Đắk Lắk lấy ý kiến cử tri đối với việc sáp nhập xã? Thời gian tổ chức lấy ý kiến cử tri là khi nào?
Đắk Lắk lấy ý kiến cử tri đối với việc sáp nhập xã? Thời gian tổ chức lấy ý kiến cử tri là khi nào?
Ngày 15/04/2025, UBND tỉnh Đắk Lắk đã có Kế hoạch 82/KH-UBND năm 2025 về tổ chức lấy ý kiến cử tri đại diện hộ gia đình về nội dung Đề án sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã của tỉnh Đắk Lắk TẢI VỀ
Theo đó, Đắk Lắk lấy ý kiến cử tri đối với việc sáp nhập xã, cụ thể như sau:
(1) Lập danh sách cử tri để phát phiếu lấy ý kiến
UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn tiến hành lập danh sách cử tri để lấy ý kiến cử tri về Đề án.
Thời gian thực hiện: Ngày 15/4/2025 - 17/4/2025.
(2) Thành lập Tổ lấy ý kiến cử tri dại diện hộ gia đình
UBND cấp xã quyết định thành lập Tổ lấy ý kiến cử tri đại diện hộ gia đình theo địa bàn từng thôn, buôn, tổ dân phố. Tổ lấy ý kiến do Bí thư Chi bộ hoặc Trưởng thôn, buôn, Tổ trưởng Tổ dân phố làm Tổ trưởng; Thư ký và Tổ viên là đại diện tổ chức chính trị - xã hội ở thôn, buôn, tổ dân phố (hoặc có thể là cán bộ, công chức cấp xã tham gia).
Tổ lấy ý kiến cử tri có trách nhiệm chuẩn bị các điều kiện phục vụ cho việc lấy ý kiến; tiếp nhận phiếu, tài liệu phục vụ lấy ý kiến; thông báo thời gian, địa điểm lấy ý kiến; phát phiếu, đôn đốc, hướng dẫn cử tri ghi phiếu; kiểm phiếu, lập biên bản, lưu trữ tài liệu và gửi về UBND cấp xã để lập báo cáo kết quả lấy ý kiến cử tri.
Thời gian thực hiện thành lập tổ: Ngày 15/4/2025.
(3) Tổ chức lấy ý kiến cử tri đại diện hộ gia đình
Việc lấy ý kiến cử tri được tiến hành bằng các hình thức: Phát phiếu tại cuộc họp lấy ý kiến ở thôn, buôn, tổ dân phố hoặc phát phiếu tại từng hộ gia đình.
Thời gian thực hiện: Ngày 20/4/2025
Sau đó, các tổ tổng hợp kết quả, lập biên bản và gửi về UBND cấp xã trước 8h00 ngày 21/4.
UBND cấp xã, huyện và Sở Nội vụ tiếp tục thực hiện các bước tổng hợp, báo cáo kết quả, đảm bảo tiến độ trình HĐND các cấp xem xét, biểu quyết từ ngày 21 đến 24/4/2025.
>> TẢI VỀ Phiếu lấy ý kiến cử tri về việc sáp nhập tỉnh xã
*Trên đây là thông tin về "Đắk Lắk lấy ý kiến cử tri đối với việc sáp nhập xã? Thời gian tổ chức lấy ý kiến cử tri là khi nào?"
Đắk Lắk lấy ý kiến cử tri đối với việc sáp nhập xã? Thời gian tổ chức lấy ý kiến cử tri là khi nào? (Hình từ Internet)
Đắk Lắk sáp nhập Phú Yên theo Nghị quyết 60?
Ngày 12/04/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025 về của Hội nghị lần thứ 11 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII với 12 nội dung quan trọng; kèm theo nghị quyết là danh sách tên gọi các tỉnh, thành phố và trung tâm chính trị - hành chính (tỉnh lỵ) của 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, cụ thể các tỉnh lỵ.
Theo danh sách ban hành kèm theo Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025 có nêu rõ danh sách dự kiến 23 tỉnh mới sau sáp nhập. Cụ thể:
DANH SÁCH DỰ KIẾN TÊN GỌI CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ VÀ TRUNG TÂM CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH (TỈNH LỴ) CỦA 34 ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH
(Kèm theo Nghị quyết số 60-NQ/TW, ngày 12/4/2025 của Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII)
...
II- Các đơn vị hành chính cấp tỉnh mới sau sáp nhập, hợp nhất
...
15. Hợp nhất tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Phú Yên, lấy tên là tỉnh Đắk Lắk, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Đắk Lắk hiện nay.
16. Hợp nhất tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh; lấy tên là Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
17. Hợp nhất tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Phước, lấy tên là tỉnh Đồng Nai, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Đồng Nai hiện nay.
18. Hợp nhất tỉnh Tây Ninh và tỉnh Long An, lấy tên là tỉnh Tây Ninh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Long An.
..
Theo đó, hợp nhất tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Phú Yên, lấy tên là tỉnh Đắk Lắk, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Đắk Lắk hiện nay.
Các hành vi bị nghiêm cấm lấy ý kiến sáp nhập tỉnh, xã?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 54/2018/NĐ-CP quy định các hành vi bị nghiêm cấm lấy ý kiến sáp nhập tỉnh, xã như sau:
- Tuyên truyền, đưa thông tin sai lệch về nội dung, ý nghĩa của việc lấy ý kiến cử tri.
- Dùng thủ đoạn lừa gạt, mua chuộc, cưỡng ép, cản trở làm cho cử tri không thực hiện hoặc thực hiện việc lấy ý kiến cử tri trái với mong muốn của mình.
- Giả mạo giấy tờ, gian lận hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả lấy ý kiến cử tri.
- Lợi dụng việc lấy ý kiến cử tri để kích động, gây rối, xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Có quy định phải bật đèn xi nhan cách bao nhiêu mét trước khi chuyển hướng không? Mức phạt không bật đèn xi nhan?
- 5 Quy định về quản lý công chức đối với tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm những gì?
- Có bao nhiêu hình thức công khai thông tin? 15 Thông tin phải được công khai rộng rãi hiện nay bao gồm những thông tin nào?
- Vốn đầu tư công là vốn từ nguồn thu hợp pháp nào? Định mức phân bổ vốn đầu tư công có cần được công khai không?
- Toàn bộ vốn và tài sản của doanh nghiệp tư nhân phải ghi ở đâu? Chủ doanh nghiệp tư nhân quản lý doanh nghiệp như thế nào?