Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 10007:2008 về hệ thống quản lý chất lượng - hướng dẫn quản lý cấu hình như thế nào?
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 10007:2008 về hệ thống quản lý chất lượng - hướng dẫn quản lý cấu hình như thế nào?
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 10007:2008 hoàn toàn tương đương với ISO 10007:2003.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 10007:2008 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 176 Quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 10007:2008 đưa ra hướng dẫn về việc áp dụng quản lý cấu hình trong tổ chức. Tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho sản phẩm kể từ khi hình thành ý tưởng cho đến khi loại bỏ.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 10007:2008 xác định trách nhiệm và quyền hạn trước khi mô tả quá trình quản lý cấu hình bao gồm: hoạch định quản lý cấu hình, nhận biết cấu hình, kiểm soát thay đổi, mô tả tình trạng cấu hình và đánh giá cấu hình.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 10007:2008 là tài liệu hướng dẫn nên không được sử dụng cho mục đích chứng nhận/đăng ký.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 10007:2008 về hệ thống quản lý chất lượng - hướng dẫn quản lý cấu hình như thế nào? (Hình từ internet)
Xác định cấu hình tại TCVN ISO 10007:2008 như thế nào?
Căn cứ tại tiểu mục 5.3 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 10007:2008, cấu hình được xác định như sau:
- Cấu trúc của sản phẩm và lựa chọn hạng mục cấu hình:
Việc lựa chọn hạng mục cấu hình và các mối quan hệ tương tác của chúng cần mô tả cấu trúc của sản phẩm.
Cần sử dụng các tiêu chí lựa chọn đã được thiết lập để xác định các hạng mục cấu hình. Các hạng mục cấu hình cần được lựa chọn sao cho các đặc tính vật lý và chức năng của chúng có thể được quản lý tách biệt nhằm đạt được tính năng tổng thể cuối cùng của hạng mục đó.
Tiêu chí lựa chọn cần xem xét:
- Các yêu cầu luật pháp và chế định,
- Giới hạn tới hạn về rủi ro và an toàn,
- Thiết kế hoặc phát triển, công nghệ mới hoặc công nghệ được cải tiến,
- Các mối tương tác với các hạng mục cấu hình khác,
- Các điều kiện mua hàng, và
- Dịch vụ và hỗ trợ.
Số lượng các hạng mục cấu hình được chọn cần làm tối ưu hóa khả năng kiểm soát sản phẩm. Việc lựa chọn các hạng mục cấu hình cần được thực hiện sớm ngay khi có thể trong vòng đời của sản phẩm. Các hạng mục cấu hình cần được xem xét lại khi sản phẩm phát triển.
- Thông tin về cấu hình sản phẩm:
Thông tin về cấu hình sản phẩm bao gồm cả thông tin định nghĩa sản phẩm và thông tin hoạt động của sản phẩm. Thông tin này thường bao gồm: các yêu cầu, đặc tính, bản vẽ thiết kế, danh mục các thành phần, các danh sách và tài liệu phần mềm, mẫu, qui định thử nghiệm, sách hướng dẫn bảo dưỡng và vận hành.
Thông tin về cấu hình sản phẩm cần phù hợp và có khả năng truy lại nguồn gốc. Cần thiết lập qui tắc đánh số đơn nhất và đảm bảo việc kiểm soát đúng các hạng mục cấu hình. Việc này cần tính đến các qui tắc đánh số hiện hành của tổ chức và thông tin về kiểm soát sự thay đổi, ví dụ như tình trạng sửa đổi.
- Chuẩn cấu hình:
Chuẩn cấu hình bao gồm thông tin về cấu hình sản phẩm đã được phê duyệt, thông tin này đưa ra định nghĩa về sản phẩm. Cấu hình được phê duyệt hiện hành của sản phẩm bao gồm chuẩn cấu hình cùng các thay đổi được phê duyệt.
Chuẩn cấu hình cần được thiết lập bất cứ khi nào thấy cần thiết trong vòng đời sản phẩm để xác định sự tham chiếu cho các hoạt động tiếp theo.
Mức độ chi tiết của sản phẩm được xác định trong chuẩn cấu hình tùy thuộc vào yêu cầu về mức độ kiểm soát.
Đề xuất thay đổi thông tin cấu hình gồm có các thông tin gì?
Căn cứ tại tiết 5.4.2 tiểu mục 5.4 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 10007:2008, quy định đề xuất thay đổi thông tin cấu hình gồm có các thông tin như sau:
- (Các) hạng mục cấu hình và thông tin cần thay đổi liên quan, bao gồm cả chi tiết về (các) tên gọi và tình trạng sửa đổi hiện tại;
- Mô tả về thay đổi đề xuất;
- Chi tiết các hạng mục cấu hình khác hoặc thông tin có thể bị ảnh hưởng bởi thay đổi;
- Bên quan tâm soạn thảo đề xuất và thời gian soạn thảo;
- Lý do thay đổi;
- Loại thay đổi.
Cần lập thành văn bản tình trạng xử lý thay đổi, các quyết định và các bố trí có liên quan. Có thể sử dụng biểu mẫu như là phương thức điển hình để văn bản hóa các thay đổi, các biểu mẫu này cung cấp số nhận biết duy nhất để dễ dàng nhận biết và xác định nguồn gốc.
Đánh giá cấu hình được thực hiện như thế nào theo TCVN ISO 10007:2008?
Căn cứ tại tiểu tục 5.6 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 10007:2008, thông thường có 2 cách đánh giá cấu hình như sau:
- Đánh giá cấu hình chức năng: đây là việc xem xét chính thức nhằm kiểm tra xác nhận một hạng mục cấu hình đã đạt được các đặc tính về chức năng và tính năng qui định trong thông tin về cấu hình sản phẩm;
- Đánh giá cấu hình vật lý: đây là việc xem xét chính thức nhằm kiểm tra xác nhận việc một hạng mục cấu hình đã đạt được các đặc tính vật lý qui định trong thông tin về cấu hình sản phẩm.
Việc đánh giá cấu hình có thể được yêu cầu trước khi chấp nhận chính thức một hạng mục cấu hình. Việc đánh giá này không nhằm thay thế các hình thức kiểm tra khác như: kiểm tra xác nhận, xem xét, thử nghiệm hoặc giám định, tuy nhiên đánh giá cấu hình sẽ bị ảnh hưởng bởi kết quả của các hoạt động này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đảng đoàn, ban cán sự đảng cấp tỉnh là gì? Đảng đoàn, ban cán sự đảng cấp tỉnh biểu quyết và quyết nghị những vấn đề nào?
- Hợp đồng tương lai chỉ số có được giao dịch vào thứ Bảy? Nguyên tắc xác định giá khớp lệnh liên tục của hợp đồng tương lai chỉ số là gì?
- Bảo đảm dự thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi áp dụng đối với gói thầu nào? Mức bảo đảm dự thầu trong hồ sơ mời thầu là bao nhiêu?
- Mỗi xe nâng hàng phải có sổ theo dõi quá trình bảo trì? Yêu cầu của đơn vị bảo trì xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên là gì?
- Thanh tra thuế là gì? Được gia hạn thời hạn thanh tra thuế trong các trường hợp nào theo quy định?