Sáp nhập TPHCM: Diện tích TPHCM tăng gấp 3 lần sau khi sáp nhập tỉnh? Giải pháp liên kết Vùng và hợp tác quốc tế sau sáp nhập?
Sáp nhập TPHCM: Diện tích TPHCM tăng gấp 3 lần sau khi sáp nhập tỉnh?
Hiện nay, TPHCM Bình Dương Bà Rịa Vũng Tàu có diện tích như sau:
STT | Tên | Diện tích |
1 | Bình Dương | 2.694,6 |
2 | Bà Rịa - Vũng Tàu | 1.982,6 |
3 | TP.Hồ Chí Minh | 2.095,4 |
Tổng diện tích sau sáp nhập TPHCM | 6.772,6 |
Như vậy, trường hợp sáp nhập TPHCM Bình Dương Bà Rịa Vũng Tàu thì tổng diện tích mới sẽ đạt khoảng 6.772,6 km² – tức gấp hơn 3,2 lần so với diện tích hiện tại của TP.HCM là 2.095,4 km².
Sáp nhập TPHCM: Diện tích TPHCM tăng gấp 3 lần sau khi sáp nhập tỉnh? Giải pháp liên kết Vùng và hợp tác quốc tế sau sáp nhập TPHCM? (Hình từ Internet)
Sáp nhập TPHCM: Giải pháp liên kết Vùng và hợp tác quốc tế sau sáp nhập theo Quyết định 1711?
Căn cứ vào khoản 13 Điều 1 Quyết định 1711/QĐ-TTg năm 2024 có nêu rõ giải pháp liên kết Vùng và hợp tác quốc tế sau sáp nhập TPHCM như sau:
- Chủ động thúc đẩy liên kết Vùng thực chất, hiệu quả. Phát huy vai trò nòng cốt, đầu tàu của Thành phố trong liên kết với Vùng Đông Nam Bộ, Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và các khu vực, địa phương trong cả nước theo phương châm cùng có lợi, gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh.
- Tập trung triển khai liên kết Vùng và hợp tác quốc tế đối với một số lĩnh vực được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của Thành phố. Triển khai sâu rộng, hiệu quả Chiến lược nâng tầm công tác đối ngoại Thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Thúc đẩy hợp tác đi vào chiều sâu với các địa phương thuộc các quốc gia là đối tác Chiến lược của Việt Nam; đẩy mạnh đối ngoại đa phương thông qua việc tổ chức các sự kiện đối ngoại nổi bật như Đối thoại Hữu nghị, Diễn đàn Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh,...; triển khai hiệu quả thỏa thuận đã ký với Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF).
- Chủ động nắm bắt cơ hội, thúc đẩy thực thi có hiệu quả các cam kết quốc tế, nhất là các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới; tranh thủ cơ hội về vốn, công nghệ, kiến thức và kỹ năng quản lý để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Thành phố.
TPHCM Bình Dương Bà Rịa Vũng Tàu thuộc vùng kinh tế - xã hội nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 81/2023/QH15 về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Quốc hội ban hành thì:
Định hướng phát triển không gian kinh tế - xã hội
1. Phân vùng kinh tế - xã hội, định hướng phát triển và liên kết vùng
a) Phân vùng kinh tế - xã hội
Tổ chức không gian phát triển đất nước thành 06 vùng kinh tế - xã hội; xây dựng mô hình tổ chức, cơ chế điều phối vùng để thực hiện liên kết nội vùng và thúc đẩy liên kết giữa các vùng, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực.
- Vùng trung du và miền núi phía Bắc, gồm 14 tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên và Hoà Bình.
- Vùng đồng bằng sông Hồng, gồm 11 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình và Quảng Ninh.
- Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, gồm 14 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận.
- Vùng Tây Nguyên, gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.
- Vùng Đông Nam Bộ, gồm 6 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh.
- Vùng đồng bằng sông Cửu Long, gồm 13 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau;
b) Định hướng phát triển vùng và liên kết vùng
- Vùng trung du và miền núi phía Bắc: phấn đấu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân đạt khoảng 8 - 9%/năm. Phát triển vùng theo hướng xanh, bền vững và toàn diện. Tập trung bảo vệ rừng tự nhiên, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn, khôi phục rừng gắn với bảo đảm an ninh nguồn nước và phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững, nâng cao đời sống của người làm nghề rừng. Khai thác và sử dụng hiệu quả tài nguyên khoáng sản. Phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo, năng lượng; nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hữu cơ, đặc sản, mở rộng diện tích cây ăn quả, dược liệu. Phát triển kinh tế cửa khẩu. Hình thành các trung tâm du lịch, sản phẩm du lịch mang đặc trưng riêng của vùng.
...
Như vậy, TPHCM Bình Dương Bà Rịa Vũng Tàu thuộc vùng kinh tế - xã hội là Vùng Đông Nam Bộ.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Mẫu văn bản tổ chức tư vấn quản lý dự án thông báo về nhiệm vụ, quyền hạn của người đại diện và bộ máy trực tiếp quản lý dự án gửi chủ đầu tư? Tải về?
- Quản lý thông tin người nộp thuế có phải một trong những nội dung quản lý thuế? Có được phá hủy hệ thống thông tin người nộp thuế không?
- Có được gọi điện quảng cáo sau 8 giờ không? Yêu cầu đối với cuộc gọi điện quảng cáo theo quy định mới nhất?
- Bảo vệ bí mật nhà nước được hiểu ra sao? 5 nguyên tắc bảo vệ bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật?
- Chia nhỏ dự án, dự toán mua sắm thành các gói thầu nhằm mục đích chỉ định thầu có phải hành vi bị nghiêm cấm?