Uống nước cốt chanh có tác dụng gì? Trào lưu uống nước cốt chanh có tốt không? Những hành vi nào bị cấm về an toàn thực phẩm?
Uống nước cốt chanh có tác dụng gì? Trào lưu uống nước cốt chanh có tốt không?
Thông tin tham khảo uống nước cốt chanh có tác dụng gì, trào lưu uống nước cốt chanh có tốt không dưới đây:
Nước chanh là một thức uống đơn giản, dễ làm, được nhiều người sử dụng nhưng đem lại nhiều lợi ích bất ngờ cho sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu uống nước chanh có tác dụng gì.
Uống nước cốt chanh có tác dụng gì?
Chanh (tên khoa học là Citrus limon) là một loại trái cây thuộc họ Cam (Rutaceae) có vị chua, một số loại có vị chua ngọt. Nước chanh là món nước giải khát được làm bằng cách trộn nước cốt chanh và nước với liều lượng phụ thuộc vào sở thích cá nhân.
Mỗi 100g nước chanh chứa các thành phần dinh dưỡng như:
+ Nước: 92,3g.
+ Calo: 22 kcal.
+ Protein: 0,35g.
+ Chất béo: 0,24g.
+ Carbohydrate: 6.9g.
+ Đường: 2,52g.
+ Chất xơ: 0,3g.
+ Vitamin và khoáng chất.
Một số tác dụng khi Uống nước cốt chanh gồm:
(1) Chất chống oxy hóa và flavonoid giúp tăng cường sức khỏe, chống lại bệnh tật.
(2) Tăng khả năng miễn dịch: Mỗi 100g nước chanh cung cấp 38.7mg vitamin C góp phần bảo vệ hệ thống miễn dịch và giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng.
(3) Bổ sung nước và chất điện giải: Nước chanh rất giàu một số chất điện giải như magie, kali, phốt pho,... tăng cường năng lượng và giúp điều chỉnh quá trình trao đổi chất của cơ thể.
(4) Giàu chất chống oxy hóa: Chanh chứa vitamin C - một chất chống oxy hóa mạnh mẽ và còn là nguồn tổng hợp flavonoid, có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm. Từ đó, bảo vệ cơ thể khỏi stress oxy hóa, giảm tổn thương tế bào và nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường, béo phì và ung thư.
(5) Lợi tiểu, ngăn ngừa sỏi thận: Axit citric là thành phần chứa nhiều trong nước chanh. Một nghiên cứu năm 2018 nhận định rằng axit citric có thể giúp ngăn ngừa sỏi thận bằng cách tăng lượng và độ pH nước tiểu, tạo ra một môi trường ít thuận lợi hơn cho sự hình thành sỏi thận.
(6) Hỗ trợ tiêu hóa: Uống nước chanh trước bữa ăn có thể giúp thúc đẩy và cải thiện tiêu hóa. Axit citric trong nước chanh hỗ trợ tăng cường bài tiết axit dạ dày giúp cơ thể làm rỗng dạ dày và tiêu hóa thức ăn nhanh hơn.
(7) Hỗ trợ giảm cân: Chanh rất giàu chất xơ pectin giúp cơ thể có cảm giác no lâu hơn, giảm lượng đường trong máu bằng cách làm chậm tiêu hóa đường và tinh bột. Từ đó giúp giảm số bữa ăn và lượng calo nạp vào trong ngày, hỗ trợ giảm cân.
(8) Làm đẹp da: Tình trạng mất nước và chịu tác động bởi ánh nắng mặt trời khiến làn da trở nên xỉn màu và mệt mỏi. Bổ sung nước chanh giúp làn da được ngậm nước từ trong ra ngoài. Đồng thời, vitamin C trong nước chanh hỗ trợ sản xuất collagen, mang lại làn da khỏe mạnh và rạng rỡ hơn.
(9) Phòng ngừa bệnh thiếu máu: Thiếu máu là tình trạng số lượng tế bào hồng cầu thấp hơn mức trung bình, thường xảy ra do thiếu sắt. Nước chanh có thể giúp cơ thể hấp thụ nhiều sắt hơn từ chế độ ăn uống, từ đó duy trì mức sắt thích hợp giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu.
