Nghị định 55: Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về vấn đề gì? Nhiệm vụ trong việc quản lý chuyển đổi số quốc gia?
Nghị định 55: Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về vấn đề gì?
Căn cứ theo Điều 1 Nghị định 55/2025/NĐ-CP quy định về vị trí và chức năng của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Theo đó, Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về những vấn đề sau:
+ Hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo, phát triển công nghệ cao, công nghệ chiến lược, phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ; sở hữu trí tuệ;
+ Tiêu chuẩn đo lường chất lượng;
+ Năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ và hạt nhân;
+ Bưu chính; viễn thông; tần số vô tuyến điện;
+ Công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp công nghệ số; ứng dụng công nghệ thông tin;
+ Giao dịch điện tử; chuyển đổi số quốc gia;
+ Quản lý nhà nước đối với các dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực quản lý của bộ theo quy định của pháp luật.
Bộ Khoa học và Công nghệ có nhiệm vụ gì trong việc quản lý chuyển đổi số quốc gia và phát triển Chính phủ điện tử? (Hình từ Internet)
Bộ Khoa học và Công nghệ có nhiệm vụ gì trong việc quản lý chuyển đổi số quốc gia và phát triển Chính phủ điện tử?
Căn cứ theo khoản 18 và khoản 19 Điều 2 Nghị định 55/2025/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Theo đó, Bộ Khoa học và Công nghệ có nhiệm vụ trong việc quản lý chuyển đổi số quốc gia và phát triển Chính phủ điện tử như sau:
- Đối với việc quản lý chuyển đổi số quốc gia Bộ Khoa học và Công nghệ có nhiệm vụ:
(1) Thực hiện nhiệm vụ thường trực Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số; đầu mối tổng hợp, tham mưu điều phối hoạt động phối hợp liên ngành giữa các bộ, ngành, địa phương để thực hiện các chủ trương, chiến lược, chương trình, kế hoạch, đề án, cơ chế, chính sách tạo môi trường pháp lý thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số quốc gia;
(2) Xây dựng, hướng dẫn, tổ chức triển khai các cơ chế, chính sách, chiến lược, kế hoạch, chương trình, đề án chung về chuyển đổi số quốc gia;
(3) Ban hành bộ chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số cấp quốc gia và cấp bộ, cấp tỉnh; tổ chức đánh giá và công bố kết quả đánh giá định kỳ hằng năm.
- Đối với phát triển Chính phủ điện tử Bộ Khoa học và Công nghệ có nhiệm vụ:
(1) Xây dựng, hướng dẫn, tổ chức triển khai cơ chế, chính sách, chiến lược, kế hoạch, chương trình, đề án quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước, xây dựng chính phủ điện tử, chính phủ số và đô thị thông minh; hướng dẫn, thẩm định, kiểm tra, đánh giá, xếp hạng việc xây dựng, tổ chức triển khai các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án về ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số và đô thị thông minh của các bộ, ngành, địa phương theo thẩm quyền; đánh giá, kiểm định chất lượng các sản phẩm, giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số và đô thị thông minh;
(2) Xây dựng, ban hành danh mục các nền tảng số dùng chung của cơ quan nhà nước; công bố danh mục các nhiệm vụ trọng điểm về chuyển đổi số của cơ quan nhà nước, đặt hàng, giao nhiệm vụ cho các doanh nghiệp công nghệ số thực hiện;
(3) Hướng dẫn, giám sát, kiểm tra các hoạt động quản trị dữ liệu, chia sẻ, khai thác dữ liệu trong xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số theo quy định của pháp luật;
(4) Xây dựng, duy trì, cập nhật, tổ chức thực hiện Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử, Chính phủ số Việt Nam, Khung tham chiếu ICT phát triển đô thị thông minh; xây dựng, hướng dẫn tổ chức triển khai mô hình Trung tâm giám sát điều hành thông minh của cơ quan nhà nước;
(5) Xây dựng, vận hành phòng thử nghiệm hệ thống thông tin; xây dựng, quản lý và vận hành nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia, nền tảng giám sát, đo lường mức độ cung cấp và sử dụng dịch vụ Chính phủ số, nền tảng điện toán đám mây Chính phủ, nền tảng quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin và các nền tảng số phục vụ ứng dụng công nghệ thông tin của cơ quan nhà nước, xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số theo thẩm quyền;
(6) Tuyên truyền, phổ biến, bồi dưỡng, tập huấn về ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong cơ quan nhà nước, xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số.
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam hoạt động như thế nào khi Nghị định 55 có hiệu lực?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 55/2025/NĐ-CP quy định về điều khoản chuyển tiếp như sau:
Điều khoản chuyển tiếp
1. Học viện Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam (quy định tại Nghị định số 28/2023/NĐ-CP ngày 02 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ), Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông, Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông, Tạp chí Thông tin và Truyền thông (quy định tại Nghị định số 48/2022/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông) tiếp tục hoạt động cho đến khi Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Học viện Chiến lược Khoa học và Công nghệ. Thời gian thực hiện không quá 03 tháng kể từ khi Nghị định này có hiệu lực thi hành.
2. Cục An toàn thông tin (quy định tại Nghị định số 48/2022/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông) được tiếp tục duy trì hoạt động để xử lý các vấn đề về tài chính, ngân sách nhà nước, tài sản công, các chương trình, dự án; nhân sự và các vấn đề còn tồn đọng khác (nếu có) trong thời gian không quá 03 tháng kể từ khi Nghị định này có hiệu lực thi hành.
...
Theo đó, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam tiếp tục hoạt động cho đến khi Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Học viện Chiến lược Khoa học và Công nghệ.
Lưu ý, thời gian thực hiện không quá 03 tháng kể từ khi Nghị định 55/2025/NĐ-CP có hiệu lực thi hành.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử có con dấu không? Cơ cấu tổ chức của Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử?
- Số lượng đại biểu chính thức dự đại hội đại biểu công đoàn cấp cơ sở? Thành phần đại biểu chính thức của đại hội?
- Quyết định 532: Báo Công thương có tên tiếng anh và tên viết tắt là gi? Tổng biên tập Báo Công thương có trách nhiệm gì?
- Đảng viên vi phạm vì che giấu việc con kết hôn với người nước ngoài trái quy định thì bị xử lý như thế nào?
- Hệ thống tổ chức công đoàn hiện nay gồm những cấp nào? Nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ công đoàn được quy định như thế nào?