Suy dinh dưỡng là gì? Người bệnh suy dinh dưỡng nặng thì bác sĩ điều trị cần phải làm như thế nào?
Suy dinh dưỡng là gì?
Hiện nay, theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 và các văn bản liên quan không có định nghĩa về suy dinh dưỡng là gì.
Tuy nhiên, suy dinh dưỡng có thể được hiểu là tình trạng cơ thể không được cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cơ thể.
Suy dinh dưỡng có thể xảy ra khi chế độ ăn uống không được duy trì điều độ dẫn đến sự thiếu hụt các Vitamin, khoáng chất và một số chất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể.
Suy dinh duõng hiện nay được phân thành 2 loại, cụ thể:
(1) Thiếu dinh dưỡng (Undernutrition): Hình thức suy dinh dưỡng này là kết quả của việc cơ thể không nhận đủ các chất cần thiết như protein, calo hoặc vi chất dinh dưỡng thiết yếu. Vì vậy khi thiếu chất dinh dưỡng sẽ dẫn đến các tình trạng cân nặng so với chiều cao thấp, chiều cao thấp theo tuổi và nhẹ cân so với tuổi.
(2) Thừa dinh dưỡng (Overnutrition): Việc thực hiện nạp vào quá nhiều chất dinh dưỡng, chẳng hạn như protein, calo hoặc chất béo cũng có thể dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng. Vì vậy khi thừa chất dinh dưỡng cơ thể thường dẫn đến thừa cân hoặc béo phì.
Lưu ý: Thông tin "Suy dinh dưỡng là gì?" Chỉ mang tính chất tham khảo!
Suy dinh dưỡng là gì? Người bệnh suy dinh dưỡng nặng thì bác sĩ điều trị cần phải làm như thế nào? (Hình từ Internet)
Người bệnh suy dinh dưỡng nặng thì bác sĩ điều trị cần phải làm như thế nào?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 4 Thông tư 18/2020/TT-BYT có quy định như sau:
Khám, chẩn đoán, đánh giá tình trạng dinh dưỡng, chỉ định điều trị và theo dõi tình trạng dinh dưỡng cho người bệnh nội trú.
1. Người bệnh được sàng lọc yếu tố nguy cơ dinh dưỡng, khám, chẩn đoán và chỉ định điều trị dinh dưỡng trong 36 giờ tính từ thời điểm nhập viện nội trú và được ghi vào hồ sơ bệnh án.
2. Người bệnh có nguy cơ dinh dưỡng phải được đánh giá tình trạng dinh dưỡng, chẩn đoán, chỉ định chế độ dinh dưỡng bệnh lý, theo dõi và đánh giá lại tình trạng dinh dưỡng trong suốt quá trình điều trị.
3. Người bệnh không có nguy cơ dinh dưỡng được sàng lọc lại sau mỗi 07 ngày nằm viện và ghi vào hồ sơ bệnh án.
4. Người bệnh được chỉ định chế độ dinh dưỡng hằng ngày phù hợp với tình trạng dinh dưỡng và bệnh lý, ghi mã số chế độ dinh dưỡng vào tờ điều trị theo quy định tại Quyết định số 2879/QĐ-BYT ngày 10 tháng 8 năm 2006 của Bộ Y tế hướng dẫn chế độ ăn bệnh viện.
5. Người bệnh suy dinh dưỡng nặng, người bệnh được phân cấp chăm sóc cấp I thì bác sỹ điều trị phải hội chẩn với bác sỹ khoa dinh dưỡng hoặc dinh dưỡng viên để chỉ định và xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng dinh dưỡng và bệnh lý.
6. Người bệnh phải được hỗ trợ, theo dõi, giám sát việc thực hiện chế độ dinh dưỡng trong suốt quá trình điều trị.
Như vậy, đối với người bệnh suy dinh dưỡng nặng, người bệnh được phân cấp chăm sóc cấp I thì bác sĩ điều trị phải hội chẩn với bác sỹ khoa dinh dưỡng hoặc dinh dưỡng viên để chỉ định và xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng dinh dưỡng và bệnh lý.
Khoa Dinh dưỡng trong bệnh viện có phải phối hợp với các khoa lâm sàng chỉ định chế độ dinh dưỡng cho người suy dinh dưỡng nặng không?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 9 Thông tư 18/2020/TT-BYT có quy định như sau:
Nhiệm vụ của khoa Dinh dưỡng hoặc bộ phận Dinh dưỡng
1. Tham mưu cho lãnh đạo bệnh viện về hoạt động dinh dưỡng trong bệnh viện.
2. Xây dựng, triển khai quy trình kỹ thuật chuyên môn về dinh dưỡng lâm sàng trong bệnh viện.
3. Tổ chức thực hiện các hoạt động khám, tư vấn và điều trị bằng chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng dinh dưỡng và bệnh lý cho người bệnh.
4. Tổ chức xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng dinh dưỡng và bệnh lý cho người bệnh điều trị nội trú trong bệnh viện.
5. Phối hợp với các khoa lâm sàng chỉ định chế độ dinh dưỡng bệnh lý cho người bệnh bị suy dinh dưỡng nặng, người bệnh được phân cấp chăm sóc cấp I.
6. Quản lý thực phẩm, chế biến, cung cấp chế độ dinh dưỡng bệnh lý cho người bệnh tại giường bệnh. Kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm trong bệnh viện.
7. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về hoạt động dinh dưỡng tại các khoa lâm sàng và trong bệnh viện.
8. Đầu mối xây dựng tài liệu tư vấn, truyền thông về dinh dưỡng và an toàn thực phẩm cho người bệnh, người nhà người bệnh và các đối tượng khác trong bệnh viện.
9. Thực hiện hoạt động đào tạo, chỉ đạo tuyến về dinh dưỡng và an toàn thực phẩm.
10. Nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về dinh dưỡng và an toàn thực phẩm trong điều trị, phòng bệnh và nâng cao sức khỏe.
Theo đó, khoa Dinh dưỡng hoặc bộ phận Dinh dưỡng trong bệnh viện có nhiệm vụ phối hợp với các khoa lâm sàng chỉ định chế độ dinh dưỡng bệnh lý cho người bệnh bị suy dinh dưỡng nặng, người bệnh được phân cấp chăm sóc cấp I theo quy định của pháp luật.







Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới là gì? Cơ quan nào có trách nhiệm xem xét khi mục đích bình đẳng giới đã đạt được?
- Đề xuất sửa danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng ra sao? Tải về danh mục ở đâu?
- Người lao động có được tạm ứng tiền lương trước khi nghỉ lễ hay không? Việc xử phạt thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định như thế nào?
- Lời cảm ơn cô giáo chủ nhiệm cuối năm học ý nghĩa? Học sinh trung học cơ sở được làm lớp trưởng khi nào?
- Hướng dẫn thay Avatar chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Hải Phòng và Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2025?