Sáp nhập tỉnh: 14 nội dung chủ yếu của quy hoạch tỉnh sau sáp nhập là gì? Thành phần Hội đồng thẩm định quy hoạch tỉnh?
Sáp nhập tỉnh: 14 nội dung quy hoạch tỉnh sau sáp nhập là gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 27 Luật Quy hoạch 2017 được sửa đổi bởi điểm a, b, c, d khoản 10 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu 2024, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 243 Luật Đất đai 2024 và bị bãi bỏ bởi khoản 21 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu 2024 có quy định về 14 nội dung quy hoạch tỉnh sau sáp nhập như sau:
(1) Phân tích, đánh giá, dự báo về các yếu tố, điều kiện phát triển đặc thù của tỉnh; đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng hệ thống đô thị, nông thôn
(2) Quan điểm, mục tiêu và lựa chọn phương án phát triển
(3) Phương hướng phát triển ngành quan trọng trên địa bàn; lựa chọn phương án tổ chức hoạt động kinh tế - xã hội
(4) Phương án phát triển hệ thống đô thị và nông thôn; phương án phát triển hệ thống khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu du lịch, khu thể dục thể thao, khu nghiên cứu, đào tạo; phương án phát triển khu bảo tồn, khu vực cần được bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và đối tượng đã được kiểm kê di tích; phương án phát triển các cụm công nghiệp; phương án phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung; xác định khu quân sự, an ninh; phương án phát triển những khu vực khó khăn, đặc biệt khó khăn, những khu vực có vai trò động lực
(5) Phương án phát triển mạng lưới giao thông, bao gồm mạng lưới đường cao tốc, quốc lộ, đường sắt; các tuyến đường thủy nội địa và đường hàng hải; các cảng biển, sân bay quốc tế, quốc gia; mạng lưới đường bộ, đường thủy liên tỉnh đã được xác định trong quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng trên địa bàn; mạng lưới đường tỉnh
(6) Phương án phát triển mạng lưới cấp điện, bao gồm phương án phát triển điện lực đã được xác định trong quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng trên địa bàn và phương án phát triển nguồn, lưới điện của tỉnh
(7) Phương án phát triển mạng lưới viễn thông, bao gồm các tuyến viễn thông quốc tế, quốc gia, liên tỉnh đã được xác định trong quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng trên địa bàn; phương án phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động; công trình viễn thông quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia và công trình viễn thông của tỉnh
(8) Phương án phát triển công trình thủy lợi, hệ thống cấp nước, thoát nước bao gồm công trình thủy lợi, hệ thống cấp nước, thoát nước đã được xác định trong quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng trên địa bàn và công trình thủy lợi liên huyện, hệ thống cấp nước, thoát nước liên huyện.
(9) Phương án phát triển các khu xử lý chất thải, bao gồm các khu xử lý chất thải nguy hại cấp vùng, liên tỉnh đã được xác định trong quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng trên địa bàn; các khu xử lý chất thải liên huyện
(10) Phương án phát triển kết cấu hạ tầng xã hội, bao gồm các dự án hạ tầng xã hội cấp quốc gia, cấp vùng, liên tỉnh đã được xác định trong quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng trên địa bàn; các thiết chế văn hóa, thể thao, du lịch, trung tâm thương mại, hội chợ, triển lãm và các công trình hạ tầng xã hội khác của tỉnh
(11) Định hướng sử dụng đất đến từng đơn vị hành chính cấp huyện
(12) Phương án bảo vệ môi trường, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên, đa dạng sinh học, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn
(13) Danh mục dự kiến các dự án ưu tiên của tỉnh.
(14) Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch.
Sáp nhập tỉnh: 14 nội dung chủ yếu của quy hoạch tỉnh sau sáp nhập là gì? (Hình từ internet)
Thành phần Hội đồng thẩm định quy hoạch tỉnh bao gồm những ai?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 30 Luật Quy hoạch 2017 có quy định về thành phần Hội đồng thẩm định quy hoạch tỉnh bao gồm:
- Chủ tịch Hội đồng và các thành viên của Hội đồng
- Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Thành viên của Hội đồng thẩm định bao gồm đại diện Bộ, cơ quan ngang Bộ, địa phương
- Tổ chức, cá nhân khác.
Đồng thời, Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định do Chủ tịch Hội đồng thẩm định quyết định.
Chính sách của nhà nước về hoạt động quy hoạch được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 10 Luật Quy hoạch 2017 có quy định về chính sách của nhà nước về hoạt động quy hoạch như sau:
(1) Nhà nước quản lý phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường theo quy hoạch đã được quyết định hoặc phê duyệt.
(2) Nhà nước ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích và huy động nguồn lực để thúc đẩy phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu theo quy hoạch đã được quyết định hoặc phê duyệt.
(3) Nhà nước ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài hỗ trợ nguồn lực cho hoạt động quy hoạch bảo đảm khách quan, công khai, minh bạch.
(4) Nhà nước ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động quy hoạch.
(5) Nhà nước ban hành cơ chế, chính sách tăng cường hợp tác quốc tế trong hoạt động quy hoạch.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Mẫu văn bản tổ chức tư vấn quản lý dự án thông báo về nhiệm vụ, quyền hạn của người đại diện và bộ máy trực tiếp quản lý dự án gửi chủ đầu tư? Tải về?
- Quản lý thông tin người nộp thuế có phải một trong những nội dung quản lý thuế? Có được phá hủy hệ thống thông tin người nộp thuế không?
- Có được gọi điện quảng cáo sau 8 giờ không? Yêu cầu đối với cuộc gọi điện quảng cáo theo quy định mới nhất?
- Bảo vệ bí mật nhà nước được hiểu ra sao? 5 nguyên tắc bảo vệ bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật?
- Chia nhỏ dự án, dự toán mua sắm thành các gói thầu nhằm mục đích chỉ định thầu có phải hành vi bị nghiêm cấm?