Sáp nhập tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh năm 2025 có tên gọi dự kiến sau khi sáp nhập là gì?
Sáp nhập tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh năm 2025 có tên gọi dự kiến sau khi sáp nhập là gì?
Thông tin về sáp nhập tỉnh Bến Tre tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh năm 2025 theo Nghị Quyết 60 chi tiết tên gọi dự kiến dưới đây:
Ngày 12/04/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025 của Hội nghị lần thứ 11 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII với 12 nội dung quan trọng; kèm theo nghị quyết là danh sách tên gọi các tỉnh, thành phố và trung tâm chính trị - hành chính (tỉnh lỵ) của 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, cụ thể các tỉnh lỵ.
Theo đó, tại tiểu mục 20 Mục II Danh sách dự kiến tên gọi các tỉnh, thành phố có nêu về sáp nhập tỉnh: Hợp nhất tỉnh Bến Tre tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh như sau:
Các đơn vị hành chính cấp tỉnh mới sau sáp nhập, hợp nhất
...
20.Hợp nhấp tỉnh Bến Tre, tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh; lấy tên là tỉnh Vĩnh Long, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Vĩnh Long hiện nay.
...
Như vậy, dự kiến khi sáp nhập tỉnh Bến Tre tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh lấy tên gọi là tỉnh Vĩnh Long, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Vĩnh Long hiện nay.
Trên đây là thông tin về sáp nhập tỉnh Bến Tre tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh năm 2025 theo Nghị Quyết 60
Sáp nhập tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh năm 2025 chi tiết tên gọi sau khi sáp nhập? (Hình từ Internet)
Thực hiện tổ chức chính quyền địa phương theo 02 cấp, bỏ cấp huyện từ ngày nào?
Căn cứ theo Phụ lục Kế hoạch sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp ban hành kèm theo Nghị quyết 74/NQ-CP năm 2025 quy định:
STT | Nhiệm vụ | Cơ quan chủ trì | Cơ quan phối hợp | Cấp trình hoặc gửi văn bản | Thời gian hoàn thành |
I | Hoàn thiện chính sách, pháp luật làm cơ sở cho việc sắp xếp ĐVHC và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp | ||||
1 | Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, bộ, ngành trung ương chủ động đề xuất, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn giải quyết các vấn đề liên quan đến sắp xếp ĐVHC, kết thúc hoạt động của ĐVHC cấp huyện và tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp, bảo đảm sau sắp xếp ĐVHC, tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp đi vào hoạt động thông suốt, không gián đoạn, không có khoảng trống pháp lý | Bộ, cơ quan ngang bộ | Bộ, ngành trung ương liên quan và các địa phương | Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ | Trước ngày 30/6/2025 |
Bên cạnh đó, Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục II Kế hoạch ban hành kèm theo Nghị quyết 74/NQ-CP năm 2025 quy định các bộ, ngành liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao chủ động phối hợp với Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới Luật và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để có hiệu lực ngay, bảo đảm đồng bộ, thống nhất, không tạo khoảng trống pháp lý khi mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp đi vào hoạt động (dự kiến ngày 01 tháng 7 năm 2025).
Như vậy, Nghị quyết 74/NQ-CP năm 2025 đã đưa ra kế hoạch sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp, theo dự kiến sẽ bỏ cấp huyện và mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp đi vào hoạt động dự kiến ngày 01 tháng 7 năm 2025.
Cơ quan nào có thẩm quyền giải thể cấp huyện?
Theo Nghị Quyết 74/NQ-CP năm 2025 ban hành kế hoạch sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương theo 02 cấp và dự kiến từ ngày 01 tháng 7 năm 2025 tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp đi vào hoạt động. Khi đó tổ chức chính quyền còn 02 cấp: đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp cơ sở (cấp dưới tỉnh), sẽ không còn đơn vị hành chính cấp huyện.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 9 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 có quy định thẩm quyền giải thể cấp huyện như sau:
Thẩm quyền quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính
1. Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh.
2. Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.
Theo đó, Quốc hội quyết định thành lập, giải thế, nhập, chia đơn vị hành chính điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh. Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.
Như vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội là cơ quan có thẩm quyền quyết định giải thể đơn vị hành cấp huyện.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Tổng diện tích dự kiến sáp nhập Lào Cai Yên Bái? Tỉnh Lào Cai Yên Bái thuộc phân vùng kinh tế xã hội nào?
- Sáp nhập xã TP Cần Thơ năm 2025 còn 32 xã, phường? Chi tiết sáp nhập xã TP Cần Thơ năm 2025 ra sao?
- Có phải đổi sang sổ đỏ mẫu mới khi sáp nhập tỉnh thành không? Điều kiện thực hiện sáp nhập tỉnh thành là gì?
- Tổng biên chế chính quyền địa phương cấp xã bình quân khoảng 32 biên chế/1 cấp xã sau sáp nhập (dự kiến)?
- Hà Nam Ninh Bình Nam Định sáp nhập: Tổng diện tích sau sáp nhập là bao nhiêu? Hà Nam Ninh Bình Nam Định thuộc vùng kinh tế xã hội nào?