(10) Hạ huyết áp: Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng flavonoid trong chanh giúp giảm huyết áp trong cơ thể. Từ đó, giúp tăng cường lợi ích sức khỏe tim mạch kết hợp với những hoạt động thể chất.
(11) Kháng khuẩn: Các hợp chất thực vật trong nước chanh cô đặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn Salmonella, Staphylococcus và nấm Candida. Do đó, bổ sung nước chanh có hiệu quả chống lại vi khuẩn kháng kháng sinh gây viêm phổi và nhiễm trùng máu.
(12) Hỗ trợ làm giảm đường huyết: Chanh chứa hợp chất tự nhiên hesperidin có thể làm giảm lượng đường trong máu. Từ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Trào lưu uống nước cốt chanh có tốt không?
Dạo gần đây, trên các nền tảng mạng xã hội rộ lên trào lưu uống nước cốt chanh vào buổi sáng khi bụng rỗng để chữa 'bách bệnh' lại được lan truyền mạnh mẽ.
Chẳng hạn như uống quá nhiều chanh mỗi ngày, uống lúc đói hay uống nước cốt chanh mà không pha loãng với nước lọc đều có thể gây ra những bất lợi đối với sức khỏe, cụ thể như:
- Gây hại cho dạ dày vì hàm lượng axit trong chanh cao. Vì vậy, nếu uống quá nhiều chanh, uống nước cốt chanh không pha loãng hoặc uống lúc đói có thể gây viêm loét dạ dày, trào ngược, ợ nóng…
- Do chanh có vị chua nhiều nên người uống có thể vô tình cho thêm một lượng đường lớn vào nước chanh để dễ uống hơn. Lượng đường bổ sung này có thể mang lại nhiều tác hại đối với sức khỏe như tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì, tiểu đường, tim mạch, huyết áp…
- Axit citric trong chanh có thể làm mòn men răng khiến răng nhạy cảm, ê buốt, dễ sâu răng, yếu răng. Chanh cũng có thể khiến các vết loét trong miệng đau và lâu lành hơn.
- Chanh có chứa axit amin tyramine. Do đó, khi uống quá nhiều nước chanh sẽ gây dư thừa loại axit này và khiến máu đột ngột dồn lên não gây ra các cơn đau nửa đầu.
Do đó, chanh tuy có nhiều lợi ích với sức khỏe nhưng nếu uống sai cách có thể gây nhiều tác hại.
*Trên đây là thông tin tham khảo uống nước cốt chanh có tác dụng gì, trào lưu uống nước cốt chanh có tốt không!
Uống nước cốt chanh có tác dụng gì? Trào lưu uống nước cốt chanh có tốt không? Những hành vi nào bị cấm về an toàn thực phẩm? (Hình ảnh Internet)
Những lưu ý khi uống nước cốt chanh?
Có thể tham khảo những lưu ý khi uống nước cốt chanh dưới đây:
Mặc dù có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe và làm đẹp, nhưng nước chanh cũng có các tác dụng không tốt cho một số đối dượng như:
- Người mắc các bệnh về dạ dày: Hàm lượng axit cao trong chanh khiến bệnh dạ dày tiến triển nặng hơn, xuất hiện các tình trạng như trào ngược dạ dày thực quản, ợ nóng, ợ chua,...
- Người bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hoá: Khi bị những vấn đề trên, hệ tiêu hóa đang không được tốt nên tránh uống nước chanh để hạn chế các phản ứng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
- Phụ nữ mang thai uống nước chanh thời gian dài có thể gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hoá, xuất hiện các triệu chứng như ợ nóng, ợ hơi, trào ngược dạ dày - thực quản, viêm loét dạ dày,... thậm chí tăng nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2 sau sinh ở các thai phụ bị tiểu đường thai kỳ.
- Phụ nữ đang cho con bú để tránh ảnh hưởng tới men răng cũng như tác động tiêu cực tới hệ tiêu hoá.
Nhằm hạn chế những tác dụng không mong muốn khi sử dụng nước chanh, bạn cũng cần chú ý:
- Tránh để nước cốt chanh tiếp xúc trực tiếp với da khiến da bị mẩn đỏ, sưng tấy.
