TCVN 10428:2014 về Ký hiệu bằng hình vẽ, hướng dẫn kỹ thuật cho việc xem xét nhu cầu của người tiêu dùng ra sao?
TCVN 10428:2014 về Ký hiệu bằng hình vẽ, hướng dẫn kỹ thuật cho việc xem xét nhu cầu của người tiêu dùng ra sao?
Theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10428:2014 thì ký hiệu bằng hình vẽ được thiết kế và nghiên cứu kém cũng như sự gia tăng các ký hiệu bằng hình vẽ mang cùng ý nghĩa, có thể gây ra sự nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Vấn đề này sẽ càng trở lên phổ biến hơn trong thời đại di chuyển nhiều, sự luân chuyển lao động và thương mại toàn cầu trừ khi các ký hiệu bằng hình vẽ được thiết kế, đánh giá và chuẩn hóa theo quy trình được nêu trong các tiêu chuẩn quốc tế liên quan.
Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (ISO) và Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế (IEC) đều công bố các tiêu chuẩn quốc tế quy định các quy trình phải tuân theo khi tạo lập và chuẩn hóa ký hiệu bằng hình vẽ.
Phạm vi áp dụng Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10428:2014 như sau:
Tiêu chuẩn này đưa ra quy trình xây dựng ký hiệu bằng hình vẽ đối với
- Thông tin công cộng,
- Sử dụng trong các biển báo an toàn và nhãn an toàn sản phẩm, và
- Sử dụng trên thiết bị và sản phẩm.
Các ký hiệu bằng hình vẽ nêu trên có thể có trong tài liệu hướng dẫn người tiêu dùng.
Tiêu chuẩn này không đề cập đến các biển báo giao thông đường bộ và ký hiệu bằng hình vẽ dùng trong tài liệu kỹ thuật.
Quy tắc thiết kế ký hiệu bằng hình vẽ được quy định trong các tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế. Tiêu chuẩn này tập hợp thông tin về tiêu chuẩn và các tài liệu tham khảo liên quan để hỗ trợ ban kỹ thuật và nhà thiết kế tuân theo “thực hành tốt nhất” khi xem xét nhu cầu về ký hiệu bằng hình vẽ mới.
Bên cạnh đó, Ban kỹ thuật tương ứng sẽ chịu trách nhiệm xây dựng tiêu chuẩn cho việc tạo lập, chuẩn hóa và đăng ký ký hiệu bằng hình vẽ đề cập trong tiêu chuẩn này. Các ban kỹ thuật này sẽ chịu trách nhiệm thiết lập các nguyên tắc cho việc xây dựng các ký hiệu bằng hình vẽ và tiêu chuẩn hóa chúng.
TCVN 10428:2014 về Ký hiệu bằng hình vẽ, hướng dẫn kỹ thuật cho việc xem xét nhu cầu của người tiêu dùng ra sao? (Hình từ Internet)
Việc truyền tải thông điệp dự kiến về ký hiệu bằng hình vẽ như thế nào?
Theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10428:2014 thì thông điệp dự kiến có thể bao gồm nhận biết đối tượng (sản phẩm hoặc thiết bị), dấu hiệu về trạng thái của đối tượng hoặc phản ứng hành vi thích hợp từ người sử dụng. Do đó, người thiết kế ký hiệu bằng hình vẽ cần:
- Nhận biết bản chất của mối nguy hại hoặc thông điệp cần truyền tải và, đặc biệt, xem có liên quan đến người sử dụng không hay chỉ liên quan đến thiết bị, và
- Quyết định về thông tin cần truyền tải đến khách hàng mục tiêu và cách thức thực hiện điều này (ví dụ: nhu cầu về ký hiệu bằng hình vẽ đối với thông tin công cộng, cho việc sử dụng như biển báo an toàn và nhãn an toàn sản phẩm, hoặc cho việc sử dụng trên thiết bị và sản phẩm).
Trong trường hợp ký hiệu bằng hình vẽ đối với thông tin công cộng và ký hiệu bằng hình vẽ để sử dụng trên thiết bị, nhận biết đối tượng hoặc dấu hiệu về trạng thái hay hoạt động có thể là các khía cạnh quan trọng nhất của thông điệp cần truyền tải đến người tiêu dùng.
Trong trường hợp ký hiệu bằng hình vẽ được sử dụng trong biển báo an toàn và nhãn an toàn sản phẩm, vấn đề quan trọng là truyền tải thông điệp thích hợp theo một hoặc nhiều loại hình sau đây:
+ Cấm;
+ Hành động bắt buộc;
+ Cảnh báo;
+ Điều kiện an toàn/lối thoát/thiết bị an toàn;
+ Vị trí của thiết bị chữa cháy.
Tiêu chuẩn lắp đặt và sử dụng ký hiệu bằng hình vẽ và biển báo an toàn ra sao?
Việc lắp đặt và sử dụng ký hiệu bằng hình vẽ và biển báo an toàn được quy định tại Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10428:2014 như sau:
Yếu tố bối cảnh sử dụng cũng cần được xem xét khi ký hiệu bằng hình vẽ và biển báo an toàn được áp dụng hoặc lắp đặt trong thực tế. Thảo luận về các ví dụ dưới đây vượt quá phạm vi của tiêu chuẩn này, nhưng các ví dụ được đưa ra để nhấn mạnh thực tế là ký hiệu bằng hình vẽ được nghiên cứu và thiết kế tốt có thể mất đi hiệu lực nếu được sao chép hoặc sử dụng theo cách thức không phù hợp.
Do đó, để tối đa hóa hiệu lực của ký hiệu bằng hình vẽ, có thể cần xem xét các yếu tố bổ sung dưới đây (tùy thuộc vào loại ký hiệu bằng hình vẽ và ứng dụng):
- Tránh sử dụng màu sắc quá nhiều và không thích hợp;
- Sự nhầm lẫn có thể có giữa màu nền và màu an toàn;
- Sự tương phản giữa ký hiệu bằng hình vẽ và nền;
- Kích thước;
- Đặc tính của vật liệu và kết cấu (ví dụ: độ phản chiếu và độ bền);
- Ảnh hưởng của công nghệ sử dụng để tái tạo ký hiệu bằng hình vẽ;
- Vị trí (ví dụ: cao, thấp) và tầm nhìn rõ ràng;
- Ánh sáng (cả biển báo và xung quanh);
- Nhu cầu sử dụng phần lời bổ sung để tăng tính dễ hiểu;
- Mức độ bóng có thể ảnh hưởng đến khả năng đọc biển báo của một số người;
- Nhu cầu của những người khiếm thị, bao gồm cả mù màu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?