Tổng hợp nội dung ôn tập thi Trạng Nguyên Tiếng Việt Vòng 10 thi Đình cấp Quốc gia năm 2024 2025?
Tổng hợp nội dung ôn tập thi Trạng Nguyên Tiếng Việt Vòng 10 thi Đình cấp Quốc gia năm 2024 2025?
Căn cứ theo Quyết định 930/QĐ-TTg năm 2022 quy định hằng năm tổ chức Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trở thành dấu mốc quan trọng hằng năm trong đời sống văn hóa, tinh thần của cộng đồng với những hoạt động thiết thực.
Dưới đây là Tổng hợp nội dung ôn tập thi Trạng Nguyên Tiếng Việt Vòng 10 thi Đình cấp Quốc gia năm 2024 2025 để bạn tham khảo:
Tổng hợp nội dung ôn tập thi Trạng Nguyên Tiếng Việt Vòng 10 thi Đình cấp Quốc gia năm 2024 2025:
I. Nội dung ôn tập
- Phạm vi kiến thức: Không vượt quá tuần 30
- Thời gian làm bài tối đa: 30 phút
- Điểm tối đa: 300 điểm
- Số lượng bài thi: 01 bài
- Số lượng câu hỏi trong bài thi: 30 câu/đề (mỗi câu 10 điểm)
II. Các loại câu hỏi
- Đề thi Đình - cấp Quốc gia (Vòng 10) sân chơi Trạng Nguyên Tiếng Việt năm học 2024 - 2025 bao gồm 6 dạng câu hỏi:
- Trắc nghiệm
- Điền từ
- Ghép cặp (nối 2 cột)
- Sắp xếp trật tự
- Kéo thả vào ô chủ đề
- Điền và chọn đáp án có sẵn.
- Đối với dạng bài điền từ: Trước khi làm bài, học sinh lưu ý kiểm tra, cài đặt bảng gõ tiếng Việt là phần mềm Unikey 4.0; bảng mã Unicode (code dựng sẵn); kiểu gõ Telex và tắt phím Caps Lock trên bàn phím.
Lưu ý: Đề thi có sử dụng dạng câu hỏi audio, video
Nội dung ôn tập thi Đình được BTC chọn lọc và phân chia rõ ràng theo từng khối:
Lớp 4 | Lớp 5 |
- Chính tả: phân biệt các từ ngữ có phụ âm đầu dễ nhầm: l/n, s/x, ch/tr, r/d/gi,… - Mở rộng vốn từ, nghĩa của từ, lựa chọn từ ngữ phù hợp - Từ có nghĩa giống nhau, từ có nghĩa trái ngược nhau - Từ loại: danh từ, động từ, tính từ - Câu giới thiệu, câu nêu hoạt động, câu nêu đặc điểm - Câu và các thành phần của câu (chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ) - Các loại dấu câu đã học - Biện pháp nghệ thuật: so sánh, nhân hoá - Câu chủ đề trong đoạn văn - Sắp xếp các chữ để tạo thành từ, sắp xếp các từ để tạo thành câu, sắp xếp các ý để tạo thành câu chuyện hoàn chỉnh - Ca dao, thành ngữ, tục ngữ - Câu đố - Đọc hiểu văn bản | - Chính tả: phân biệt các từ ngữ có phụ âm đầu dễ nhầm: l/n, s/x, ch/tr, r/d/gi,… - Mở rộng vốn từ, nghĩa của từ, lựa chọn từ ngữ phù hợp - Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đa nghĩa - Từ loại: danh từ, động từ, tính từ, đại từ, kết từ - Các loại dấu câu đã học - Câu đơn, thành phần chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của câu - Câu ghép, cách nối các vế câu ghép - Biện pháp nghệ thuật: so sánh, nhân hoá, điệp từ điệp ngữ - Các cách liên kết câu trong văn bản - Sắp xếp các chữ để tạo thành từ, sắp xếp các từ để tạo thành câu, sắp xếp các ý để tạo thành câu chuyện hoàn chỉnh - Ca dao, thành ngữ, tục ngữ - Câu đố - Đọc hiểu văn bản |
Nội dung kiến thức trọng tâm ôn tập thi Đình Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 4
Nội dung kiến thức trọng tâm ôn tập thi Đình Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 5
Trangnguyen edu vn vào thi Đình Trạng Nguyên Tiếng Việt vòng 10 (Hội thi Đình - cấp Quốc gia) năm 2024 - 2025 dưới đây:
Truy cập vào đường link đăng nhập Trạng Nguyên Tiếng Việt: |
Thông tin "Tổng hợp nội dung ôn tập thi Trạng Nguyên Tiếng Việt Vòng 10 thi Đình cấp Quốc gia năm 2024 2025?" mang tính chất tham khảo.
*Trên đây là "Tổng hợp nội dung ôn tập thi Trạng Nguyên Tiếng Việt Vòng 10 thi Đình cấp Quốc gia năm 2024 2025?"
Tổng hợp nội dung ôn tập thi Trạng Nguyên Tiếng Việt Vòng 10 thi Đình cấp Quốc gia năm 2024 2025? (Hình từ Internet)
Lịch thi Trạng Nguyên Tiếng Việt năm 2024 2025 tất cả các vòng?
