Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13316-14:2024 về thử nghiệm yêu cầu xe hoàn chỉnh của xe cứu nạn, cứu hộ?
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13316-14:2024 về thử nghiệm yêu cầu xe hoàn chỉnh của xe cứu nạn, cứu hộ?
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13316-14:2024 quy định các yêu cầu kỹ thuật, phương pháp thử, đóng gói, vận chuyển và bảo quản đối với xe cứu nạn, cứu hộ.
Tại tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13316-14:2024 về thử nghiệm yêu cầu xe hoàn chỉnh của xe cứu nạn, cứu hộ như sau:
(1) Kiểm tra trực quan các thành phần kết cấu của xe cứu nạn, cứu hộ, kết quả kiểm tra phải phải phù hợp yêu cầu tại 4.2.1.
(2) Sau khi xe cứu nạn, cứu hộ chạy được 100 km trong điều kiện đầy tải, dừng xe trên mặt đất bằng phẳng và cứng; sau đó kéo các chân chống của hệ thống cần trục trên xe cứu nạn, cứu hộ ra và nâng lên trên mặt đất với khoảng cách tối đa (và nâng các chân chống lên tối đa);
Điều khiển cần trục xoay về phía bên cạnh của thân xe, cho cần trục nâng vật có khối lượng tương ứng với tải trọng nâng định mức, ở phạm vi hoạt động lớn nhất; sau khi nâng vật lên khỏi mặt đất, thay đổi thành góc nâng làm việc lớn nhất; hạ cánh tay đòn đến mặt phẳng ngang, xoay cần trục sang phía đối diện của thân xe và xoay về vị trí ban đầu, hạ vật xuống mặt đất, hoàn thành một chu kỳ làm việc, Thực hiện liên tục 50 chu kỳ làm việc. Kết quả thử nghiệm phải phù hợp yêu cầu tại 4.2.2.
(3) Kiểm tra trực quan số lượng chỗ ngồi trong cabin của xe cứu nạn, cứu hộ. Kết quả phải phù hợp yêu cầu tại 4.2.3.
(4) Kiểm tra trực quan đồng hồ hiển thị áp suất làm việc tại vị trí vận hành của hệ thống cần trục và hệ thống tời nếu là tời thủy lực. Kết quả kiểm tra phải phù hợp yêu cầu tại 4.2.4.
(5) Kiểm tra trực quan biển thông báo của chủng loại dầu thủy lực được sử dụng tại vị trí gần thùng dầu thủy lực và thiết bị hiển thị nhiệt độ, mức dầu thủy lực đã được lắp trên thùng dầu thủy lực. Kết quả kiểm tra phải phù hợp yêu cầu tại 4.2.5.
(6) Kiểm tra trực quan vị trí, nội dung hướng dẫn vận hành, hướng dẫn cảnh báo, biển cảnh báo tại vị trí điều khiển cần trục, tời, hệ thống chiếu sáng của xe cứu nạn, cứu hộ. Kết quả phải phù hợp yêu cầu tại 4.2.6.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13316-14:2024 về thử nghiệm yêu cầu xe hoàn chỉnh của xe cứu nạn, cứu hộ? (Hình ảnh Internet)
Yêu cầu đối với xe hoàn chỉnh của xe cứu nạn, cứu hộ thế nào?
Tại tiểu mục 4.2 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13316-14:2024 về yêu cầu đối với xe hoàn chỉnh của xe cứu nạn, cứu hộ như sau:
- Xe cứu nạn, cứu hộ phải được cấu tạo gồm xe sát xi, hệ thống cần trục, hệ thống tời, hệ thống chiếu sáng và các trang thiết bị chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ đặt trên xe.
- Dung tích bình nhiên liệu phải đáp ứng được cho xe chạy tối thiểu 100 km và thực hiện 50 chu kỳ làm việc của hệ thống cần trục.
