Ưu tiên kiểm tra nhóm sản phẩm hỗ trợ giảm cân, sinh lý, xương khớp, đái tháo đường, huyết áp trong công tác hậu kiểm về an toàn thực phẩm?

Tôi muốn hỏi ưu tiên kiểm tra nhóm sản phẩm hỗ trợ giảm cân, sinh lý, xương khớp, đái tháo đường, huyết áp đúng không? - câu hỏi của anh Vinh (Yên Bái)

Ưu tiên kiểm tra nhóm sản phẩm hỗ trợ giảm cân, sinh lý, xương khớp, đái tháo đường, huyết áp đúng không?

Theo Mục 3 Công văn 450/ATTP-PCTTR năm 2023 có nêu rõ yêu cầu về công tác hậu kiểm về an toàn thực phẩm năm 2023 như sau

3. Đối với nhóm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, tập trung hậu kiểm đối với các doanh nghiệp nằm trên địa bàn đã đăng ký bản công bố sản phẩm (tra cứu tên, địa chỉ doanh nghiệp và Giấy tiếp nhận theo tỉnh, thành phố tại trang https://nghidinh15.vfa.gov.vn). Kiểm tra, lấy mẫu kiểm nghiệm, ưu tiên lấy mẫu kiểm nghiệm các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe có nguy cơ pha trộn chất cấm quy định tại Thông tư số 10/2021/TT-BYT (nhóm sản phẩm hỗ trợ giảm cân, sinh lý, xương khớp, đái tháo đường, huyết áp v.v…). Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 09/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Công an, Công Thương đẩy mạnh xử lý vi phạm về quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe, đặc biệt là xử lý vi phạm quảng cáo trên môi trường mạng, mạng xã hội, youtube v.v…công khai cơ sở và sản phẩm vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định.

Theo quy định trên, trong công tác hậu kiểm tra an toàn thực phẩm năm 2023, đối với nhóm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ phải ưu tiên lấy mẫu kiểm nghiệm các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe có nguy cơ pha trộn chất cấm (nhóm sản phẩm hỗ trợ giảm cân, sinh lý, xương khớp, đái tháo đường, huyết áp v.v…) quy định tại Thông tư 10/2021/TT-BYT

Đồng thời tiếp tục thực hiện Chỉ thị 17/CT-TTg năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Công an, Công Thương đẩy mạnh xử lý vi phạm về quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe, đặc biệt là xử lý vi phạm quảng cáo trên môi trường mạng, mạng xã hội, youtube v.v…công khai cơ sở và sản phẩm vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định.

Ưu tiên kiểm tra nhóm sản phẩm hỗ trợ giảm cân, sinh lý, xương khớp, đái tháo đường, huyết áp trong công tác hậu kiểm về an toàn thực phẩm?

Ưu tiên kiểm tra nhóm sản phẩm hỗ trợ giảm cân, sinh lý, xương khớp, đái tháo đường, huyết áp trong công tác hậu kiểm về an toàn thực phẩm?

Những nội dung nào liên quan công tác hậu kiểm về an toàn thực phẩm năm 2023?

Theo Công văn 450/ATTP-PCTTR năm 2023 có nêu rõ về những nội dung được đề ra trong công tác hậu kiểm về an toàn thực phẩm ngoài ưu tiên kiểm tra nhóm sản phẩm hỗ trợ, bảo vệ sức khỏe có nguy cơ pha trộn chất cấm như sau:

(1) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành kế hoạch và chỉ đạo tăng cường công tác hậu kiểm về an toàn thực phẩm trên địa bàn (đối với các tỉnh/thành phố chưa ban hành Kế hoạch hậu kiểm). Tập trung triển khai các hoạt động bảo đảm an toàn thực phẩm các dịp cao điểm. Tăng cường lực lượng và nguồn lực để kiểm soát giảm tối đa số vụ, số người mắc và tử vong do ngộ độc thực phẩm.

(2) Triển khai hoạt động hậu kiểm có trọng tâm, trọng điểm, tập trung hậu kiểm nhóm sản phẩm/sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm, đăng ký bản công bố sản phẩm, sản phẩm nhập khẩu thuộc diện miễn kiểm tra hoặc kiểm tra giảm. Đối với nhóm sản phẩm/sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm, yêu cầu tập trung hậu kiểm hồ sơ tự công bố sản phẩm tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về tự công bố sản phẩm (không tự công bố sản phẩm, vi phạm về phiếu kiểm nghiệm để tự công bố, tự công bố sản phẩm thuộc diện phải đăng ký bản công bố, vi phạm về các chỉ tiêu an toàn thực phẩm v.v…).

