Tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm, khắc phục hậu quả cơn bão số 3 ra sao?
Tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm, khắc phục hậu quả cơn bão số 3 ra sao?
Ngày 10/9/2024, Cục An toàn thực phẩm ra Công văn 2316/ATTP-NĐTT năm 2024 về tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm, khắc phục hậu quả cơn bão số 3.
Theo đó, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Y tế tại Công điện 1116/CĐ-BYT năm 2024 về việc chủ động khắc phục hậu quả sau bão số 3, căn cứ tình hình thực tế đối với đợt mưa lũ lớn gây ngập úng trên diện rộng, sạt lở đất gây chia cắt, Cục An toàn thực phẩm đề nghị Sở Y tế, Ban quản lý an toàn thực phẩm, Chi cục an toàn thực phẩm các tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc bị ảnh hưởng trực tiếp của cơn bão số 3 thực hiện các nội dung sau:
(1) Đối với những khu vực bị ngập lụt, sạt lở gây chia cắt, có phương án đảm bảo cung cấp lương thực, thực phẩm, nước uống đảm bảo an toàn. Khuyến khích người dân sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, ăn ngay như: lương khô, mỳ gói, nước uống đóng chai…
(2) Tuyên truyền, hướng dẫn người dân trong việc lựa chọn, chế biến và sử dụng thực phẩm an toàn. Tuyệt đối không sử dụng gia súc, gia cầm chết làm thức ăn hoặc chế biến thực phẩm. Trường hợp các nguồn cấp nước như: giếng khoan, giếng khơi bị ngập úng thì phải được lọc và khử trùng trước khi sử dụng.
(3) Chỉ đạo, hướng dẫn và phối hợp với các đơn vị y tế dự phòng, các cơ sở điều trị và trạm y tế tăng cường công tác giám sát ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm tại cộng đồng. Khi phát hiện các trường hợp rối loạn tiêu hoá, nghi ngờ ngộ độc thực phẩm phải kịp thời xử lý ngay, hạn chế tối đa ảnh hướng đến sức khoẻ người dân.
(4) Phối hợp với các cơ quan chức năng của Trung ương và địa phương kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm các loại lương thực, thực phẩm, nước uống do các tổ chức, cá nhân hỗ trợ đồng bào vùng lũ lụt nhằm đảm bảo không để các sản phẩm bị hỏng, mốc, dập vỡ, hết hạn sử dụng… đến tay người dân.
(5) Tiếp tục triển khai các nội dung tại Công văn 2487/BYT-ATTP năm 2024 của Bộ Y tế về việc ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm; Công văn 557/ATTP-NĐTT năm 2024 của Cục An toàn thực phẩm về việc bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm năm 2024 và Công văn 2273/ATTP-NĐTT năm 2024 về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm trong mùa hè và mùa bão, lụt.
Tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm, khắc phục hậu quả cơn bão số 3 ra sao? (Hình ảnh Internet)
Những biện pháp nào có thể khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 53 Luật An toàn thực phẩm 2010 thì có thể khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm bằng những biện pháp sau:
- Phát hiện, cấp cứu, điều trị kịp thời cho người bị ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm hoặc các tình huống khác phát sinh từ thực phẩm gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người;
- Điều tra vụ ngộ độc thực phẩm, xác định nguyên nhân gây ngộ độc, bệnh truyền qua thực phẩm và truy xuất nguồn gốc thực phẩm gây ngộ độc, truyền bệnh;
- Đình chỉ sản xuất, kinh doanh; thu hồi và xử lý thực phẩm gây ngộ độc, truyền bệnh đang lưu thông trên thị trường;
- Thông báo ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm cho các tổ chức, cá nhân có liên quan;
- Thực hiện các biện pháp phòng ngừa nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm.
Khai báo ngộ độc thực phẩm ở đâu và ai có quyền được khai báo theo quy định của pháp luật?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Quyết định 39/2006/QĐ-BYT quy định về khai báo và báo cáo ngộ độc thực phẩm như sau:
Khai báo và báo cáo ngộ độc thực phẩm
1. Khai báo ngộ độc thực phẩm:
- Bất kể ai, khi bị hoặc phát hiện ngộ độc thực phẩm hoặc các bệnh truyền qua thực phẩm đều phải khai báo ngay cho cơ quan Y tế gần nhất:
- Trạm Y tế xã, phường.
- Phòng Y tế quận, huyện (hoặc Trung tâm Y tế dự phòng).
- Sở Y tế hoặc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố.
- Các viện khu vực (Viện Dinh Dưỡng, Viện Pasteur Nha Trang, Viện Vệ sinh Y tế công cộng TP Hồ Chí Minh, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên).
- Cục An toàn vệ sinh thực phẩm.
Nội dung khai báo theo mẫu M1 quy định tại Quyết định số 01/2006/QĐ-BYT ngày 09 tháng 01 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Quy định chế độ báo cáo và mẫu báo cáo về vệ sinh an toàn thực phẩm”.
...
Theo đó, bất kể ai, khi bị hoặc phát hiện ngộ độc thực phẩm hoặc các bệnh truyền qua thực phẩm đều phải khai báo ngay cho cơ quan Y tế gần nhất như sau:
- Trạm Y tế xã, phường.
- Phòng Y tế quận, huyện (hoặc Trung tâm Y tế dự phòng).
- Sở Y tế hoặc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố.
- Các viện khu vực (Viện Dinh Dưỡng, Viện Pasteur Nha Trang, Viện Vệ sinh Y tế công cộng TP Hồ Chí Minh, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên).
- Cục An toàn vệ sinh thực phẩm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn 01 thẩm tra lý lịch đảng viên? Hướng dẫn thẩm tra lý lịch đảng viên mới nhất quy định những gì?
- Viết đoạn văn kể về một hoạt động ngoài trời mà em được chứng kiến hoặc tham gia lớp 3 chọn lọc?
- 5+ mẫu thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025 online đẹp, chuyên nghiệp? Tạo thiệp thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025 thế nào?
- Toàn bộ Công văn 7619-CV/BTCTW hướng dẫn khung Quy chế làm việc mẫu của cấp ủy cơ sở? Tải Công văn 7619?
- Ngày đẹp bao sái bàn thờ năm 2025? Bao sái bàn thờ năm 2025 ngày nào? Nghỉ tết 2025 người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày nghỉ hưởng nguyên lương?