Viết đoạn văn nghị luận về vai trò của gia đình? Mẫu đoạn văn nghị luận về vai trò của gia đình hay?
Viết đoạn văn nghị luận về vai trò của gia đình? Mẫu đoạn văn nghị luận về vai trò của gia đình hay?
Tham khảo mẫu đoạn văn nghị luận về vai trò của gia đình hay dưới đây:
Mẫu đoạn văn nghị luận về vai trò của gia đình số 1
Ai cũng có một mái ấm để trở về – đó chính là gia đình. Gia đình không chỉ là nơi ta sinh ra và lớn lên, mà còn là điểm tựa vững chắc về tinh thần, nơi ta có thể tìm thấy sự sẻ chia, che chở mỗi khi đối diện với những thử thách trong cuộc sống. Đây là cái nôi hình thành, nuôi dưỡng nhân cách, đồng thời là môi trường quan trọng giúp con người trưởng thành, phát triển và trở thành những cá nhân có ích cho xã hội. Không chỉ là chốn yêu thương, gia đình còn là nguồn động lực mạnh mẽ, tiếp thêm sức mạnh để ta vững bước trên con đường đời. Khi vấp ngã, ta luôn có gia đình bên cạnh, động viên, an ủi và giúp ta lấy lại niềm tin để tiếp tục theo đuổi ước mơ, khát vọng của mình. Chính tình cảm gia đình thiêng liêng ấy là đôi cánh nâng đỡ, giúp ta bay cao, bay xa hơn trong hành trình chinh phục những mục tiêu lớn lao. Bên cạnh sự hỗ trợ về tinh thần, gia đình còn là chỗ dựa vững chắc về vật chất, giúp ta có một nền tảng tốt để phát triển bản thân. Những lời dạy bảo, sự quan tâm từ ông bà, cha mẹ chính là hành trang quý giá giúp ta tự tin hơn trước những thử thách của cuộc sống. Tình yêu thương gia đình không chỉ mang lại cảm giác an toàn, mà còn là động lực to lớn giúp ta kiên trì, mạnh mẽ hơn trên con đường thực hiện ước mơ. Tình cảm gia đình là thứ tình cảm thiêng liêng và cao quý nhất trong cuộc đời mỗi người. Đó là cội nguồn nuôi dưỡng tâm hồn, là nơi gắn kết yêu thương, là điểm tựa vững chắc trong mọi hoàn cảnh. Không có gia đình đồng nghĩa với việc mất đi một phần quan trọng của cuộc sống, một khoảng trống không gì có thể bù đắp. Vì vậy, hãy luôn trân trọng và gìn giữ mái ấm của mình, bởi gia đình chính là điều quý giá nhất mà mỗi chúng ta may mắn có được. |
Mẫu đoạn văn nghị luận về vai trò của gia đình số 2
"Có một nơi để trở về, đó là nhà. Có những người để yêu thương, đó là gia đình. Có được cả hai, đó chính là hạnh phúc." Gia đình – hai tiếng tuy giản dị nhưng lại chất chứa biết bao ý nghĩa thiêng liêng. Tuy nhiên, trong nhịp sống hiện đại đầy hối hả, vai trò của tình cảm gia đình ngày càng chịu nhiều tác động, khiến con người dần quên đi giá trị cốt lõi của mái ấm thân thương. Đặc biệt đối với tuổi trẻ – giai đoạn của những khát vọng, hoài bão và hành trình vươn xa – thì gia đình lại càng trở thành một điểm tựa không thể thiếu. Chính gia đình là nơi nuôi dưỡng tâm hồn, tiếp thêm sức mạnh để ta dũng cảm bước đi trên con đường mình đã chọn. Khi ta dấn thân vào cuộc sống với bao cơ hội và thử thách, gia đình vẫn luôn là chốn bình yên, nơi ta được tiếp thêm động lực, được chăm sóc cả về thể chất lẫn tinh thần, và cũng là nơi luôn dang rộng vòng tay chào đón ta trở về. Dù có đi xa đến đâu, trái tim mỗi người vẫn luôn hướng về gia đình – nơi chứa đựng những ký ức đẹp đẽ nhất, nơi ta tìm thấy sự yêu thương vô điều kiện. Không chỉ vậy, gia đình còn là nơi truyền dạy kinh nghiệm sống, giúp ta