Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kỹ thuật đối với thiết bị, phương tiện chuyên ngành hàng không được sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam như thế nào?
- Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kỹ thuật đối với thiết bị, phương tiện chuyên ngành hàng không được sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam ra sao?
- Thành phần, số lượng hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kỹ thuật đối với thiết bị, phương tiện chuyên ngành hàng không được sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam gồm những gì?
- Phí, lệ phí thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kỹ thuật đối với thiết bị, phương tiện chuyên ngành hàng không được sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam ra sao?
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kỹ thuật đối với thiết bị, phương tiện chuyên ngành hàng không được sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam ra sao?
Căn cứ tiểu mục 39 Mục A Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 1204/QĐ-BGTVT năm 2022. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kỹ thuật đối với thiết bị, phương tiện chuyên ngành hàng không được sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam được thực hiện như sau:
(1) Trình tự thực hiện
Bước 1: Nộp hồ sơ thủ tục hành chính:
Người đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kỹ thuật đối với thiết bị, phương tiện chuyên ngành hàng không được sản xuất, lắp ráp, cải tiến tại Việt Nam gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc trên môi trường điện tử hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng không Việt Nam.
Bước 2: Giải quyết thủ tục hành chính:
- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam thực hiện các công việc kiểm tra, thử nghiệm cần thiết, quyết định cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kỹ thuật đối với thiết bị, phương tiện chuyên ngành hàng không hoặc thông báo bằng văn bản lý do từ chối cấp giấy chứng nhận cho người đề nghị.
- Công việc kiểm tra, thử nghiệm bao gồm các công việc sau:
+ Xác định tính hiệu lực và phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, môi trường được nhà sản xuất áp dụng để chế tạo sản phẩm;
+ Kiểm tra thực tế sản phẩm; kiểm tra kết quả nghiệm thu;
+ Thẩm định các chỉ tiêu, thông số, giới hạn, tính năng kỹ thuật cần thiết chứng minh việc đáp ứng hoặc phù hợp của sản phẩm, với các yêu cầu, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng;
Bao gồm cả thông tin về vật liệu và quy trình, phương pháp chế tạo, lắp ráp sản phẩm;
+ Kiểm tra kết quả kiểm tra, thử nghiệm, đánh giá sản phẩm theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng;
Trong trường hợp cần thiết, thực hiện hoặc yêu cầu người đề nghị cấp giấy chứng nhận thuê tổ chức độc lập đủ khả năng thực hiện các kiểm tra, thử nghiệm cần thiết để kiểm chứng việc tuân thủ các yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng;
+ Kiểm tra kết quả khai thác thử.
(2) Cách thức thực hiện:
- Nộp hồ sơ trực tiếp; hoặc
- Qua hệ thống bưu chính; hoặc
- Trên môi trường điện tử; hoặc
- Hình thức phù hợp khác.
(3) Thời hạn giải quyết: 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định.
(4) Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đủ điều kiện kỹ thuật đối với thiết bị, phương tiện chuyên ngành hàng không được sản xuất, lắp ráp, cải tiến tại Việt Nam.
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kỹ thuật đối với thiết bị, phương tiện chuyên ngành hàng không được sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam?
Thành phần, số lượng hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kỹ thuật đối với thiết bị, phương tiện chuyên ngành hàng không được sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam gồm những gì?
Thành phần, số lượng hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kỹ thuật đối với thiết bị, phương tiện chuyên ngành hàng không được sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam được thực hiện theo khoản 39.3 tiểu mục 39 Mục A Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 1204/QĐ-BGTVT năm 2022.
Cụ thể:
(1) Thành phần hồ sơ:
- Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kỹ thuật đối với thiết bị, phương tiện chuyên ngành hàng không, trong đó mô tả sản phẩm và các chỉ tiêu, thông số, giới hạn, tính năng kỹ thuật chính;
- Bản sao tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng;
- Bản sao các tài liệu liên quan: thiết kế kỹ thuật và chi tiết; vật liệu; phương pháp và quy trình sản xuất; hướng dẫn lắp đặt, khai thác, bảo dưỡng; lắp ráp của sản phẩm; chỉ tiêu, thông số, giới hạn, tính năng kỹ thuật chính;
- Bản sao biên bản nghiệm thu bàn giao hoặc nghiệm thu hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng;
- Bản sao biên bản kiểm tra, thử nghiệm, đánh giá sản phẩm theo tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng do cơ sở kiểm tra, thử nghiệm đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thực hiện;
- Báo cáo kết quả khai thác thử theo các chỉ tiêu, thông số, giới hạn, tính năng kỹ thuật của sản phẩm.
(2) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Phí, lệ phí thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kỹ thuật đối với thiết bị, phương tiện chuyên ngành hàng không được sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam ra sao?
Căn cứ khoản 39.8 tiểu mục 39 Mục A Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 1204/QĐ-BGTVT năm 2022. Phí, lệ phí thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kỹ thuật đối với thiết bị, phương tiện chuyên ngành hàng không được sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam được xác định như sau:
Phí kiểm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kỹ thuật các phương tiện thiết bị hàng không sản xuất mới đưa vào sử dụng:
- Thiết bị đồng bộ: 30.000.000đồng/lần;
- Thiết bị lẻ, vật tư khác: 5.000.000đồng/lần.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mỗi xe nâng hàng phải có sổ theo dõi quá trình bảo trì? Yêu cầu của đơn vị bảo trì xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên là gì?
- Thanh tra thuế là gì? Được gia hạn thời hạn thanh tra thuế trong các trường hợp nào theo quy định?
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?