- Số lượng người lái và người ngồi trong cabin trên xe cứu nạn, cứu hộ tối thiểu là 06 người.
- Tại vị trí vận hành của hệ thống cần trục phải có đồng hồ hiển thị áp suất làm việc của hệ thống thủy lực của hệ thống cần trục. Trường hợp nếu lắp tời là tời thủy lực, thì tại vị trí vận hành cũng phải có đồng hồ hiển thị áp suất làm việc của hệ thống thủy lực của tời.
- Vị trí gần thùng dầu thủy lực cần được gắn biển thông báo rõ ràng cho người sử dụng, phải có ít nhất các thông số của chủng loại dầu thủy lực được sử dụng, phạm vi nhiệt độ hoạt động, chu kỳ thay thế và các lưu ý khi thay dầu thủy lực. Thùng dầu thủy lực phải lắp đặt thiết bị hiển thị nhiệt độ và mức dầu trong thùng dầu thủy lực.
- Hướng dẫn vận hành và hướng dẫn cảnh báo bằng tiếng Việt hoặc bằng hình ảnh đối với cần trục, tời và hệ thống chiếu sáng trên xe phải được đặt ở nơi người vận hành có thể nhìn thấy. Đối với các thao tác có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng phải sử dụng chữ màu đỏ và lớn hơn các ký tự khác.
Đóng gói, vận chuyển và bảo quản đối với xe cứu nạn, cứu hộ ra sao?
Tại Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13316-14:2024 về đóng gói, vận chuyển và bảo quản đối với xe cứu nạn, cứu hộ như sau:
(1) Đóng gói
- Nhà sản xuất chọn đóng gói không che đậy xe chữa cháy thì các cửa xe, khoang thiết bị, các hộp dụng cụ đều phải đóng và khóa.
- Phải dùng các vật liệu chống ẩm để đóng gói các tài liệu.
- Các bộ phận crôm lộ bên ngoài phải được phủ bằng dầu chống gỉ và đèn chiếu sáng bên ngoài xe, đèn cảnh báo phải được bao phủ bằng màng nhựa.
- Khi sử dụng phương tiện vận chuyển bằng đường sắt (đường thủy), xe cứu nạn, cứu hộ không được có nước trọng động cơ, thùng nhiên liệu không được có nhiên liệu, ắc quy phải ngắt kết nối với các thiết bị.
(2) Vận chuyển
- Khi chọn vận chuyển bằng phương pháp chạy xe, phải tuân thủ các quy định về lái xe cứu nạn, cứu hộ mới trong sách hướng dẫn sử dụng.
- Khi chọn vận chuyển bằng đường sắt (đường thủy), phải chấp hành theo quy định về vận chuyển bằng đường sắt (đường thủy).
(3) Bảo quản
Khi phải lưu trữ trong thời gian dài, phải tháo hết nước và nhiên liệu, ngắt điện, đỗ xe ở vị trí bảo vệ không bị mưa, ẩm ướt, ánh nắng mặt trời, khí ăn mòn, vị trí thông gió tốt và tiến hành bảo dưỡng và bảo trì theo quy định trong sách hướng dẫn sử dụng.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- 04 hình thức xử lý vi phạm nội quy, quy chế thi tuyển công chức, viên chức từ 01/05/2025 theo Thông tư 001?
- Mẫu giấy phép kinh doanh dịch vụ tin cậy mới nhất 2025? Tải mẫu giấy phép kinh doanh dịch vụ tin cậy?
- Phép liên tưởng là gì? Ví dụ về phép liên tưởng? Giáo viên môn Ngữ văn cấp trung học cơ sở có nhiệm vụ gì?
- Thời báo VTV là cơ quan đơn vị sự nghiệp công lập của Đài truyền hình Việt Nam theo Nghị định 47?
- Ủy ban nhân dân được cơ cấu tổ chức thế nào theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương mới nhất? Ủy ban nhân dân hoạt động thế nào?