Sáp nhập xã TP Cần Thơ năm 2025 còn 32 xã, phường? Chi tiết sáp nhập xã TP Cần Thơ năm 2025 ra sao?
Sáp nhập xã TP Cần Thơ năm 2025 còn 32 xã, phường? Chi tiết sáp nhập xã TP Cần Thơ năm 2025 ra sao?
Thông tin về sáp nhập xã TP Cần Thơ năm 2025 còn 32 xã, phường, chi tiết sáp nhập xã TP Cần Thơ năm 2025 dưới đây:
Ngày 14/4/2025, Sở Nội vụ TP Cần Thơ có Thông báo 864/TB-SNV năm 2025 về việc cung cấp thông tin sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, cấp tỉnh.
>> TẢI VỀ Thông báo 864/TB-SNV năm 2025
Theo đó, tại Mục 2 Thông báo 864/TB-SNV năm 2025 có nêu về sắp xếp, sáp nhập ĐVHC cấp xã của thành phố Cần Thơ như sau:
Thực hiện sắp xếp, sáp nhập 80 ĐVHC cấp xã của thành phố Cần Thơ để thành lập 32 ĐVHC cấp xã (gồm 16 phường và 16 xã) cụ thể như sau:
(1) Phường Tân An sáp nhập với phường Thới Bình, phường Xuân Khánh (quận Ninh Kiều) lấy tên là phường Ninh Kiều, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND quận Ninh Kiều.
(2) Phường An Hòa sáp nhập với phường Cái Khế (quận Ninh Kiều) và một phần diện tích tự nhiên 1,83 km, quy mô dân số 330 người của phường Bùi Hữu Nghĩa (quận Bình Thủy) lấy tên là phường Cái Khế, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND phường An Hòa.
(3) Phường Hưng Lợi sáp nhập với phường An Khánh (quận Ninh Kiều) lấy tên là phường Tân An, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND phường Hưng Lợi.
(4) Phường An Bình (quận Ninh Kiều) sáp nhập với xã Mỹ Khánh (huyện Phong Điền) lấy tên là phường An Bình, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND phường An Bình.
(5) Phường Bình Thủy sáp nhập với phường An Thới, phường Bùi Hữu Nghĩa (quận Bình Thủy) lấy tên là phường Bình Thủy, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND quận Bình Thủy.
(6) Phường Long Tuyền sáp nhập với phường Long Hòa (quận Bình Thủy) lấy tên là phường Long Tuyền, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND phường Long Tuyền.
(7) Phường Trà An sáp nhập với phường Thới An Đông, phường Trà Nóc (quận Bình Thủy) lấy tên là phường Thới An Đông, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND phường Thới An Đông.
(8) Phường Lê Bình sáp nhập với phường Ba Láng, phường Hưng Thạnh, phường Thường Thạnh (quận Cái Răng) lấy tên là phường Cái Răng, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở Quận ủy - UBND quận Cái Răng (cũ).
(9) Phường Phú Thứ sáp nhập với phường Tân Phú, phường Hưng Phú (quận Cái Răng) lấy tên là phường Hưng Phú, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND quận Cái Răng (mới).
(10) Phường Thới Long sáp nhập với phường Long Hưng (quận Ô Môn), phường Tân Hưng (quận Thốt Nốt) lấy tên là phường Thới Long, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND phường Long Hưng.
(11) Phường Phước Thới sáp nhập với phường Trường Lạc (quận Ô Môn) lấy tên là phường Phước Thới, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND phường Phước Thới.
(12) Phường Thới An sáp nhập với phường Châu Văn Liêm, phường Thới Hòa (quận Ô Môn), xã Thới Thạnh (huyện Thới Lai) lấy tên là phường Ô Môn, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND quận Ô Môn.
(13) Phường Thạnh Hòa sáp nhập với phường Trung Nhứt (quận Thốt Nốt), xã Trung An (huyện Cờ Đỏ) lấy tên là phường Trung Nhứt, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND phường Thạnh Hòa.
(14) Phường Thốt Nốt sáp nhập với phường Thuận An, phường Thới Thuận (quận Thốt Nốt) lấy tên là phường Thốt Nốt, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở Quận ủy Thốt Nốt.
(15) Phường Trung Kiên sáp nhập với phường Thuận Hưng (quận Thốt Nốt) lấy tên là phường Thuận Hưng, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND quận Thốt Nốt.
(16) Thành lập phường Tân Lộc trên cơ sở giữ nguyên trạng phường Tân Lộc (quận Thốt Nốt), trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND phường Tân Lộc.
(17) Xã Nhơn Nghĩa sáp nhập với xã Nhơn Ái (huyện Phong Điền) lấy tên là xã Nhơn Ái, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND xã Nhơn Nghĩa.
(18) Thị trấn Phong Điền sáp nhập với xã Tân Thới, xã Giai Xuân (huyện Phong Điền) lấy tên là xã Phong Điền, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở Huyện ủy Phong Điền.
(19) Thành lập xã Trường Long trên cơ sở giữ nguyên trạng xã Trường Long (huyện Phong Điền), trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND xã Trường Long.
(20) Thành lập xã Thạnh Phú trên cơ sở giữ nguyên trạng xã Thạnh Phú (huyện Cờ Đỏ) lấy tên là xã Thạnh Phú, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND xã Thạnh Phú.
(21) Thành lập xã Thới Hưng trên cơ sở giữ nguyên trạng (huyện Cờ Đỏ) lấy tên là xã Thới Hưng, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND xã Thới Hưng.
(22) Thị trấn Cờ Đỏ sáp nhập với xã Thới Đông, xã Thới Xuân (huyện Cờ Đỏ) lấy tên là xã Cờ Đỏ, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở Huyện ủy Cờ Đỏ.
(23) Xã Đông Hiệp sáp nhập với xã Đông Thắng (huyện Cờ Đỏ), xã Xuân Thắng (huyện Thới Lai) lấy tên là xã Đông Hiệp, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND xã Đông Hiệp.
(24) Xã Trung Hưng sáp nhập với xã Trung Thạnh (huyện Cờ Đỏ) lấy tên là xã Trung Hưng, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND xã Trung Hưng.
(25) Thị trấn Thới Lai sáp nhập với xã Thới Tân, xã Trường Thắng (huyện Thới Lai) lấy tên là xã Thới Lai, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở Huyện ủy Thới Lai.
(26) Xã Đông Thuận sáp nhập với xã Đông Bình (huyện Thới Lai) lấy tên là xã Đông Thuận, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND xã Đông Thuận.
(27) Xã Trường Xuân sáp nhập với xã Trường Xuân A, xã Trường Xuân B (huyện Thới Lai) lấy tên là xã Trường Xuân, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND xã Trường Xuân.
(28) Xã Định Môn sáp nhập với xã Tân Thạnh, xã Trường Thành (huyện Thới Lai) lấy tên là xã Định Môn, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND xã Định Môn.
(29) Thị trấn Vĩnh Thạnh sáp nhập với xã Thạnh Mỹ, xã Thạnh Lộc (huyện Vĩnh Thạnh) lấy tên là xã Vĩnh Thạnh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND huyện Vĩnh Thạnh.
(30) Xã Thạnh An sáp nhập với xã Thạnh Quới, xã Thạnh Tiến (huyện Vĩnh Thạnh) lấy tên là xã Thạnh Quới, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND xã Thạnh Quới.
(31) Xã Vĩnh Trinh sáp nhập với xã Vĩnh Bình (huyện Vĩnh Thạnh) lấy tên là xã Vĩnh Trinh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND xã Vĩnh Trinh.
(32) Thị trấn Thạnh An sáp nhập với xã Thạnh Thắng, xã Thạnh Lợi (huyện Vĩnh Thạnh) lấy tên là xã Thạnh An, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND thị trấn Thạnh An.
Sáp nhập xã TP Cần Thơ năm 2025 còn 32 xã, phường? Chi tiết sáp nhập xã TP Cần Thơ năm 2025 ra sao? (Hình ảnh Internet)
Sắp xếp, sáp nhập ĐVHC cấp tỉnh tại TP Cần Thơ tại Thông báo 864 ra sao?
Tại Mục 1 Thông báo 864/TB-SNV năm 2025 có nêu về sắp xếp, sáp nhập ĐVHC cấp tỉnh tại TP Cần Thơ như sau:
- Hợp nhất thành phố Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Hậu Giang để thành lập ĐVHC cấp tỉnh, lấy tên là thành phố Cần Thơ, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại thành phố Cần Thơ hiện nay.
Mục đích, yêu cầu của kế hoạch sắp xếp đơn vị hành chính hiện nay?
Mục đích, yêu cầu của kế hoạch sắp xếp đơn vị hành chính và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp được quy định tại Mục I Kế hoạch ban hành kèm theo Nghị quyết 74/NQ-CP năm 2025, cụ thể như sau:
(1) Mục đích
- Tổ chức quán triệt và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Kết luận 127-KL/TW năm 2025, Kết luận 130-KL/TW năm 2025, Kết luận 137-KL/TW năm 2025 và Công văn 43-CV/BCĐ năm 2025 nhằm tạo sự thống nhất trong nhận thức, hành động của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương và chính quyền địa phương các cấp; tạo sự đồng thuận, ủng hộ của Nhân dân và dư luận xã hội.
- Xác định rõ lộ trình, các công việc phải thực hiện trong từng thời điểm, bảo đảm phù hợp với thực tiễn nhằm thực hiện thành công các mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ, giải pháp nêu tại các Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
- Phân công rõ nhiệm vụ, trách nhiệm và sự phối hợp giữa các bộ, ngành liên quan, tỉnh (thành) ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cơ quan có liên quan trong việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện.
(2) Yêu cầu
- Xác định cụ thể các nội dung công việc, thời hạn, tiến độ hoàn thành và trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương nhằm bảo đảm kịp thời, đồng bộ, thống nhất, chất lượng và hiệu quả.
- Xác định nội dung công việc phải gắn với chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và phát huy vai trò chủ động, tích cực của các bộ, ngành, địa phương; tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong quá trình triển khai thực hiện.
- Các bộ, ngành, địa phương căn cứ Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Kế hoạch của Ban Chỉ đạo và trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn thực hiện rà soát, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật; kịp thời hướng dẫn, tổ chức thực hiện sắp xếp ĐVHC và tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Sắp xếp lại đơn vị hành chính: Nguồn kinh phí thực hiện chính sách, chế độ đối với viên chức và người lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập?
- Con số may mắn của 12 cung hoàng đạo hôm nay 16 4 2025? Con số may mắn của 12 cung hoàng đạo ngày 16 4 2025?
- Hạn chót nộp báo cáo tài chính quý 1 2025? Chậm nộp báo cáo tài chính năm 2025 bị phạt như thế nào?
- UBND cấp xã mới tổ chức tối đa 4 Phòng chuyên môn và tương đương theo Quyết định 759 dự kiến?
- Tỉnh Đồng Nai sáp nhập tỉnh nào năm 2025? Sau sáp nhập tên mới là gì? Trung tâm chính trị - hành chính đặt ở đâu?