Tổ chức tín dụng phải ban hành quy định nội bộ về các nội dung nào theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng 2024?
Tổ chức tín dụng phải ban hành quy định nội bộ về các nội dung nào theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng 2024?
Căn cứ theo Điều 101 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định về quy định nội bộ của tổ chức tín dụng như sau:
Quy định nội bộ
1. Căn cứ vào quy định của Luật này, quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan, tổ chức tín dụng phải xây dựng và ban hành quy định nội bộ đối với hoạt động nghiệp vụ của tổ chức tín dụng, bao gồm cả việc thực hiện hoạt động nghiệp vụ bằng phương tiện điện tử, bảo đảm có cơ chế kiểm soát, kiểm toán nội bộ, quản lý rủi ro gắn với từng quy trình nghiệp vụ kinh doanh, phương án xử lý trường hợp khẩn cấp.
2. Tổ chức tín dụng phải ban hành quy định nội bộ về các nội dung sau đây:
a) Cấp tín dụng, quản lý khoản cấp tín dụng;
b) Phân loại tài sản có, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro;
c) Đánh giá chất lượng tài sản có và tuân thủ tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu;
d) Quản lý thanh khoản, trong đó có thủ tục và giới hạn quản lý thanh khoản;
đ) Kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ phù hợp với tính chất và quy mô hoạt động của tổ chức tín dụng;
e) Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với tổ chức tín dụng phải xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo quy định của pháp luật về các tổ chức tín dụng;
g) Quản trị rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng;
h) Phòng, chống rửa tiền;
i) Phương án xử lý trường hợp khẩn cấp.
3. Tổ chức tín dụng phải gửi cho Ngân hàng Nhà nước quy định nội bộ quy định tại khoản 2 Điều này trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ban hành.
Như vậy theo quy định trên thì tổ chức tín dụng phải ban hành quy định nội bộ về các nội dung sau đây:
- Cấp tín dụng, quản lý khoản cấp tín dụng;
- Phân loại tài sản có, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro;
- Đánh giá chất lượng tài sản có và tuân thủ tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu;
- Quản lý thanh khoản, trong đó có thủ tục và giới hạn quản lý thanh khoản;
- Kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ phù hợp với tính chất và quy mô hoạt động của tổ chức tín dụng;
- Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với tổ chức tín dụng phải xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo quy định của pháp luật về các tổ chức tín dụng;
- Quản trị rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng;
- Phòng, chống rửa tiền;
- Phương án xử lý trường hợp khẩn cấp.
Tổ chức tín dụng phải ban hành quy định nội bộ về các nội dung nào theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng 2024? (Hình từ internet)
Có những hành vi nào bị nghiêm cấm theo Luật Các tổ chức tín dụng 2024?
Căn cứ theo Điều 15 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh khác ngoài hoạt động ghi trong Giấy phép được Ngân hàng Nhà nước cấp cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
- Tổ chức, cá nhân không phải là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện hoạt động ngân hàng;
Lưu ý: Trừ những trường hợp như giao dịch ký quỹ, giao dịch mua bán lại chứng khoán của công ty chứng khoán.
- Tổ chức, cá nhân can thiệp trái pháp luật vào hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh khác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh hoặc hành vi cạnh tranh không lành mạnh có nguy cơ gây tổn hại hoặc gây tổn hại đến việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, an toàn của hệ thống tổ chức tín dụng, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, người quản lý, người điều hành, nhân viên của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gắn việc bán sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc với việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng dưới mọi hình thức.
Hiệu lực thi hành của Luật Các tổ chức tín dụng 2024 là khi nào?
Theo Điều 209 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định về hiệu lực thi hành như sau:
Hiệu lực thi hành
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, trừ quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Khoản 3 Điều 200 và khoản 15 Điều 210 của Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.
3. Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 17/2017/QH14 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, trừ quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 8, 9, 12 và 14 Điều 210 của Luật này.
Như vậy thì Luật Các tổ chức tín dụng 2024 sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2024.
Riêng khoản 3 Điều 200 và khoản 15 Điều 210 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?