Theo thông báo từ BTC Trạng Nguyên Tiếng Việt thì lịch thi Trạng Nguyên Tiếng Việt năm 2024 2025 tất cả các vòng như sau:
STT | Vòng thi | Thời gian mở | Thời gian kết thúc |
1 | Vòng 1 - Tự do | 05/08/2024 | 25/11/2024 |
2 | Vòng 2 - Điều kiện | 05/09/2024 | 25/11/2024 |
3 | Vòng 3 - Điều kiện | 15/09/2024 | 25/11/2024 |
4 | Vòng 4 - Điều kiện | 05/10/2024 | 25/11/2024 |
5 | Vòng 5 - Điều kiện | 15/10/2024 | 25/11/2024 |
6 | Vòng 6 - Điều kiện | 05/11/2024 | 25/11/2024 |
7 | Vòng 7 – Sơ khảo – Cấp Trường | 02/12/2024 | 07/12/2024 |
8 | Vòng 8 - Thi Hương - Cấp Huyện | 07/01/2025 | 10/01/2025 |
9 | Vòng 9 - Thi Hội | 13/03/2025 | 15/03/2025 |
10 | Vòng 10 - Thi Đình | 19/04/2025 | 20/04/2025 |
Hướng dẫn đánh giá định kỳ học sinh tiểu học năm học 2024 2025 thế nào?
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT quy định đánh giá định kỳ học sinh tiểu học năm học 2024 2025 như sau:
(1) Đánh giá định kỳ về nội dung học tập các môn học, hoạt động giáo dục
- Vào giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II và cuối năm học, giáo viên dạy môn học căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và yêu cầu cần đạt, biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục để đánh giá học sinh đối với từng môn học, hoạt động giáo dục theo các mức sau:
+ Hoàn thành tốt: thực hiện tốt các yêu cầu học tập và thường xuyên có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục;
+ Hoàn thành: thực hiện được các yêu cầu học tập và có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục;
+ Chưa hoàn thành: chưa thực hiện được một số yêu cầu học tập hoặc chưa có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục.
- Vào cuối học kỳ I và cuối năm học, đối với các môn học bắt buộc: Tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ 1, Lịch sử và Địa lý, Khoa học, Tin học và Công nghệ có bài kiểm tra định kỳ;
Đối với lớp 4, lớp 5, có thêm bài kiểm tra định kỳ môn Tiếng Việt, môn Toán vào giữa học kỳ I và giữa học kỳ II.
- Đề kiểm tra định kỳ phù hợp với yêu cầu cần đạt và các biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học, gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo các mức như sau:
+ Mức 1: Nhận biết, nhắc lại hoặc mô tả được nội dung đã học và áp dụng trực tiếp để giải quyết một số tình huống, vấn đề quen thuộc trong học tập;
+ Mức 2: Kết nối, sắp xếp được một số nội dung đã học để giải quyết vấn đề có nội dung tương tự;
+ Mức 3: Vận dụng các nội dung đã học để giải quyết một số vấn đề mới hoặc đưa ra những phản hồi hợp lý trong học tập và cuộc sống.
- Bài kiểm tra được giáo viên sửa lỗi, nhận xét, cho điểm theo thang điểm 10, không cho điểm thập phân và được trả lại cho học sinh. Điểm của bài kiểm tra định kỳ không dùng để so sánh học sinh này với học sinh khác. Nếu kết quả bài kiểm tra cuối học kỳ I và cuối năm học bất thường so với đánh giá thường xuyên, giáo viên đề xuất với nhà trường có thể cho học sinh làm bài kiểm tra khác để đánh giá đúng kết quả học tập của học sinh.
(2) Đánh giá định kỳ về sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực
Vào giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II và cuối năm học, giáo viên chủ nhiệm phối hợp với các giáo viên dạy cùng lớp, thông qua các nhận xét, các biểu hiện trong quá trình đánh giá thường xuyên về sự hình thành và phát triển từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi của mỗi học sinh, đánh giá theo các mức sau:
- Tốt: Đáp ứng tốt yêu cầu giáo dục, biểu hiện rõ và thường xuyên.
- Đạt: Đáp ứng được yêu cầu giáo dục, biểu hiện nhưng chưa thường xuyên.
- Cần cố gắng: Chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu giáo dục, biểu hiện chưa rõ.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chính sách hỗ trợ và hợp tác phát triển khu công nghiệp sinh thái do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành gồm những chính sách nào?
- Cả nước có 34 tỉnh thành, giảm 60-70% số lượng cấp xã sau sáp nhập 2025 theo Nghị quyết 60?
- Tư vấn nghề nghiệp trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp là hoạt động gì? Nội dung tư vấn bao gồm những gì?
- Phim nóng là gì? Xem phim nóng có vi phạm pháp luật không? Tự đăng phim nóng của mình lên mạng xã hội bị phạt bao nhiêu tiền?
- Con số may mắn của 12 cung hoàng đạo hôm nay 20 4 2025? Con số may mắn của 12 cung hoàng đạo ngày 20 4 2025?