Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5671:2012 về hồ sơ thiết kế kiến trúc trong hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng như thế nào?
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5671:2012 về mặt bằng hiện trạng và mặt bằng tổng thể như thế nào?
Tại Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5671:2012 có nêu rõ tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5671:2012 về mặt bằng hiện trạng và mặt bằng tổng thể như sau:
Mặt bằng hiện trạng và mặt bằng tổng thể
Mặt bằng hiện trạng và mặt bằng tổng thể thường được thể hiện với tỷ lệ 1:1 000. Trong trường hợp buộc phải thể hiện những tỷ lệ khác nhau thì khi thể hiện vẫn phải đảm bảo đầy đủ những quy định dưới đây:
Mặt bằng hiện trạng phải thể hiện được những yêu cầu:
- Mối liên hệ giữa ngôi nhà hay công trình thiết kế và môi trường xung quanh;
- Ký hiệu mũi tên chỉ hướng Bắc;
- Ít nhất phải ghi rõ cao độ của một điểm xác định trong hệ thống nhất cao độ toàn quốc;
- Cao độ trung bình của mặt bằng hiện trạng.
Xung quanh công trình cũng cần thể hiện:
- Nhà hay công trình kể cả các phần xây dựng tạm thời trên khu đất;
- Hệ thống đường dây, hệ thống ống dẫn, mạng lưới giao thông (sắt bộ, ống dẫn thoát nước, khí đốt, dẫn điện…);
- Cần ghi rõ, chính xác các yếu tố đặc biệt về nước, điện và cao độ của mạch nước ngầm trong bản vẽ;
- Những yếu tố không thể thiếu được là;
+ Vị trí kiểm tra, xác định mực nước ngầm;
+ Vị trí cây (cây lớn) giếng nước, cột điện hiện có;
+ Cổng vào nhà hay công trình, số tầng;
+ Cao độ ± 0.000 của công trình là giá trị tương ứng trong hệ thống nhất cao độ toàn quốc hay giá trị tương ứng của một điểm đã xác định, có thể lấy cao độ của mái đua của công trình bên cạnh làm mốc;
+ Vị trí và cao độ của các điểm góc nhà hay công trình, giá trị thực tế của các điểm đó trong hệ thống nhất cao độ toàn quốc hay với một điểm cố định có cao độ xác định.
Cần ghi các kích thước chính của ngôi nhà hay công trình, khoảng cách giữa các nhà hay công trình, khoảng cách từ nhà hay công trình thiết kế đến các nhà hay công trình hiện có. Các khoảng cách từ mặt ngoài bộ phận công trình đến đường đỏ hay ranh giới các hệ thống đường giao thông kế cận.
Khi dùng ký hiệu chưa có quy định để thể hiện trong bản vẽ thì phải có chú thích. Được phép tô đậm và dùng các đường nét để tạo dáng cho công trình nhưng không được làm ảnh hưởng tới việc ghi đọc các số, chữ, ký hiệu trong bản vẽ.
Trên bản vẽ mặt bằng hiện trạng cần có hình vẽ sơ phác mặt bằng tổng thể hiện trạng khu vực xây dựng công trình bao gồm vị trí xây dựng công trình và hiện trạng cả khu vực xung quanh (trích từ bản sơ đồ quy hoạch) với tỷ lệ từ 1:25 000 đến 1:1 000
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5671:2012 về hồ sơ thiết kế kiến trúc trong hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng như thế nào? (Hình từ Internet)
Trên bản vẽ thiết kế thi công mặt bằng tầng cần thể hiện những gì?
Tại tiểu mục 3.2.14 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5671:2012 có nêu rõ tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5671:2012 có nêu rõ bản vẽ thiết kế thi công mặt bằng tầng cần thể hiện:
- Trục tọa độ của nhà hoặc công trình (trục ở phần ngoài, ở khe lún, ở ranh giới chỗ có kiểu sàn khác);
- Khoảng cách giữa các trục ngoài cùng;
- Tường, vách ngăn của nhà;
- Cổng ra vào;
- Đường sắt, đường ray công nghệ;
- Ranh giới giữa những chỗ sàn có kết cấu khác nhau;
- Các kiểu sàn trong các phòng của công trình;
- Kích thước chỗ nối: Đường ống, rãnh thoát nước, phễu thu nước mà bị che lấp bởi các kết cấu của sàn;
- Chỗ giao nhau giữa trục đường chạy của cần cẩu với trục tọa độ nhà hoặc công trình. Trong trường hợp cần thiết phải thể hiện vùng làm việc của cần cẩu;
- Đánh dấu những vùng hoặc chỗ có thể sinh ra nổ, cháy;
- Vẽ riêng các chi tiết liên kết sàn với kết cấu nhà, chi tiết các bộ phận sàn mà ở chỗ đó liên kết với sàn có kết cấu khác nhau (chỗ khó làm…).
Mặt cắt trong hồ sơ thiết kế kiến trúc trong hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng như thế nào?
Tại Mục 4 TCVN 5671:2012 có nêu rõ tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5671:2012 có nêu rõ mặt cắt trong hồ sơ thiết kế kiến trúc trong hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng như sau:
Mặt cắt trong hồ sơ thiết kế kiến trúc được thể hiện với tỷ lệ 1:100 và phải ghi rõ;
- Cao độ của các bộ phận, ghi theo phương thẳng đứng của công trình thiết kế;
- Cao độ các tầng, mái so với cao độ ± 0.000 của công trình. Trên mặt cắt không cần ghi ký hiệu về kết cấu của công trình.
Mặt cắt trong hồ sơ thiết kế kỹ thuật được thể hiện với tỷ lệ 1:100 hoặc 1:50 và phải thể hiện:
- Không gian bên trong của công trình, những chỗ đặc trưng nhất;
- Độ cao và kết cấu các bộ phận công trình.
Bên trong hình vẽ mặt cắt phải ghi đầy đủ:
- Kích thước chiều cao bên trong và cao độ kết cấu của các phòng;
- Cao độ và độ dày bậu cửa sổ;
- Độ cao của tường lửng;
- Cao độ của các tầng so với cao độ ± 0.000 của công trình;
- Tên các tầng.
Bên ngoài hình vẽ mặt cắt cần ghi đầy đủ:
- Chiều cao của cửa;
- Kích thước từng bộ phận chính và tổng kích thước của công trình;
- Cao độ của ống khói, nóc nhà, mái đua so với cao độ ± 0.000 của công trình;
- Cao độ của mực nước ngầm đã được xác định;
- Đất nguyên thổ và đất tôn nền;
- Cao độ ± 0.000 của công trình so với cao độ thực hiện theo hệ thống nhất độ cao toàn quốc, hay so với cao độ của một điểm cố định nào đó;
- Vật liệu lát hè bao quanh công trình, vật liệu chống thấm và cấu tạo sàn nền.
Mặt cắt trong hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công được thực hiện với tỷ lệ 1:100 hoặc 1:50 và phải thể hiện thêm ngoài những yêu cầu của hồ sơ kỹ thuật.
- Những ký hiệu quy định về vật liệu của các bộ phận kết cấu cắt qua;
- Cấu tạo cầu thang bao gồm:
+ Kích thước chiều cao, chiều dài vế thang;
+ Kích thước các bậc thang;
+ Vật liệu lát.
- Chiều cao của lan can, tay vịn;
- Các kích thước và vật liệu của lan can, tay vịn;
- Các kích thước độ sâu của phần móng công trình;
- Tổng kích thước chiều rộng của mái.
Bên trong hình vẽ cần ghi thêm ngoài những yêu cầu đối với bản vẽ mặt cắt:
- Các kích thước chiều cao của cửa, dầm, lan can, bậu cửa sổ so với sàn hoặc trần nhà;
- Kích thước chiều cao kết cấu bên trong của các bộ phận nằm trong tường chịu lực;
- Cao độ của sàn và trần của tầng;
- Các lớp cấu tạo của sàn và của mái.
Bên ngoài hình vẽ cần ghi thêm những yêu cầu đối với bản vẽ mặt cắt:
- Cao độ bên ngoài cửa, lan can, mái đua so với cao độ ± 0.000 của công trình
- Độ cao của các bộ phận và toàn bộ công trình;
- Kích thước chiều ngang đặc trưng của toàn bộ công trình.
Trong trường hợp mái dốc thì cần thể hiện:
- Tất cả các mặt cắt đặc trưng của kết cấu mái;
- Mọi kích thước kết cấu mặt cắt của các bộ phận;
- Các kích thước, vị trí, cao độ và khoảng cách giữa các bộ phận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hoạt động bảo lãnh điện tử theo Thông tư 61/2024 ra sao? Trường hợp nào chấm dứt nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng?
- Đề án giải thể đơn vị hành chính cấp huyện có lấy ý kiến của Nhân dân hay không? 06 Nguyên tắc sắp xếp đơn vị hành chính?
- Thư ký Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập do ai bổ nhiệm? Tiêu chuẩn bổ nhiệm Thư ký?
- Quy định về cam kết bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 như thế nào? Bên nhận bảo lãnh có quyền và nghĩa vụ ra sao?
- Tải về mẫu biên bản họp Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần về việc thông qua hợp đồng hợp nhất để thành lập công ty mới?