Tổng hợp điểm nổi bật Nghị quyết 198 về phát triển kinh tế tư nhân ra sao? Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân mới nhất?

Tổng hợp điểm nổi bật Nghị quyết 198 về phát triển kinh tế tư nhân ra sao? Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân mới nhất?

Tổng hợp điểm nổi bật Nghị quyết 198 về phát triển kinh tế tư nhân ra sao? Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân mới nhất?

Ngày 17 tháng 5 năm 2025 Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 198/2025/QH15 về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân

Theo đó, tổng hợp điểm nổi bật Nghị quyết 198 về phát triển kinh tế tư nhân, cụ thể như sau:

(1) Ưu đãi thuế cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Miễn thuế TNDN trong thời hạn 02 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 04 năm tiếp theo.

Đối tượng: Thu nhập từ hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, công ty quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo, tổ chức trung gian hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Việc xác định thời gian miễn, giảm thuế thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.

(2) Miễn thuế TNDN cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong 3 năm

Miễn thuế TNDN cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.

(3) Ưu đãi thuế TNCN cho chuyên gia, nhà khoa học làm việc trong doanh nghiệp/đơn vị đổi mới sáng tạo

Miễn thuế TNCN trong thời hạn 02 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 04 năm tiếp theo

Đối tượng: Thu nhập từ tiền lương, tiền công của chuyên gia, nhà khoa học nhận được từ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, trung tâm nghiên cứu phát triển, trung tâm đổi mới sáng tạo, tổ chức trung gian hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

(4) Miễn thuế TNCN, TNDN khi chuyển nhượng vốn liên quan đến khởi nghiệp

Ngoài ra, tại Nghị quyết 198 về chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân còn nêu rõ miễn thuế TNCN, thuế TNDN đối với khoản thu nhập từ chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp, quyền góp vốn, quyền mua cổ phần, quyền mua phần vốn góp vào doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.

(5) Không được thanh tra quá 1 lần trong năm

Theo đó, tại Điều 4 Nghị quyết 198/2025/QH15, quy định cụ thể như sau:

Nguyên tắc hoạt động thanh tra, kiểm tra, cấp phép, chứng nhận, cạnh tranh và tiếp cận nguồn lực đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh
1. Số lần thanh tra đối với mỗi doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh (nếu có) không được quá 01 lần trong năm, trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm rõ ràng.
2. Số lần kiểm tra tại doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh (nếu có), bao gồm cả kiểm tra liên ngành, không được quá 01 lần trong năm, trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm rõ ràng.
...

Theo đó, số lần thanh tra đối với mỗi doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh (nếu có) không được quá 01 lần trong năm, trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm rõ ràng.

Số lần kiểm tra tại doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh (nếu có), bao gồm cả kiểm tra liên ngành, không được quá 01 lần trong năm, trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm rõ ràng.

(6) Chính thức bỏ thuế khoán từ 1/1/2026 đối với hộ kinh doanh, cá nhân

Tại khoản 6 Điều 10 Nghị quyết 198/2025/QH15 có nêu rõ hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không áp dụng phương pháp khoán thuế từ ngày 01 tháng 01 năm 2026. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo pháp luật về quản lý thuế.

(7) Chấm dứt việc thu, nộp lệ phí môn bài từ 1/6/2026

Tại khoản 7 Điều 10 Nghị quyết 198/2025/QH15 có nêu rõ sẽ chấm dứt việc thu, nộp lệ phí môn bài từ ngày 01 tháng 01 năm 2026.

(8) Chi phí đào tạo được trừ khi tính thuế

Chi phí đào tạo và đào tạo lại nhân lực của doanh nghiệp lớn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia chuỗi được tính vào chi phí được trừ để xác định thu nhập chịu thuế khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

(9) Trích lập quỹ tối đa 20% thu nhập tính thuế TNDN

Doanh nghiệp được trích tối đa 20% thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp để lập quỹ phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số của doanh nghiệp.

Lưu ý: Doanh nghiệp được sử dụng quỹ để tự triển khai hoặc đặt hàng bên ngoài nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo theo cơ chế khoán sản phẩm. Việc sử dụng quỹ này thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.

(10) Tính chi phí R&D vào chi phí được trừ gấp đôi (200%)

Doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ để xác định thu nhập chịu thuế đối với chi phí cho hoạt động nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp bằng 200% chi phí thực tế của hoạt động này khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ.

(11) Miễn phí, lệ phí cấp lại/đổi giấy tờ

Miễn thu phí, lệ phí cho tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đối với các loại giấy tờ nếu phải cấp lại, cấp đổi khi thực hiện sắp xếp, tổ chức lại bộ máy nhà nước theo quy định của pháp luật.

*Trên đây là thông tin về "Tổng hợp điểm nổi bật Nghị quyết 198 về phát triển kinh tế tư nhân ra sao? Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân mới nhất?"

Tổng hợp điểm nổi bật Nghị quyết 198 về phát triển kinh tế tư nhân ra sao? Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân mới nhất?

Tổng hợp điểm nổi bật Nghị quyết 198 về phát triển kinh tế tư nhân ra sao? Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân mới nhất? (Hình từ Internet)

Mục tiêu phát triển kinh tế tư nhân theo Nghị quyết 68 ra sao?

Theo quy định tại Mục II Nghị quyết 68-NQ/TW năm 2025 nêu rõ mục tiêu phát triển kinh tế tư nhân như sau:

(1) Đến năm 2030

- Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia; là lực lượng tiên phong trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu của Nghị quyết 57-NQ/TW năm 2024 của Bộ Chính trị vá các chủ trương, đường lối khác của Đảng.

- Phấn đấu có 2 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế, 20 doanh nghiệp hoạt động/nghìn dân. Có it nhất 20 doanh nghiệp lớn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.

- Tốc độ tăng trưởng bình quân của kinh tế tư nhân đạt khoảng 10 - 12%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng của nền kình tế; đóng góp khoảng 55 - 58% GDP, khoảng 35 - 40% tổng thu ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm cho khoảng 84 - 85% tổng số lao động, năng suất lao động tăng bình quân khoảng 8,5 - 9,5%/năm.

- Trình độ, năng lực công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số thuộc nhóm 3 nước đứng đầu ASEAN và nhóm 5 nước đứng đầu khu vực châu Á.

(2) Tầm nhìn đến năm 2045

Kinh tế tư nhân Việt Nam phát triển nhanh, mạnh, bền vũng, chủ động tham gia vào chuỗi sân xuất, cung ứng toàn cầu; có năng lực cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế; phấn đấu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP.

Nghĩa vụ của doanh nghiệp hiện nay là gì?

Nghĩa vụ của doanh nghiệp được quy định tại Điều 8 Luật Doanh nghiệp 2020, cụ thể như sau:

- Đáp ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.

- Thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, công khai thông tin về thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, báo cáo và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020.

- Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo; trường hợp phát hiện thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó.

- Tổ chức công tác kế toán, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

- Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động theo quy định của pháp luật; không phân biệt đối xử, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người lao động trong doanh nghiệp;

Không ngược đãi lao động, cưỡng bức lao động hoặc sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật; hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tham gia đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề; thực hiện các chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật.

- Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Phát triển kinh tế tư nhân
Kinh tế tư nhân
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chính thức bãi bỏ lệ phí môn bài từ 1/6/2026? Chấm dứt việc thu, nộp lệ phí môn bài ra sao?
Pháp luật
Tổng hợp điểm nổi bật Nghị quyết 198 về phát triển kinh tế tư nhân ra sao? Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân mới nhất?
Pháp luật
Danh sách Nghị quyết Bộ tứ trụ cột đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới gồm những mục tiêu ra sao?
Pháp luật
Đào tạo bồi dưỡng 10 000 giám đốc điều hành phát triển kinh tế tư nhân theo Nghị quyết 68-NQ/TW năm 2025 ra sao?
Pháp luật
Chỉ số PCI là gì? Bảng xếp hạng PCI 2024? Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2024? Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh 2024?
Pháp luật
Kinh tế tư nhân là gì? Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia? Giải pháp phát triển kinh tế tư nhân?
Pháp luật
Đã có Nghị quyết 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân? Tải về toàn văn Nghị quyết 68-NQ/TW?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phát triển kinh tế tư nhân
14 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào