Áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời với sản phẩm thép mạ từ Trung Quốc và Hàn Quốc thủ tục và hồ sơ như thế nào?
Áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời với sản phẩm từ Trung Quốc và Hàn Quốc thủ tục và hồ sơ như thế nào?
Ngày 1/4/2025 Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định 914/QĐ-BCT năm 2025 áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời là sản phẩm thép mạ có xuất xứ từ Cộng hóa Nhân dân Trung hoa và Đại Hàn Dân Quốc.
Theo Mục 4 Thông báo áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời là sản phẩm thép mạ có xuất xứ từ Cộng hóa Nhân dân Trung hoa và Đại Hàn Dân Quốc kèm theo Quyết định 914/QĐ-BCT năm 2025, thủ tục, hồ sơ kiểm tra và áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời được quy định như sau:
Để có cơ sở xác định hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng áp dụng thuế chống bán phá giá, Cơ quan Hải quan sẽ thực hiện kiểm tra chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa gồm:
(1) Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O); hoặc
(2) Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa phù hợp với quy định tại:
- Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương;
- Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực;
- Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh châu Âu;
- Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ai-len;
- Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN; hoặc
- Hiệp định Thương mại tự do giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Nhà nước I-xra-en.
Nội dung kiểm tra cụ thể theo các bước như sau:
Bước 1: Kiểm tra chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa
- Trường hợp 1: Nếu người khai hải quan không nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa thì áp dụng mức thuế chống bán phá giá tạm thời là 37,13%.
- Trường hợp 2: Nếu người khai hải quan nộp được chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa từ nước, vùng lãnh thổ khác không phải là Trung Quốc, Hàn Quốc thì không phải nộp thuế chống bán phá giá tạm thời.
- Trường hợp 3: Nếu người khai hải quan nộp được chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa từ Trung Quốc, Hàn Quốc thì chuyển sang Bước 2.
Bước 2: Kiểm tra Giấy chứng nhận chất lượng (bản chính) của nhà sản xuất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận nhà sản xuất)
- Trường hợp 1: Nếu (i) người khai hải quan không nộp được Giấy chứng nhận nhà sản xuất hoặc (ii) nộp được Giấy chứng nhận nhà sản xuất nhưng tên tổ chức, cá nhân trên Giấy chứng nhận không trùng với tên tổ chức, cá nhân nêu tại Cột 1 Mục 2 của Thông báo kèm theo Quyết định 914/QĐ-BCT năm 2025 thì nộp thuế chống bán phá giá tạm thời ở mức như sau:
+ 37,13% đối với hàng hóa có chứng từ xuất xứ từ Trung Quốc;
+ 15,67% đối với hàng hóa có chứng từ xuất xứ từ Hàn Quốc;
- Trường hợp 2: Nếu người khai hải quan nộp được Giấy chứng nhận nhà sản xuất và tên tổ chức, cá nhân trên Giấy chứng nhận trùng với tổ chức, cá nhân nêu tại Cột 1 Mục 2 của Thông báo kèm theo Quyết định 914/QĐ-BCT năm 2025 thì chuyển sang Bước 3.
Bước 3: Kiểm tra tên tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu
- Trường hợp 1: Nếu tên tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu (dựa trên hợp đồng mua bán, hóa đơn thương mại) trùng với tên tổ chức, cá nhân nêu tại Cột 1 hoặc trùng với tên tổ chức, cá nhân tương ứng theo hàng ngang tại Cột 2 thì nộp mức thuế tương ứng theo hàng ngang tại Cột 3 Mục 2 của Thông báo kèm theo Quyết định 914/QĐ-BCT năm 2025.
- Trường hợp 2: Nếu tên tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu (dựa trên hợp đồng mua bán, hóa đơn thương mại) không trùng với tên tổ chức, cá nhân nêu tại Cột 1 Mục 2 hoặc không trùng với tên tổ chức, cá nhân tương ứng theo hàng ngang tại Cột 2 Mục 2 Thông báo kèm theo Quyết định 914/QĐ-BCT năm 2025 thì nộp thuế chống bán phá giá tạm thời ở mức như sau:
+ 37,13% đối với hàng hóa có chứng từ xuất xứ từ Trung Quốc;
+ 15,67% đối với hàng hóa có chứng từ xuất xứ từ Hàn Quốc
Áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời với sản phẩm thép mạ từ Trung Quốc và Hàn Quốc thủ tục và hồ sơ như thế nào? (Hình từ Internet)
Trình tự thủ tục tiếp theo sau khi áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời thế nào?
Tại Mục 5 Thông báo áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời là sản phẩm thép mạ có xuất xứ từ Cộng hóa Nhân dân Trung hoa và Đại Hàn Dân Quốc kèm theo Quyết định 914/QĐ-BCT năm 2025 quy định:
Sau khi Bộ Công Thương ban hành Quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời, Cơ quan điều tra sẽ tiến hành các bước triển khai tiếp theo, cụ thể như sau:
- Thẩm tra nội dung bản trả lời câu hỏi điều tra;
- Tổ chức phiên tham vấn công khai;
- Gửi dự thảo kết luận điều tra cuối cùng cho bên liên quan để lấy ý kiến;
- Ban hành Kết luận điều tra cuối cùng.
Thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời là bao lâu?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 81 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định:
Áp dụng biện pháp chống bán phá giá
1. Việc áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định căn cứ vào kết luận sơ bộ của Cơ quan điều tra. Mức thuế chống bán phá giá tạm thời không được vượt quá biên độ bán phá giá trong kết luận sơ bộ.
Thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời là không quá 120 ngày kể từ ngày quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời có hiệu lực. Khi có yêu cầu của tổ chức, cá nhân xuất khẩu hàng hóa tương tự vào Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Công Thương có thể gia hạn áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời nhưng không quá 60 ngày
...
Như vậy, thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời là không quá 120 ngày kể từ ngày quyết định có hiệu lực; Bộ Công thương có thể gia hạn áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời khi có yêu cầu của tổ chức, cá nhân nhưng không quá 60 ngày.



Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ quan nào phải thực hiện việc treo cờ rủ khi diễn ra Lễ Quốc tang? Các hoạt động vui chơi giải trí được tổ chức ra sao?
- Link trực tiếp bóng chuyền Cúp Hùng Vương 2025? Lịch thi đấu bóng chuyền Cúp Hùng Vương 2025 hôm nay?
- Tổ chức Lễ Quốc tang dành cho người nước ngoài có phải thành lập Ban Lễ tang Nhà nước hay không?
- Công thức phương trình dao động điều hòa Môn Vật lý lớp 11? Quan điểm xây dựng chương trình môn Vật Lý lớp 11?
- Nên làm gì vào Tết Thanh Minh 2025? Ý nghĩa của Tết Thanh Minh? Tết Thanh Minh có những hoạt động đặc trưng nào?