Kiểm tra về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm, cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khoẻ (GMP), cơ sở thuộc diện được miễn cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; lấy mẫu kiểm nghiệm v.v...

Xử lý nghiêm cơ sở vi phạm theo quy định của Nghị định 115/2018/NĐ-CP , Nghị định 124/2021/NĐ-CP và các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính liên quan.

(3) Thực hiện tốt công tác phối hợp liên ngành trong kiểm soát thực phẩm giả, đấu tranh phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và xâm phạm sở hữu trí tuệ đối với thực phẩm chức năng (gồm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, thực phẩm bổ sung và thực phẩm dinh dưỡng y học) theo Chỉ thị 17/CT-TTg năm 2017

(4) Tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị 17/CT-TTg năm 2017 về tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới; tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ban chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm phân công, phân cấp cho các Sở, ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã tăng cường công tác hậu kiểm về an toàn thực phẩm trên địa bàn.

Cục An toàn thực phẩm đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Ban Quản lý An toàn thực phẩm: Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bắc Ninh phối hợp thực hiện các nội dung nêu trên. Kết quả hậu kiểm báo cáo 06 tháng và năm 2023 các chỉ số về hoạt động thanh tra, kiểm tra tại mẫu biểu báo cáo ban hành kèm theo Quyết định 3081/QĐ-BYT năm 2020, gửi Cục An toàn thực phẩm để tổng hợp báo cáo Bộ Y tế và Ban chỉ đạo liên ngành trung ương về an toàn thực phẩm.

Trách nhiệm hậu kiểm về an toàn thực phẩm được quy định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 38 Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định trách nhiệm hậu kiểm như sau:

- Bộ Y tế Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương và Ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm tổ chức thực hiện hậu kiểm về an toàn thực phẩm thông qua hoạt động thanh tra kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý theo quy định pháp luật; phân công, giao cơ quan quản lý an toàn thực phẩm của bộ, Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm hậu kiểm về an toàn thực phẩm.

- Hoạt động hậu kiểm được thực hiện thường xuyên, liên tục đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo thực phẩm sau khi cơ sở tiến hành các hoạt động công bố sản phẩm, sản xuất sản phẩm, nhập khẩu sản phẩm, buôn bán, lưu thông trên thị trường, quảng cáo sản phẩm và các hoạt động khác liên quan đến sản xuất, chế biến, kinh doanh, kiểm nghiệm thực phẩm, kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu.

- Bảo đảm nguyên tắc tránh chồng chéo về đối tượng, địa bàn và thời gian hậu kiểm. Việc xử lý chồng chéo thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra và phân công, phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

An toàn thực phẩm Tải về các quy định hiện hành liên quan đến An toàn thực phẩm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
UBND xã có quyền kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm không?
Pháp luật
Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm gì trong việc khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm theo quy định hiện nay?
Pháp luật
Sản xuất thực phẩm tươi sống có cần lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm không?
Pháp luật
Cơ sở dùng hóa chất độc hại để sản xuất giá đỗ bán bị phạt bao nhiêu tiền? Cơ sở sản xuất có bị đình chỉ hoạt động?
Pháp luật
Khi phát hiện dấu hiệu liên quan đến sự cố về an toàn thực phẩm thì phải thông báo với ai? 05 biện pháp khắc phục?
Pháp luật
Vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không theo quy định?
Pháp luật
Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm là gì? Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong bảo quản thực phẩm của cửa hàng?
Pháp luật
Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm theo quy định mới nhất hiện nay bao gồm những ai?
Pháp luật
Những trường hợp nào không cần xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm? Căn tin của công ty có cần phải xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm không?
Pháp luật
Mọi cơ sở kinh doanh thực phẩm đều bắt buộc phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm?
Pháp luật
Có miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu đối với sản phẩm nhập khẩu là quà tặng?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - An toàn thực phẩm
Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
1,396 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
An toàn thực phẩm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về An toàn thực phẩm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào