TCVN 13523-4:2024 Thử nghiệm tính lan truyền lửa theo phương đứng trên mô hình tỉ lệ trung bình của mẫu thử đặt thẳng đứng?
TCVN 13523-4:2024 Thử nghiệm tính lan truyền lửa theo phương đứng trên mô hình tỉ lệ trung bình của mẫu thử đặt thẳng đứng?
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13523-4:2024 (ISO 5658-4:2001) về Thử nghiệm phản ứng với lửa - Tính lan truyền lửa - Phần 4: Thử nghiệm tính lan truyền lửa theo phương đứng trên mô hình tỉ lệ trung bình của mẫu thử đặt thẳng đứng (Reaction to fire tests - Spread of flame - Part 4: Intermediate-scale test of vertical spread of flame with vertically oriented specimen)
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13523-4:2024 (ISO 5658-4:2001) quy định phương pháp thử nghiệm trên mô hình tỷ lệ trung bình để đo sự lan truyền (lên phía trên hoặc xuống phía dưới) của ngọn lửa trên một mẫu thử của một sản phẩm được lắp đặt thẳng đứng. Việc đo sự lan truyền của lửa theo phương ngang ở thí nghiệm này cũng có thể tiến hành. Tiêu chuẩn này cung cấp số liệu thích hợp để so sánh tính năng của các loại vật liệu, vật liệu composite hoặc cụm vật liệu được dùng để làm mặt lộ nhiệt của cấu kiện tường hoặc của các sản phẩm khác đặt theo phương thẳng đứng trong công trình xây dựng. Một vài sản phẩm với bề mặt có dạng định hình cũng có thể được thử nghiệm với một quy trình điều chỉnh, thể hiện các điều kiện sử dụng thực tế của sản phẩm.
- Sự lan truyền lên phía trên của ngọn lửa không chỉ giới hạn ở các bề mặt thẳng đứng. Thực tế còn thấy rằng hình thức phát triển sự lan truyền ngọn lửa lên phía trên với ảnh hưởng của gió cũng có thể xảy ra ở bề mặt nghiêng một góc lớn hơn 20 °C so với phương ngang. Hình thức lan truyền lửa này có thể xảy ra ở cả bề mặt nghiêng phẳng và bề mặt cấu tạo bậc như cầu thang. Sự lan truyền của ngọn lửa trong tình huống này có thể trở nên rất nhanh và gây ra hậu quả nghiêm trọng trong các đường thoát nạn như ở các buồng thang bộ. Khi đánh giá các vật liệu của bề mặt dạng bậc hoặc dốc thì dùng thử nghiệm lan cháy theo phương thẳng đứng có thể thích hợp hơn là dùng thử nghiệm lan cháy cho mẫu đặt ngang.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13523-4:2024 (ISO 5658-4:2001) áp dụng cho việc đo và mô tả đặc tính của các loại vật liệu, sản phẩm, vật liệu composite hoặc cụm vật liệu khi phản ứng với bức xạ nhiệt trong trường hợp không có ngọn lửa mồi, ở điều có kiểm soát của phòng thí nghiệm. Nguồn nhiệt ở đây có thể được coi là từ một vật dụng đơn lẻ bị cháy ví dụ như thùng đựng rác giấy hoặc ghế có bọc phủ. Và tình huống này nói chung được xem xét áp dụng ở giai đoạn phát triển ban đầu của ngọn lửa (xem ISO/TR 11696-1 và ISO/TR 11696-2). Không được sử dụng chỉ riêng tiêu chuẩn này để mô tả hoặc đánh giá tính nguy hiểm cháy đối với các loại vật liệu, sản phẩm, vật liệu composite hoặc cụm vật liệu trong điều kiện xảy ra đám cháy thực tế.
TCVN 13523-4:2024 Thử nghiệm tính lan truyền lửa theo phương đứng trên mô hình tỉ lệ trung bình của mẫu thử đặt thẳng đứng? (Hình từ Internet)
Cấu tạo cụm mẫu thử tính lan truyền lửa theo phương đứng trên mô hình tỉ lệ trung bình của mẫu thử đặt thẳng đứng?
Căn cứ theo tiểu mục 6.3 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13523-4:2024 (ISO 5658-4:2001) nêu rõ cấu tạo cụm mẫu thử tính lan truyền lửa theo phương đứng trên mô hình tỉ lệ trung bình của mẫu thử đặt thẳng đứng như sau:
- Đối với các vật liệu hoặc vật liệu composite mỏng dùng để chế tạo một cụm vật liệu thì sự xuất hiện của một khe thông khí và / hoặc bản chất của bất kỳ vật liệu cấu tạo lớp dưới nào cũng có ảnh hưởng đáng kể đến đặc tính của bề mặt lộ lửa. Ảnh hưởng của các lớp vật liệu dưới này cần được tìm hiểu kỹ để đảm bảo kết quả thử nghiệm trên bất kỳ cụm vật liệu nào cũng phản ánh đúng việc sử dụng nó trong thực tế. Mẫu thử cần được lắp ghép trong bộ phận gá lắp mẫu (xem 7.4). Tuy nhiên, một số loại mẫu thử có thể cồng kềnh hoặc nặng (ví dụ có vật liệu nền gạch xây). Trong trường hợp này, mẫu thử có thể được lắp ghép trên sàn, với mặt lộ lửa, khoảng cách thông thường so với sàn và tấm bức xạ dùng cho mẫu tuân theo các nguyên tắc trình bày trong Hình 3.
- Khi sản phẩm là một lớp phủ bề mặt thì lớp phủ phải được phủ vào một vật liệu nền (xem Phụ lục B) với phương pháp và tỷ lệ phủ được khuyến cáo cho sử dụng chúng trong thực tế.
- Khi sản phẩm là một vật liệu hoặc vật liệu composite, thường được gắn với vật liệu nền, nên nó cần được thử nghiệm trong liên kết với vật liệu nền được lựa chọn (xem Phụ lục B) khi dùng kỹ thuật gắn kết được khuyến nghị (ví dụ liên kết bằng chất kết dính thích hợp hoặc cố định dạng cơ học). Quy trình cố định các mẫu thử với vật liệu nền cần được ghi rõ ràng trong báo cáo thử nghiệm (xem 13 f)).
- Nếu sản phẩm được sử dụng mà không có khe thông khí phía sau thì sau các quy trình ổn định mẫu theo 6.4, đặt mẫu thử lên một tấm đỡ và đưa cả hai vào bộ phận gá lắp mẫu (xem Hình 4a).
- Nếu một sản phẩm trong thực tế được sử dụng như một sản phẩm kết cấu đứng tự do (ví dụ như vách ngăn, tấm sandwich, kính) thì chỉ đưa riêng mẫu vào bộ phận gá lắp mẫu (xem Hình 4b).
- Trong trường hợp sản phẩm thường được sử dụng với khe thông khí phía sau, sau khi thực hiện quá trình ổn định mẫu theo 6.4, đặt mẫu thử phía trên các con kê tạo khe (đã được ổn định mẫu) nằm quanh chu vi mẫu thử và gắn lên tấm đỡ sao cho có một khe thông khí (25 ± 2) mm ở giữa bề mặt không lộ lửa của mẫu thử và tấm đỡ. Đặt sản phẩm lên một tấm đỡ và đưa cả hai vào bộ phận gá lắp mẫu (xem Hình 5). Sản phẩm có khe thông khí nhỏ hơn 25 mm nên được thử nghiệm ở điều kiện sử dụng thực tế của sản phẩm. Để gắn những vật liệu mỏng dễ uốn nên dùng cách kẹp chặt mẫu thử với tấm đỡ.
Giải thích các kết quả của quy trình thử nghiệm?
Căn cứ theo Phụ lục D ban hành kèm theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13523-4:2024 (ISO 5658-4:2001) giải thích các kết quả của quy trình thử nghiệm như sau:
Giải thích các kết quả của quy trình thử nghiệm
Mục tiêu của phụ lục này là cung cấp các thông tin trên cơ sở thống nhất các kết quả trong quá trình tiến hành thử nghiệm đốt.
STT | Ứng xử bất thường | Phương pháp báo cáo |
1 | Xuất hiện hiện tượng nhấp chớp cháy hoặc ngọn lửa cháy không ổn định, không có ngọn lửa ổn định | Báo cáo sự phát triển xa nhất của ngọn lửa và thời gian |
2 | Xuất hiện hiện tượng bong nổ, không chớp cháy hoặc không bắt lửa | Báo cáo mức độ của hiện tượng bong nổ |
3 | Chớp cháy nhanh và ngọn lửa cháy không ổn định trên toàn bộ bề mặt, sau đó xuất hiện ngọn lửa ổn định | Báo cáo kết quả cho cả hai dạng mặt trước ngọn lửa |
4 | Mẫu thử hoặc bề mặt sơn phủ bị nóng chảy và nhỏ giọt nhưng các giọt chảy xuống không cháy | Báo các các ứng xử và mức độ phá hủy trên mẫu thử |
5 | Xuất hiện hiện tượng bong nổ và bắt lửa trên bề mặt lộ lửa của mẫu thử | Báo cáo sự phát triển của hiện tượng bong nổ và ngọn lửa trên bề mặt lộ lửa |
6 | Mẫu thử hoặc bề mặt sơn phủ bị nóng chảy, nhỏ giọt và cháy | Báo cáo mặt trước của ngọn lửa và mức độ phá hủy cũng như thời điểm nóng chảy nhỏ giọt quan sát được |
7 | Ngọn lửa mồi bị tắt | Báo cáo hiện tượng xảy ra và kiểm tra lại |
8 | Xuất hiện hiện tượng lồi ra của mẫu thử so với bề mặt bộ gá lắp mẫu, làm giảm khoảng cách tới ngọn lửa mồi và gây ra sự bắt lửa nhanh chóng | Báo cáo ứng xử của mẫu thử (xem 10.12) |
9 | Mẫu thử bị gãy vỡ và rời ra khỏi bộ phận gá lắp | Báo cáo ứng xử của mẫu thử |
10 | Sự giải phóng đột ngột các chất khí dễ cháy trong quá trình nhiệt phân từ mẫu thử, các chất kết dính hoặc keo liên kết | Báo cáo ứng xử của mẫu thử |
11 | Xuất hiện ngọn lửa nhỏ duy trì dọc theo mép viền của mẫu thử | Báo cáo ứng xử của mẫu thử và chấm dứt thử nghiệm sau 30 min (xem 10.9d) |
12 | Ngọn lửa xuất hiện trên mẫu thử ở các vùng rời rạc | Báo cáo quy mô và vị trí của ngọn lửa |
13 | Mẫu thử với các khe thông khí (xem hình 5) với các mảnh vụn bị cháy hoặc nhỏ giọt, rơi xuống phía sau mẫu thử, bên trong khe thông khí và tấm đệm. | Báo cáo ứng xử của mẫu thử và quan sát khi các mảnh vụn tiếp tục bị cháy phía trong khe thông khí |










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Để giải ngân vốn cho vay thì tổ chức tín dụng cho vay phải sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong trường hợp nào?
- Mức thu phí dịch vụ duy trì hệ thống kiểm tra chứng thư chữ ký số đối với dịch vụ chứng thực chữ ký số là bao nhiêu?
- Nghị định 55: Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về vấn đề gì? Nhiệm vụ trong việc quản lý chuyển đổi số quốc gia?
- Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử có con dấu không? Cơ cấu tổ chức của Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử?
- Số lượng đại biểu chính thức dự đại hội đại biểu công đoàn cấp cơ sở? Thành phần đại biểu chính thức của đại hội?