có đủ bản lĩnh để vượt qua khó khăn, thử thách trên hành trình trưởng thành. Tình cảm gia đình không chỉ mang ý nghĩa cá nhân mà còn góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, duy trì những giá trị truyền thống tốt đẹp qua bao thế hệ. Thế nhưng, vẫn có những người vô tình xem nhẹ giá trị của gia đình, đánh mất những điều quý giá nhất mà họ đang có. Chỉ khi hiểu được ý nghĩa thiêng liêng của hai chữ "gia đình", ta mới biết trân trọng và dành thời gian nhiều hơn cho những người thân yêu. Đối với tôi, gia đình luôn là điều quan trọng nhất, là nơi tôi muốn trở về sau mọi hành trình, bởi chỉ ở đó, tôi mới thực sự tìm thấy bình yên và hạnh phúc. |
Mẫu đoạn văn nghị luận về vai trò của gia đình số 3
Người ta có thể đi đến nhiều nơi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để trở về – đó chính là gia đình. Gia đình không chỉ đơn thuần là nơi ta sinh sống mà còn là mái ấm yêu thương, là điểm tựa vững chắc mang lại sự bao dung, vị tha và nguồn suối yêu thương chân thành. Chính vì thế, không có bất kỳ kho báu nào trên thế gian có thể sánh được với giá trị thiêng liêng của tình cảm gia đình. Tình cảm gia đình là sự gắn kết sâu sắc, nồng hậu giữa những người cùng chung huyết thống. Dù đi xa đến đâu, không nơi nào có thể thay thế được sự ấm áp và bình yên của mái nhà thân yêu. Gia đình là nơi ta được dạy dỗ những điều hay lẽ phải ngay từ thuở ấu thơ, là nơi dù những điều giản dị nhất cũng trở nên tràn đầy ý nghĩa – một bữa cơm đơn sơ cũng trở thành mĩ vị, một khoảnh khắc bình thường cũng trở nên đáng nhớ. Nếu ví cuộc đời như một hành trình dài, thì gia đình chính là chiếc la bàn định hướng, giúp ta không lạc lối giữa dòng đời đầy biến động. Mái ấm gia đình không chỉ là nơi trú ngụ mà còn là nguồn động lực giúp ta sống có mục đích, có niềm tin vào tương lai. Đó là nơi ta cất tiếng khóc chào đời, nơi nuôi dưỡng tâm hồn, nơi giúp ta tìm lại chính mình giữa những bộn bề cuộc sống. Gia đình chính là quê hương yêu dấu, là chốn bình yên nhất mà mỗi người đều khao khát được trở về. Chính vì vậy, để gìn giữ và vun đắp tình cảm gia đình, mỗi người cần học cách yêu thương, quan tâm, chăm sóc những người thân yêu. Một gia đình hạnh phúc không chỉ mang lại niềm vui cho từng cá nhân mà còn góp phần xây dựng một xã hội gắn kết và phát triển bền vững. Bởi lẽ, gia đình chính là những tế bào quan trọng nhất của xã hội, và khi mỗi tế bào vững mạnh, đất nước cũng sẽ ngày càng phồn thịnh. |
Mẫu đoạn văn nghị luận về vai trò của gia đình số 4
Gia đình là một cộng đồng người cùng chung sống, gắn bó với nhau bằng các mối quan hệ huyết thống, hôn nhân và tình cảm, cũng có thể là quan hệ nuôi dưỡng hay giáo dục. Gia đình có vai trò vô cùng quan trọng với mỗi người. Không có một người nào sống mà không cần đến tình cảm gia đình. Bởi đó là điểm tựa vô cùng vững chắc của chúng ta. Những người thân trong gia đình luôn dành cho nhau những điều tốt đẹp nhất. Chúng ta cũng có thể bỏ qua mọi sai lầm cho nhau. Hay chỉ có người thân mới sẵn sàng bao dung, giúp đỡ chúng ta vô điều kiện. Ai sinh ra đều mong muốn có một gia đình. Vì đó là nơi mà mỗi người đều muốn trở về sau một ngày học tập, làm việc vất vả. Ngược lại, những