- Không sử dụng chanh hoặc uống nước chanh quá đậm đặc cho những người có vấn đề về dạ dày.
- Không lạm dụng nước chanh để tránh mài mòn men răng.
- Nên súc miệng thật kỹ sau khi uống nước chanh hoặc ăn chanh nhằm loại bỏ được lượng axit citric còn lại trong khoang miệng, tránh ảnh hưởng đến men răng.
*Trên đây là thông tin tham khảo những lưu ý khi uống nước cốt chanh!
Những hành vi nào bị cấm về an toàn thực phẩm?
Căn cứ theo Điều 5 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định những hành vi bị cấm về an toàn thực phẩm như sau:
- Sử dụng nguyên liệu không thuộc loại dùng cho thực phẩm để chế biến thực phẩm.
- Sử dụng nguyên liệu thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc không bảo đảm an toàn để sản xuất, chế biến thực phẩm.
- Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng, ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc trong danh mục được phép sử dụng nhưng vượt quá giới hạn cho phép; sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc, hóa chất bị cấm sử dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
- Sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc chết không rõ nguyên nhân, bị tiêu hủy để sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
- Sản xuất, kinh doanh:
+ Thực phẩm vi phạm quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa;
+ Thực phẩm không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
+ Thực phẩm bị biến chất;
+ Thực phẩm có chứa chất độc hại hoặc nhiễm chất độc, tác nhân gây ô nhiễm vượt quá giới hạn cho phép;
+ Thực phẩm có bao gói, đồ chứa đựng không bảo đảm an toàn hoặc bị vỡ, rách, biến dạng trong quá trình vận chuyển gây ô nhiễm thực phẩm;
+ Thịt hoặc sản phẩm được chế biến từ thịt chưa qua kiểm tra thú y hoặc đã qua kiểm tra nhưng không đạt yêu cầu;
+ Thực phẩm không được phép sản xuất, kinh doanh để phòng, chống dịch bệnh;
+ Thực phẩm chưa được đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp thực phẩm đó thuộc diện phải được đăng ký bản công bố hợp quy;
+ Thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc quá thời hạn sử dụng.
- Sử dụng phương tiện gây ô nhiễm thực phẩm, phương tiện đã vận chuyển chất độc hại chưa được tẩy rửa sạch để vận chuyển nguyên liệu thực phẩm, thực phẩm.
- Cung cấp sai hoặc giả mạo kết quả kiểm nghiệm thực phẩm.
- Che dấu, làm sai lệch, xóa bỏ hiện trường, bằng chứng về sự cố an toàn thực phẩm hoặc các hành vi cố ý khác cản trở việc phát hiện, khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm.
- Người mắc bệnh truyền nhiễm tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
- Sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại cơ sở không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
- Quảng cáo thực phẩm sai sự thật, gây nhầm lẫn đối với người tiêu dùng.
- Đăng tải, công bố thông tin sai lệch về an toàn thực phẩm gây bức xúc cho xã hội hoặc thiệt hại cho sản xuất, kinh doanh.
- Sử dụng trái phép lòng đường, vỉa hè, hành lang, sân chung, lối đi chung, diện tích phụ chung để chế biến, sản xuất, kinh doanh thức ăn đường phố.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị luận xã hội về ý nghĩa của cuộc sống hòa bình? Môn Ngữ Văn: Quan điểm xây dựng chương trình?
- TPHCM hướng dẫn xét tốt nghiệp THCS năm 2025 quy trình cụ thể thế nào? Hồ sơ dự xét tốt nghiệp THCS 2025 gồm có những gì?
- Đã có Công văn 2039: Hướng dẫn xét tốt nghiệp THCS năm 2025 TPHCM? Chi tiết các mốc thời gian xét tốt nghiệp THCS 2025 TPHCM ra sao?
- Lịch phát sóng VTV1 ngày 25 4 2025? Chi tiết lịch phát sóng kênh VTV1 ngày 25 4 2025 như thế nào?
- Lịch trình diễn Drone thiết bị bay không người lái ngày 26 4 tại TP HCM? Chi tiết thời gian và địa điểm trình diễn Drone ngày 30 tháng 4 tại TP HCM?