Hà Nam Ninh Bình Nam Định sáp nhập: Tổng diện tích sau sáp nhập là bao nhiêu? Hà Nam Ninh Bình Nam Định thuộc vùng kinh tế xã hội nào?

Hà Nam Ninh Bình Nam Định sáp nhập: Tổng diện tích sau sáp nhập là bao nhiêu? Hà Nam Ninh Bình Nam Định thuộc vùng kinh tế xã hội nào? Định hướng phát triển vùng đồng bằng sông Hồng theo Nghị quyết 81 ra sao?

Hà Nam Ninh Bình Nam Định sáp nhập: Tổng diện tích sau sáp nhập là bao nhiêu?

Hiện nay, các tỉnh Hà Nam Ninh Bình Nam Định có diện tích dân số như sau:

STT

Tên

Diện tích

1

Hà Nam

861,9

2

Nam Định

1.668,8

3

Ninh Bình

1.411,8

Như vậy, khi sáp nhập Hà Nam Ninh Bình Nam Định thì tổng diện tích sau sáp nhập dự kiến là 3.942,5 km2.

Hà Nam Ninh Bình Nam Định sáp nhập: Tổng diện tích sau sáp nhập là bao nhiêu? Hà Nam Ninh Bình Nam Định thuộc vùng kinh tế xã hội nào?

Hà Nam Ninh Bình Nam Định sáp nhập: Tổng diện tích sau sáp nhập là bao nhiêu? Hà Nam Ninh Bình Nam Định thuộc vùng kinh tế xã hội nào? (Hình từ Internet)

Hà Nam Ninh Bình Nam Định thuộc vùng kinh tế xã hội nào?

Căn cứ Điều 3 Nghị quyết 81/2023/QH15 về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Quốc hội ban hành có quy định như sau:

Định hướng phát triển không gian kinh tế - xã hội
1. Phân vùng kinh tế - xã hội, định hướng phát triển và liên kết vùng
a) Phân vùng kinh tế - xã hội
Tổ chức không gian phát triển đất nước thành 06 vùng kinh tế - xã hội; xây dựng mô hình tổ chức, cơ chế điều phối vùng để thực hiện liên kết nội vùng và thúc đẩy liên kết giữa các vùng, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực.
- Vùng trung du và miền núi phía Bắc, gồm 14 tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên và Hoà Bình.
- Vùng đồng bằng sông Hồng, gồm 11 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình và Quảng Ninh.
- Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, gồm 14 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận.
- Vùng Tây Nguyên, gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.
- Vùng Đông Nam Bộ, gồm 6 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh.
- Vùng đồng bằng sông Cửu Long, gồm 13 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau;
...

Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì các tỉnh Hà Nam Ninh Bình Nam Định thuộc vùng đồng bằng sông Hồng.

Hà Nam Ninh Bình Nam Định sáp nhập: Tổng diện tích sau sáp nhập là bao nhiêu? Hà Nam Ninh Bình Nam Định thuộc vùng kinh tế xã hội nào?

Hà Nam Ninh Bình Nam Định sáp nhập: Tổng diện tích sau sáp nhập là bao nhiêu? Hà Nam Ninh Bình Nam Định thuộc vùng kinh tế xã hội nào? (Hình từ Internet)

Định hướng phát triển vùng đồng bằng sông Hồng theo Nghị quyết 81 ra sao?

Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 81/2023/QH15 có nêu rõ định hướng phát triển vùng và liên kết vùng đối với đồng bằng sông Hồng như sau:

- Phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân đạt khoảng 9%/năm. Xây dựng vùng đồng bằng sông Hồng là động lực phát triển hàng đầu, có vai trò định hướng, dẫn dắt quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng của đất nước.

- Tập trung phát triển các ngành sản xuất công nghiệp và dịch vụ hiện đại: điện tử, sản xuất phần mềm, trí tuệ nhân tạo, sản xuất ô tô, công nghiệp hỗ trợ, các dịch vụ thương mại, logistics, tài chính, ngân hàng, du lịch, viễn thông, đào tạo chất lượng cao, y tế chuyên sâu.