người phải sống trong một gia đình bất hạnh thường sẽ gặp lại những chấn thương về tinh thần, trở thành những người độc hại, gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội. Một ví dụ điển hình trong tâm lí học tội phạm, theo thống kế thì đa số những kẻ sát nhân có một tuổi thơ bất hạnh khi phải sống trong một gia đình không hạnh phúc, bị bố mẹ bạo hành về thể xác hay tinh thần. Hiện nay, một số người không biết trân trọng tình cảm đó. Nhiều người thường chạy theo những giá trị tiền bạc, những mối quan hệ xã giao để rồi đánh mất đi điều quan trọng nhất. Tóm lại, gia đình chiếm một phần quan trọng trong cuộc sống của con người. Chúng ta cần biết trân trọng, bảo vệ gia đình của chính mình. |
Viết đoạn văn nghị luận về vai trò của gia đình? Mẫu đoạn văn nghị luận về vai trò của gia đình hay? (Hình từ Internet)
Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình giáo dục phổ thông thế nào?
Căn cứ theo Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT về Chương trình môn Ngữ Văn có nêu rõ đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình giáo dục phổ thông như sau:
Ngữ văn là môn học thuộc lĩnh vực Giáo dục ngôn ngữ và văn học, được học từ lớp 1 đến lớp 12. Ở cấp tiểu học, môn học này có tên là Tiếng Việt; ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông có tên là Ngữ văn.
Ngữ văn là môn học mang tính công cụ và tính thẩm mĩ - nhân văn; giúp học sinh có phương tiện giao tiếp, làm cơ sở để học tập tất cả các môn học và hoạt động giáo dục khác trong nhà trường; đồng thời cũng là công cụ quan trọng để giáo dục học sinh những giá trị cao đẹp về văn hóa, văn học và ngôn ngữ dân tộc; phát triển ở học sinh những cảm xúc lành mạnh, tình cảm nhân văn, lối sống nhân ái, vị tha,...
Thông qua các văn bản ngôn từ và những hình tượng nghệ thuật sinh động trong các tác phẩm văn học, bằng hoạt động đọc, viết, nói và nghe, môn Ngữ văn có vai trò to lớn trong việc giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp cũng như các năng lực cốt lõi để sống và làm việc hiệu quả, để học suốt đời.
Nội dung môn Ngữ văn mang tính tổng hợp, bao gồm cả tri thức văn hoá, đạo đức, triết học,... liên quan tới nhiều môn học và hoạt động giáo dục khác như Lịch sử, Địa lí, Nghệ thuật, Giáo dục công dân, Ngoại ngữ, Tự nhiên và Xã hội, Hoạt động trải nghiệm, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp,… Môn Ngữ văn cũng liên quan mật thiết với cuộc sống; giúp học sinh biết quan tâm, gắn bó hơn với đời sống thường nhật, biết liên hệ và có kĩ năng giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn.
Nội dung cốt lõi của môn học bao gồm các mạch kiến thức và kĩ năng cơ bản, thiết yếu về tiếng Việt và văn học, đáp ứng các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh ở từng cấp học; được phân chia theo hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp.
Giai đoạn giáo dục cơ bản: Chương trình được thiết kế theo các mạch chính tương ứng với các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe. Kiến thức tiếng Việt và văn học được tích hợp trong quá trình dạy học đọc, viết, nói và nghe. Các ngữ liệu được lựa chọn và sắp xếp phù hợp với khả năng tiếp nhận của học sinh ở mỗi cấp học.
Mục tiêu của giai đoạn này là giúp học sinh sử dụng tiếng Việt thành thạo để giao tiếp hiệu quả trong cuộc sống và học tập tốt các môn học, hoạt động giáo dục khác; hình thành và phát triển năng lực văn học, một biểu hiện của năng lực thẩm mĩ; đồng thời bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm để học sinh phát triển về tâm hồn, nhân cách.
Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp: Chương trình củng cố và phát triển các kết quả của giai đoạn giáo dục cơ bản, giúp học sinh nâng cao năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học, nhất là tiếp nhận văn bản văn học; tăng cường kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận, văn bản thông tin có độ phức tạp hơn về nội dung và kĩ thuật viết; trang bị một số kiến thức lịch sử văn học, lí luận văn học có tác dụng thiết thực đối với việc đọc và viết về văn học; tiếp tục bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, tâm hồn, nhân cách để học sinh trở thành người công dân có trách nhiệm.
Ngoài ra, trong mỗi năm, những học sinh có định hướng khoa học xã hội và nhân văn được chọn học một số chuyên đề học tập. Các chuyên đề này nhằm tăng cường kiến thức về văn học và ngôn ngữ, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đáp ứng sở thích, nhu cầu và định hướng nghề nghiệp của học sinh.
Trách nhiệm của Nhà nước và xã hội đối với hôn nhân và gia đình được quy định như thế nào?
Trách nhiệm của Nhà nước và xã hội đối với hôn nhân và gia đình được quy định tại Điều 4 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, cụ thể như sau:
- Nhà nước có chính sách, biện pháp bảo hộ hôn nhân và gia đình, tạo điều kiện để nam, nữ xác lập hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng; xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc và thực hiện đầy đủ chức năng của mình; tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hôn nhân và gia đình; vận động nhân dân xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình, phát huy truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc.
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hôn nhân và gia đình. Các bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện quản lý nhà nước về hôn nhân và gia đình theo sự phân công của Chính phủ. Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan khác thực hiện quản lý nhà nước về hôn nhân và gia đình theo quy định của pháp luật.
- Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giáo dục, vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, các thành viên của mình và mọi công dân xây dựng gia đình văn hóa; kịp thời hòa giải mâu thuẫn trong gia đình, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên gia đình. Nhà trường phối hợp với gia đình trong việc giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hôn nhân và gia đình cho thế hệ trẻ.
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/NDBT/ta-mot-nguoi-em-moi-gap-1-lan-lam-em-an-tuong.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/PH/110225/nghi-luan.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/PH/110225/ram-thang-gieng-7.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/NDBT/ham-me-tro-choi-dien-tu-nen-hay-khong-nen-lop-7.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/NDBT/doan-van-ve-nhan-vat-van-hoc-lop-4.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/NDBT/viet-doan-van-thuyet-minh-su-kien-lop-6.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/PH/060225/TRONG-CAY.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/PH/060225/NGOI-NHA-CUA-EM.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/PH/060225/nguoi-than-trong-gia-dinh.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/PH/040225/doi-ban-tay-me.jpg)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu chỉ đạo Đại hội Đảng nhiệm kỳ 2025 2030? Thời gian Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025 2030?
- Bài phát biểu Đại hội cháu ngoan Bác Hồ của hiệu trưởng 2025? Bài phát biểu của hiệu trưởng tại Đại hội cháu ngoan Bác Hồ?
- Giấy chứng nhận kiểm định cấp lại có thời hạn hiệu lực bao lâu? Thời hạn cấp lại Giấy chứng nhận kiểm định?
- Nội dung thẩm định kế hoạch thu dọn công trình dầu khí bao gồm những gì? Hình thức thẩm định kế hoạch thu dọn công trình dầu khí?
- Trường hợp nào cải tạo xe cơ giới phải được thiết kế và thi công bởi nhà sản xuất xe? Niên hạn sử dụng của xe cải tạo?