Mức thuế đối ứng là gì? Mức thuế suất thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng thống nhất đối với hàng hóa như thế nào?
Mức thuế đối ứng là gì?
Mức thuế đối ứng (Reciprocal Tax Rate) là một nguyên tắc trong chính sách thuế nhằm đảm bảo sự công bằng trong quan hệ thương mại và thuế giữa hai quốc gia. Mức thuế đối ứng thường được quy định trong các hiệp định thương mại song phương hoặc đa phương, hiệp định tránh đánh thuế hai lần (DTA), hoặc thông qua các biện pháp thuế quan do chính phủ ban hành nhằm đảm bảo tính cân bằng và có đi có lại trong chính sách thuế giữa các quốc gia.
Ví dụ, một quốc gia có thể áp dụng mức thuế đối ứng đối với hàng hóa nhập khẩu từ một quốc gia khác theo cách tương tự mà quốc gia đó đã áp thuế đối với hàng hóa xuất khẩu của nước mình.
Mức thuế đối ứng không chỉ giới hạn là một tỷ lệ thuế suất nhất định mà còn có thể là các biện pháp miễn thuế, hạn chế thuế hoặc quy định thuế có đi có lại.
Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!
Mức thuế đối ứng là gì? Mức thuế suất thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng thống nhất đối với hàng hóa như thế nào? (hình từ Internet)
Mức thuế suất thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng thống nhất đối với hàng hóa như thế nào?
Căn cứ theo Điều 10 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định về các nguyên tắc ban hành biểu thuế, thuế suất như sau:
Nguyên tắc ban hành biểu thuế, thuế suất
1. Khuyến khích nhập khẩu nguyên liệu, vật liệu, ưu tiên loại trong nước chưa đáp ứng nhu cầu; chú trọng phát triển lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ nguồn, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường.
2. Phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước và các cam kết về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong các Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
3. Góp phần bình ổn thị trường và nguồn thu ngân sách nhà nước.
4. Đơn giản, minh bạch, tạo thuận lợi cho người nộp thuế và thực hiện cải cách thủ tục hành chính về thuế.
5. Áp dụng thống nhất mức thuế suất đối với hàng hóa có cùng bản chất, cấu tạo, công dụng, có tính năng kỹ thuật tương tự; thuế suất thuế nhập khẩu giảm dần từ thành phẩm đến nguyên liệu thô; thuế suất thuế xuất khẩu tăng dần từ thành phẩm đến nguyên liệu thô.
Đồng thời, theo Điều 4 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 có quy định về các loại thuế thuế nhập khẩu bổ sung:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
5. Thuế chống bán phá giá là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp hàng hóa bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
6. Thuế chống trợ cấp là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
7. Thuế tự vệ là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp nhập khẩu hàng hóa quá mức vào Việt Nam gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
Theo đó, khi áp dụng mức thuế suất các loại thuế nhập khẩu bổ sung cần đảm bảo nguyên tắc áp dụng thống nhất mức thuế suất đối với hàng hóa có cùng bản chất, cấu tạo, công dụng, có tính năng kỹ thuật tương tự. Thuế suất thuế nhập khẩu giảm dần từ thành phẩm đến nguyên liệu thô.
Quy định về việc áp dụng thuế nhập khẩu bổ sung của Việt Nam theo Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu?
Quy định về việc áp dụng thuế nhập khẩu bổ sung gồm thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp và thuế tự vệ của Việt Nam được nêu rõ tại Điều 15 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, cụ thể như sau:
(1) Việc áp dụng, thay đổi, bãi bỏ thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp và thuế tự vệ được thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về chống bán phá giá, pháp luật về chống trợ cấp, pháp luật về tự vệ.
(2) Căn cứ mức thuế, số lượng hoặc trị giá hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ, người khai hải quan có trách nhiệm kê khai và nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
(3) Bộ Công thương quyết định việc áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ.
(4) Bộ Tài chính quy định việc kê khai, thu, nộp, hoàn trả thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ.
(5) Trường hợp lợi ích của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bị xâm hại hay vi phạm, căn cứ vào các Điều ước quốc tế, Chính phủ báo cáo Quốc hội quyết định áp dụng biện pháp thuế phòng vệ khác phù hợp.





Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Cơ quan nào phải thực hiện việc treo cờ rủ khi diễn ra Lễ Quốc tang? Các hoạt động vui chơi giải trí được tổ chức ra sao?
- Link trực tiếp bóng chuyền Cúp Hùng Vương 2025? Lịch thi đấu bóng chuyền Cúp Hùng Vương 2025 hôm nay?
- Tổ chức Lễ Quốc tang dành cho người nước ngoài có phải thành lập Ban Lễ tang Nhà nước hay không?
- Công thức phương trình dao động điều hòa Môn Vật lý lớp 11? Quan điểm xây dựng chương trình môn Vật Lý lớp 11?
- Nên làm gì vào Tết Thanh Minh 2025? Ý nghĩa của Tết Thanh Minh? Tết Thanh Minh có những hoạt động đặc trưng nào?