+ Phát triển vùng trở thành trung tâm dịch vụ hiện đại của khu vực Đông Nam Á.

+ Phát huy vai trò trung tâm đào tạo nhân lực chất lượng cao dẫn đầu cả nước, tập trung xây dựng một số ngành đào tạo mũi nhọn đạt trình độ khu vực, thế giới.

+ Xây dựng các trung tâm đổi mới sáng tạo, đi đầu trong phát triển khoa học, công nghệ.

+ Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, hữu cơ, phục vụ đô thị.

+ Phát triển các đô thị vệ tinh để giảm sức ép tại các đô thị lớn; sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên đất.

+ Phát triển bền vững kinh tế biển theo hướng tăng trưởng xanh, bảo tồn đa dạng sinh học và các hệ sinh thái biển; tiếp tục xây dựng khu vực Hải Phòng - Quảng Ninh trở thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế, hàng đầu ở Đông Nam Á.

+ Hà Nội trở thành thành phố kết nối toàn cầu, ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực và thế giới.

- Phát triển các hành lang kinh tế nội vùng và liên vùng, kết nối với vùng trung du và miền núi phía Bắc, hành lang kinh tế Bắc - Nam trên địa bàn vùng; phát triển vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ (Quảng Ninh - Hải Phòng - Thái Bình - Nam Định - Ninh Bình).

+ Xây dựng các tuyến đường bộ cao tốc kết nối Hà Nội với các địa phương trong và ngoài vùng, tuyến đường bộ ven biển, đường vành đai 4, vành đai 5 vùng Thủ đô Hà Nội. Nghiên cứu xây dựng các tuyến đường sắt mới từ Hà Nội kết nối các cảng biển, cửa khẩu quốc tế lớn; cảng hàng không thứ 2 cho vùng Thủ đô.

Sáp nhập tỉnh
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Danh sách 52 tỉnh thành sáp nhập thành 23 tỉnh thành mới (dự kiến)? Sáp nhập nguyên trạng các tỉnh thành để hình thành các tỉnh thành mới?
Pháp luật
02 bản đồ sáp nhập 52 tỉnh thành còn 23 tỉnh thành 2025 được nêu tại dự thảo Nghị quyết sắp xếp ĐVHC là gì?
Pháp luật
Bảng diện tích và quy mô dân số 23 tỉnh thành mới sau sáp nhập tỉnh thành 2025 chi tiết nhất?
Pháp luật
Danh sách các tỉnh thành giáp biển sau sáp nhập còn 34 tỉnh thành 2025? Chi tiết danh sách 34 tỉnh thành sau sáp nhập?
Pháp luật
Hướng dẫn chỉnh lý, cấp sổ đỏ mới sau sáp nhập còn 34 tỉnh thành 2025 theo Công văn 991? Hướng dẫn chỉnh lý sổ đỏ đã cấp?
Pháp luật
Chế độ lương công chức lãnh đạo xã sau sáp nhập? Quy định mới về chế độ lương công chức lãnh đạo?
Pháp luật
Sáp nhập tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị năm 2025 dự kiến tên gọi mới là gì? Hợp nhất tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị thế nào theo Nghị quyết 60?
Pháp luật
Sau sáp nhập tỉnh xã 2025: chính sách nhà công vụ cho cán bộ, công chức, viên chức theo Kế hoạch 47 thực hiện khi nào?
Pháp luật
Chính thức Công văn 991/BNNMT-QLĐĐ hướng dẫn chỉnh lý hồ sơ địa chính, sổ đỏ khi sáp nhập tỉnh, xã 2025?
Pháp luật
Có cần làm lại căn cước, hộ chiếu khi sáp nhập tỉnh? 52 tỉnh, thành thuộc diện phải sáp nhập có phải đi làm lại căn cước, hộ chiếu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sáp nhập tỉnh
38 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sáp nhập tỉnh

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Sáp nhập tỉnh

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào