Toàn văn Kế hoạch 47-KH/BCĐ 2025 sáp nhập đơn vị hành chính và tổ chức hệ thống chính quyền địa phương 2 cấp?
Toàn văn Kế hoạch 47-KH/BCĐ 2025 sáp nhập đơn vị hành chính và tổ chức hệ thống chính quyền địa phương 2 cấp?
Ngày 14/4/2025, Ban Chỉ đạo Trung ương ban hành toàn văn Kế hoạch 47-KH/BCĐ năm 2025 về thực hiện sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và tổ chức hệ thống chính quyền địa phương 2 cấp.
>> TẢI VỀ Toàn văn Kế hoạch 47-KH/BCĐ năm 2025
Theo đó, tại Mục I Kế hoạch 47-KH/BCĐ năm 2025 có nêu về mục đích, yêu cầu như sau:
Tổ chức quán triệt nghiêm nguyên tắc, yêu cầu và thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp về xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tại Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025, ngày 12/4/2025 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII và các kết luận, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Thực hiện tốt công tác chính trị, tư tưởng, tạo sự đoàn kết, thống nhất cao trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, sự đồng thuận trong xã hội về chủ trương, định hướng và việc tổ chức triển khai sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong hệ thống chính trị.
Phân công công việc phải gắn với chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và phát huy vai trò chủ động, tích cực của các cơ quan, đơn vị, địa phương. Đồng thời, xác định cụ thể các nội dung công việc, thời hạn hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị ở Trung ương, tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương nhằm bảo đảm việc thực hiện kịp thời, đồng bộ, thống nhất, chất lượng và hiệu quả.
Toàn văn Kế hoạch 47-KH/BCĐ 2025 sáp nhập đơn vị hành chính và tổ chức hệ thống chính quyền địa phương 2 cấp? (Hình ảnh Internet)
Tổ chức thực hiện Kế hoạch 47-KH/BCĐ năm 2025 ra sao?
Tại Mục III Kế hoạch 47-KH/BCĐ năm 2025 có nêu về việc tổ chức thực hiện như sau:
(1) Các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị và người đứng đầu
- Bám sát nghị quyết, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; chủ động, tích cực làm tốt công tác quán triệt, tuyên truyền, vận động, định hướng tư tưởng và dư luận xã hội, bảo đảm sự đoàn kết, đồng thuận, thống nhất cao trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động và các tầng lớp nhân dân.
- Tập trung chỉ đạo, khẩn trương cụ thể hóa kế hoạch theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền; triển khai quyết liệt các nhiệm vụ, phân công cụ thể trách nhiệm trong tổ chức thực hiện bảo đảm hoàn thành đúng kế hoạch; đồng thời bảo đảm các cơ quan, đơn vị, tổ chức trước, trong và sau sắp xếp hoạt động liên tục, thông suốt, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, không để gián đoạn công việc, bỏ trống nhiệm vụ, địa bàn, lĩnh vực và ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường của cơ quan, đơn vị, tổ chức và xã hội.
- Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, chuyển đổi số để cải cách tổ chức hoạt động của các cơ quan, đơn vị; khẩn trương số hóa tài liệu, đổi mới toàn diện việc giải quyết thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ số cho người dân và doanh nghiệp.
- Kiểm soát chặt chẽ tình hình, bảo đảm an ninh trật tự ở các địa bàn, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng khiếu kiện đông người hoặc phát sinh điểm nóng, phức tạp.
- Phối hợp chặt chẽ, kịp thời, đồng bộ, hiệu quả và chủ động, tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công tại Kế hoạch này; biểu dương, khen thưởng những tổ chức, cá nhân thực hiện có hiệu quả và xử lý nghiêm, kịp thời tổ chức, cá nhân không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định, không đạt mục tiêu sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và tổ chức hệ thống chính quyền địa phương 02 cấp.
- Từ 16/4/2025 - 31/10/2025, định kỳ báo cáo tiến độ thực hiện nhiệm vụ, đề án về Ban Chỉ đạo (qua Ban Tổ chức Trung ương) trước 15 giờ ngày thứ 4 hàng tuần, để Ban Tổ chức Trung ương tổng hợp, báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư vào thứ 6 hàng tuần.
(2) Ban Tổ chức Trung ương chủ trì, phối hợp cùng các cấp ủy, cơ quan, đơn vị liên quan giúp Ban Chỉ đạo:
- Thường xuyên theo dõi, nắm chắc tình hình, tham gia ý kiến (khi cần thiết) trong quá trình triển khai các bước thực hiện 3 nhiệm vụ của các cấp ủy, cơ quan, đơn vị bảo đảm đúng tiến độ, chủ trương của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo.
- Kịp thời điều chỉnh, bổ sung các nội dung, nhiệm vụ, tiến độ thực hiện trong Kế hoạch bảo đảm bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và phù hợp tình hình thực tiễn.
Hiện nay, thẩm quyền quyết định sáp nhập tỉnh, xã thế nào?
Căn cứ theo Điều 9 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định thẩm quyền quyết định sáp nhập tỉnh, xã như sau:
- Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh.
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đảng viên vi phạm vì che giấu việc con kết hôn với người nước ngoài trái quy định thì bị xử lý như thế nào?
- Hệ thống tổ chức công đoàn hiện nay gồm những cấp nào? Nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ công đoàn được quy định như thế nào?
- Quy định về lãnh đạo Thông tấn xã Việt Nam? 19 Nhiệm vụ và quyền hạn của Thông tấn xã Việt Nam?
- Bộ Dân tộc và Tôn giáo là gì? Nhiệm vụ, quyền hạn về tín ngưỡng tôn giáo của Bộ Dân tộc và Tôn giáo?
- Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam là gì? Cơ cấu tổ chức? Nhiệm vụ, quyền hạn về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ?