Sẽ lấy ý kiến từng hộ gia đình về sáp nhập cấp tỉnh, cấp xã (Dự kiến)? Trình tự thực hiện ra sao?
Sẽ lấy ý kiến từng hộ gia đình về sáp nhập cấp tỉnh, cấp xã (Dự kiến)? Trình tự thực hiện ra sao?
>> Số lượng xã sau sáp nhập tỉnh 2025 giảm 70 đến 75% số lượng hiện nay
Vừa qua Bộ Nội vụ đã công bố dự thảo Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
TẢI VỀ Dự thảo Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính
Theo đó, sẽ lấy ý kiến từng hộ gia đình về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã được quy định tại khoản 3 Điều 9 Dự thảo Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cụ thể như sau:
Trình tự, thủ tục xây dựng và thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh
...
Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh phải được lấy ý kiến Nhân dân là cử tri đại diện hộ gia đình trên địa bàn cấp tỉnh thực hiện sắp xếp theo quy định tại Điều 11 của Nghị quyết này.
...
Bên cạnh đó, cũng tại khoản 4, 5 Điều 10 Dự thảo Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính quy định cụ thể như sau:
Trình tự, thủ tục xây dựng và thông qua đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã
...
3. Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã phải được lấy ý kiến Nhân dân là cử tri đại diện hộ gia đình ở những đơn vị hành chính cấp xã chịu ảnh hưởng trực tiếp. Việc lấy ý kiến Nhân dân thực hiện theo quy định tại Điều 11 của Nghị quyết này.
4. Sau khi có kết quả lấy ý kiến Nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức hoàn thiện đề án và gửi Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét biểu quyết về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính.
5. Bộ Nội vụ thẩm định Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của từng địa phương trước khi trình Chính phủ; xây dụng Đề án của Chính phủ trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
...
Cũng tại Điều 11 Dự thảo Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính, quy định:
Lấy ý kiến Nhân dân về Đề án sắp xếp đơn vị hành chính
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến Nhân dân là cử tri đại diện hộ gia đình thường trú trên địa bàn; quyết định nội dung và hình thức lấy ý kiến phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương.
2. Trong thời gian tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc lấy ý kiến Nhân dân, Ủy ban nhân cấp tỉnh tổ chức việc tổng hợp và lập báo cáo kết quả lấy ý kiến Nhân dân trên địa bàn.
Theo đó, Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, xã phải được lấy ý kiến Nhân dân là cử tri đại diện hộ gia đình ở những đơn vị hành chính cấp tỉnh, xã trên địa bàn thực hiện sắp xếp. Cụ thể:
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến Nhân dân là cử tri đại diện hộ gia đình thường trú trên địa bàn; quyết định nội dung và hình thức lấy ý kiến phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương.
Trong thời gian tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc lấy ý kiến Nhân dân, Ủy ban nhân cấp tỉnh tổ chức việc tổng hợp và lập báo cáo kết quả lấy ý kiến Nhân dân trên địa bàn.
*Trên đây là thông tin về "Sẽ lấy ý kiến từng hộ gia đình về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã (Dự kiến)? Lộ trình thực hiện?"
Sẽ lấy ý kiến từng hộ gia đình về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã (Dự kiến)? Lộ trình thực hiện? (Hình từ Internet)
Lộ trình sáp nhập các tỉnh thành Việt Nam mới nhất 2025
Ngày 20/3/2025, Ban Chỉ đạo Trung ương đã ban hành Công văn 43-CV/BCĐ năm 2025 (Công văn 43-CV/BCĐ) về Kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Theo đó, Ban Chỉ đạo Trung ương yêu cầu các ban đảng, cơ quan, đơn vị của Đảng ở Trung ương, các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và khẩn trương thực hiện một số nội dung, nhiệm vụ để thực hiện kế hoạch sáp nhập tỉnh, xã năm 2025.
Cụ thể, lộ trình sáp nhập các tỉnh thành Việt Nam mới nhất 2025 được Ban Chỉ đạo Trung ương nêu rõ như sau:
- Đảng ủy Quốc hội chủ trì, phối hợp với Đảng ủy Chính phủ, Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến các cơ quan, đơn vị, hoàn thiện các nội dung sau đây báo cáo Bộ Chính trị trước ngày 25/3/2025; tiếp thu ý kiến Bộ Chính trị, hoàn thiện Đề án, Tờ trình và gửi tài liệu, báo cáo Ban Chấp hành Trung ương (qua Văn phòng Trung ương Đảng) trước ngày 01/4/2025
- Đảng ủy Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo:
(i) Hướng dẫn việc xây dựng, hoàn thiện Đề án sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã (chức năng, nhiệm vụ cụ thể, tổ chức bộ máy, biên chế; bố trí cán bộ, trụ sở làm việc, nhà ở công vụ; xử lý tài sản, trụ sở...),
(ii) Chỉ đạo Đảng ủy các bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ tham mưu Chính phủ hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản hướng dẫn các tỉnh, thành phố triển khai thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến việc sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính các cấp, tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp bảo đảm kịp thời, đồng bộ, cụ thể, thuận lợi cho việc xây dựng đề án và tổ chức thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp (hoàn thành trước ngày 15/4/2025).
(iii) Triển khai thực hiện Đề án tổ chức lại hệ thống thanh tra (hoàn thành trước ngày 30/4/2025).
(iv) Báo cáo thực hiện nhiệm vụ rà soát và phương án sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật liên quan để thực hiện chủ trương sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013, sắp xếp các đơn vị hành chính, tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp...
(v) Tiếp tục nghiên cứu, có phương án sắp xếp các cơ quan thuế, kho bạc nhà nước, hải quan, bảo hiểm xã hội, thống kê, ngân hàng,... phù hợp với việc sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh và thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp.
(vi) sắp xếp tổ chức đảng trong các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng thương mại nhà nước; tổ chức đảng của các đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và một số bộ, ngành liên quan,
(vii) Tham mưu Ban Bí thư ban hành quy định về cơ chế lãnh đạo, chỉ đạo của đảng ủy bộ, cơ quan ngang bộ đại diện chủ sở hữu vốn với cấp ủy, tổ chức đảng của các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng thương mại nhà nước trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của doanh nghiệp (hoàn thành trong tháng 8/2025).
- Đảng ủy Quốc hội lãnh đạo, chỉ đạo:
(i) Việc thực hiện các quy trình và sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 (hoàn thành trước ngày 30/6/2025).
(ii) Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua nghị quyết sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã (hoàn thành trước ngày 30/6/2025); Quốc hội thông qua nghị quyết sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh (tổ chức của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) (hoàn thành trước ngày 30/6/2025).
(iii) Thông qua các luật, nghị quyết có liên quan để triển khai chủ trương sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013, tiếp tục sắp xếp các đơn vị hành chính, xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp...
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương là gì?
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương được quy định tại Điều 4 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025, cụ thể như sau:
- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng pháp luật; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.
+ Hội đồng nhân dân làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số. Ủy ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương hoạt động theo chế độ tập thể Ủy ban nhân dân kết hợp với đề cao trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân.
- Tổ chức chính quyền địa phương tinh, gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu quản trị địa phương chuyên nghiệp, hiện đại, minh bạch, bảo đảm trách nhiệm giải trình gắn với cơ chế kiểm soát quyền lực.
- Bảo đảm quyền con người, quyền công dân; phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự kiểm tra, giám sát của Nhân dân.
- Bảo đảm nền hành chính thống nhất, thông suốt, liên tục.
- Những công việc thuộc thẩm quyền của chính quyền địa phương phải do địa phương quyết định, địa phương tổ chức thực hiện và tự chịu trách nhiệm.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Chủ đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp có phải công khai diện tích đất chưa cho thuê không?
- An toàn lao động là gì? Người lao động có những quyền lợi gì trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động?
- Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp từ BHXH có bị trích 10% thuế TNCN khi làm hợp đồng thuê khoán không?
- Thuyết minh về ngôi trường em đang học ngắn gọn? Dàn ý thuyết minh về ngôi trường em đang học chi tiết?
- Nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ được xác định trên cơ sở nguyên tắc phân định thẩm quyền như thế nào?