TCVN 12871:2020 quy định các nguyên tắc văn phòng kết hợp với lưu trú cần tuân thủ? Yêu cầu về thiết kế thang máy đối với văn phòng kết hợp lưu trú như thế nào?
TCVN 12871:2020 quy định các nguyên tắc văn phòng kết hợp với lưu trú cần tuân thủ ra sao?
Theo tiểu mục 3.1 Mục 3 và Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12871:2020 có quy định về Văn phòng kết hợp lưu trú - Yêu cầu chung về thiết kế như sau:
"3.1
Văn phòng kết hợp lưu trú
Không gian bố trí các trang thiết bị và dịch vụ cần thiết phục vụ cho một hay nhiều cá nhân làm việc kết hợp lưu trú.
...
4 Nguyên tắc chung
4.1. Khu đất xây dựng công trình văn phòng kết hợp lưu trú phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết được cấp có thẩm quyền phê duyệt [3].
4.2 Mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, chiều cao công trình văn phòng kết hợp lưu trú tuân thủ theo các yêu cầu quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4.3 Giải pháp kiến trúc đảm bảo an toàn, thẩm mỹ phù hợp với đặc điểm tự nhiên, khí hậu của khu vực, đảm bảo yêu cầu thông thoáng, phát triển bền vững và thân thiện với môi trường. Đảm bảo dây chuyền hoạt động và sơ đồ vận chuyển bên trong thuận tiện, hợp lý, không chồng chéo giữa các khối chức năng; không ảnh hưởng lẫn nhau về trật tự vệ sinh và mỹ quan.
4.4 Công trình văn phòng kết hợp lưu trú phải đảm bảo các yêu cầu về an toàn chịu lực và tuổi thọ thiết kế của công trình. Không xây dựng nhà trên các vùng có nguy cơ địa chất nguy hiểm (sạt lở, trượt đất...), vùng có lũ quét, thường xuyên ngập lụt khi không có biện pháp kỹ thuật để đảm bảo an toàn cho khu vực xây dựng.
4.5 Công trình văn phòng kết hợp lưu trú cần đảm bảo các yêu cầu về an toàn cháy, nổ [13] và các quy định liên quan. Việc trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng các phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải tuân thủ các yêu cầu của quy định hiện hành.
4.6 Văn phòng kết hợp lưu trú cần đáp ứng các yêu cầu sau:
- Đảm bảo người cao tuổi và người khuyết tật tiếp cận sử dụng [15];
- Sử dụng năng lượng hiệu quả [14];
- An toàn sinh mạng và sức khỏe [12];
- Được thông gió, chiếu sáng tự nhiên tối đa, ưu tiên vị trí, hướng chiếu sáng và lấy gió tự nhiên cho khối văn phòng kết hợp lưu trú;
- Phòng chống mối tuân theo các tiêu chuẩn kỹ thuật được lựa chọn áp dụng;
- Bảo trì theo đúng quy trình.
4.7 Khối văn phòng kết hợp lưu trú trong nhà chung cư hỗn hợp hay trong công trình công cộng đa chức năng cần thiết kế thành khu vực riêng biệt, độc lập với các chức năng khác của công trình đảm bảo thuận tiện cho việc quản lý sử dụng và thiết kế lắp đặt hệ thống kỹ thuật bên trong công trình, đồng thời không ảnh hưởng lẫn nhau về trật tự, vệ sinh và mỹ quan."
Theo đó, việc xây dựng văn phòng kết hợp với lưu trú cần phải tuân thủ những nguyên tắc trên.
TCVN 12871:2020 quy định các nguyên tắc văn phòng kết hợp với lưu trú cần tuân thủ? (Hình từ Internet)
Yêu cầu về thiết kế thang máy đối với văn phòng kết hợp lưu trú như thế nào?
Theo Mục 9 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12871:2020 quy định về thiết kế thang máy đối với văn phòng kết hợp lưu trú như sau:
- Văn phòng kết hợp lưu trú có chiều cao từ 5 tầng trở lên phải bố trí thang máy. Thang máy nên bố trí ở gần lối vào chính. Chiều rộng sảnh thang máy chở người phải bố trí phù hợp theo tiêu chuẩn được lựa chọn áp dụng.
Chú thích: Tùy theo chất lượng phục vg được lựa chọn, thang máy có thể bao gồm: thang dành cho khách, thang dành cho nhân viên và thang dành cho vận chuyển hàng.
- Thiết kế, lắp đặt và lựa chọn công suất, tải trọng, vận tốc của thang máy cần căn cứ vào yêu cầu thực tế, yêu cầu chất lượng phục vụ, phù hợp với các quy định trong TCVN 5867, TCVN 6396, TCVN 7628 và các yêu cầu kỹ thuật có liên quan khác.
Chú thích: Thang máy có sức nâng không nhỏ hơn 400 kg, có ít nhất 1 thang máy với kích thước thông thủy của cabin đảm bảo vận chuyển băng ca cấp cứu.
- Việc thiết kế và lựa chọn công suất tải trọng và vận tốc của thang máy phải căn cứ vào số tầng cần phục vụ, lượng người cần vận chuyển tối đa trong thời gian cao điểm, yêu cầu về chất lượng phục vụ và các yêu cầu kỹ thuật khác.
- Gian đặt máy và thiết bị thang máy phải có lối lên xuống, vào ra thuận tiện, an toàn và không được bố trí trực tiếp trên văn phòng kết hợp lưu trú. Giếng thang máy phải đảm bảo yêu cầu cách âm theo quy định hiện hành [12] [18].
- Không được bố trí bể nước trực tiếp trên giếng thang máy và không cho các đường ống cấp nước, cấp nhiệt, cấp gas đi qua giếng thang máy.
- Thang máy phải có thiết bị bảo vệ chống kẹt cửa, bộ cứu hộ tự động và hệ thống điện thoại nội bộ từ cabin ra ngoài. Thang máy phải đảm bảo chỉ được vận hành khi tất cả các cửa đều đóng.
- Thang máy phải đảm bảo an toàn và được kiểm định an toàn trong trường hợp sau:
+ Sau khi lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng.
+ Sau khi tiến hành sửa chữa lớn.
+ Sau khi xảy ra tai nạn, sự cố nghiêm trọng và đã khắc phục xong.
+ Hết hạn kiểm định hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về an toàn lao động.
Yêu cầu về thiết kế kết cấu đối với văn phòng kết hợp với lưu trú được quy định như thế nào?
Tại Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12871:2020 quy định về thiết kế kết cấu đối với văn phòng kết hợp lưu trú như sau:
- Cần tính toán thiết kế kết cấu an toàn, bền vững, chịu được các tải trọng và tổ hợp tải trọng bất lợi nhất tác động lên chúng, kể cả tải trọng theo thời gian, các tải trọng liên quan đến điều kiện tự nhiên của Việt Nam (gió bão, động đất, sét, ngập lụt).
Chú thích: Các số liệu liên quan đến điều kiện tự nhiên của Việt Nam được lấy theo quy định [10].
- Hệ kết cấu có sơ đồ làm việc rõ ràng, dễ kiểm soát, khuyến khích thống nhất hoá và điển hình hoá kết cấu chịu lực cũng như bao che nhưng vẫn đảm bảo sự linh hoạt và da dạng của kiến trúc.
- Giải pháp kết cấu đáp ứng đày đủ các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật, phù hợp với quy mô, số tầng và đảm bảo các không gian, giải pháp kiến trúc.
- Thiết kế, tính toán chống động đất cần phù hợp quy định trong TCVN 9386.
- Vật liệu sử dụng phải đảm bảo bảo yêu cầu phòng cháy, cách âm, cách nhiệt và độ bền lâu trước tác động của khí hậu, xâm thực của môi trường xung quanh, của các tác nhân sinh học và tác nhân có hại khác đảm bảo cho kết cấu công trình có khả năng chịu lực và khả năng sử dụng bình thường mà không phải sửa chữa lớn trong suốt thời hạn sử dụng (tuổi thọ thiết kế) của công trình.
- Tuổi thọ thiết kế của công trình phải được nêu rõ trong hồ sơ thiết kế vả các hồ sơ khác của công trình theo quy định của pháp luật. Đến thời hạn sử dụng theo thiết kế của công trình (tuổi thọ thiết kế), chủ đầu tư/người quyết định đầu tư cần có thông báo và tiến hành kiểm định, đánh giá chất lượng của công trình để có biện pháp can thiệp kéo dài thời hạn sử dụng hoặc có biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.
- Khuyến khích sử dụng vật liệu tái chế, vật liệu thân thiện với môi trường và vật liệu địa phương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?
- Xe gắn máy có thuộc đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định hiện nay không?
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?