đoạn văn, bài văn thể hiện chủ đề, ý tưởng chính; phù hợp với yêu cầu về kiểu, loại văn bản; có mở đầu, triển khai, kết thúc; các câu, đoạn có mối liên kết với nhau.

Thực hành viết

- Viết được bài văn thuật lại một sự việc đã chứng kiến (nhìn, xem) hoặc tham gia và chia sẻ suy nghĩ, tình cảm của mình về sự việc đó.

- Viết được bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe hoặc viết đoạn văn tưởng tượng dựa vào câu chuyện đã đọc, đã nghe.

- Viết được bài văn miêu tả con vật, cây cối; sử dụng nhân hoá và những từ ngữ gợi lên đặc điểm nổi bật của đối tượng được tả.

- Viết được đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của bản thân về một nhân vật trong văn học hoặc một người gần gũi, thân thiết.

- Viết được đoạn văn ngắn nêu lí do vì sao mình thích câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe.

- Viết được văn bản ngắn hướng dẫn các bước thực hiện một công việc hoặc làm, sử dụng một sản phẩm gồm 2 - 3 bước.

- Viết được báo cáo thảo luận nhóm, đơn theo mẫu, thư cho người thân, bạn bè.

Quy định tuổi của học sinh tiểu học 2025 ra sao?

Căn cứ Điều 33 Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT, quy định về tuổi của học sinh tiểu học như sau:

- Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm. Trẻ em khuyết tật, kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, trẻ em ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, trẻ em người dân tộc thiểu số, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em ở nước ngoài về nước, con em người nước ngoài học tập, làm việc ở Việt Nam có thể vào học lớp một ở độ tuổi cao hơn so với quy định nhưng không quá 03 tuổi.

Trường hợp trẻ em vào học lớp một vượt quá 03 tuổi so với quy định sẽ do trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định.

- Học sinh tiểu học học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định trong trường hợp học sinh học lưu ban, học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh là người khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, học sinh mồ côi không nơi nương tựa, học sinh ở nước ngoài về nước và trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Chương trình giáo dục phổ thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tả một người em mới gặp một lần nhưng để lại cho em những ấn tượng sâu sắc ngắn nhất lớp 5?
Pháp luật
Viết đoạn văn nghị luận về vai trò của gia đình? Mẫu đoạn văn nghị luận về vai trò của gia đình hay?
Pháp luật
Phân tích bài thơ Rằm tháng Giêng hay và chi tiết? Mẫu bài phân tích bài thơ Rằm tháng Giêng hay?
Pháp luật
Nghị luận ham mê trò chơi điện tử nên hay ko nên ngắn gọn lớp 7? Bài văn nghị luận về trò chơi điện tử lớp 7 ngắn gọn?
Pháp luật
Viết đoạn văn về nhân vật văn học lớp 4? Yêu cầu cần đạt về viết của học sinh lớp 4 ra sao?
Pháp luật
Viết bài văn thuyết minh lớp 6 ngắn gọn về một sự kiện hay nhất? Quy định nhiệm vụ của học sinh trung học là gì?
Pháp luật
Viết đoạn văn kể lại hoạt động trồng cây lớp 3? Mẫu đoạn văn kể lại hoạt động trồng cây lớp 3 hay ngắn gọn?
Pháp luật
Viết đoạn văn tả về ngôi nhà của em lớp 3 ngắn gọn? Quy định yêu cầu cần đạt về viết của học sinh lớp 3?
Pháp luật
Viết đoạn văn nêu tình cảm cảm xúc của em đối với người thân trong gia đình hay và chọn lọc? Tham khảo?
Pháp luật
Viết một đoạn văn cảm nghĩ về đôi bàn tay mẹ hay và chọn lọc? Trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình giáo dục phổ thông
Nguyễn Đỗ Bảo Trung Lưu bài viết
13 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chương trình giáo dục phổ thông

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chương trình giáo dục phổ thông

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào