Tổng diện tích dự kiến sáp nhập Lào Cai Yên Bái? Tỉnh Lào Cai Yên Bái thuộc phân vùng kinh tế xã hội nào?
Tổng diện tích dự kiến sáp nhập Lào Cai Yên Bái?
Hiện nay, 02 tỉnh Lào Cai Yên Bái có diện tích như sau:
Số thứ tự | Tên | Diện tích |
1 | Lào Cai | 6.364,2 km2 |
2 | Yên Bái | 6.892,7 km2 |
=> Như vậy, tổng diện tích dự kiến sáp nhập Lào Cai Yên Bái là 13.256,9km2
Tỉnh Lào Cai Yên Bái thuộc phân vùng kinh tế xã hội nào?
Căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 81/2023/QH15 quy định về phân vùng kinh tế - xã hội, định hướng phát triển và liên kết vùng như sau:
Định hướng phát triển không gian kinh tế - xã hội
1. Phân vùng kinh tế - xã hội, định hướng phát triển và liên kết vùng
a) Phân vùng kinh tế - xã hội
Tổ chức không gian phát triển đất nước thành 06 vùng kinh tế - xã hội; xây dựng mô hình tổ chức, cơ chế điều phối vùng để thực hiện liên kết nội vùng và thúc đẩy liên kết giữa các vùng, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực.
- Vùng trung du và miền núi phía Bắc, gồm 14 tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên và Hoà Bình.
- Vùng đồng bằng sông Hồng, gồm 11 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình và Quảng Ninh.
- Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, gồm 14 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận.
- Vùng Tây Nguyên, gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.
- Vùng Đông Nam Bộ, gồm 6 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh.
- Vùng đồng bằng sông Cửu Long, gồm 13 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau;
b) Định hướng phát triển vùng và liên kết vùng
- Vùng trung du và miền núi phía Bắc: phấn đấu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân đạt khoảng 8 - 9%/năm. Phát triển vùng theo hướng xanh, bền vững và toàn diện. Tập trung bảo vệ rừng tự nhiên, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn, khôi phục rừng gắn với bảo đảm an ninh nguồn nước và phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững, nâng cao đời sống của người làm nghề rừng. Khai thác và sử dụng hiệu quả tài nguyên khoáng sản. Phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo, năng lượng; nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hữu cơ, đặc sản, mở rộng diện tích cây ăn quả, dược liệu. Phát triển kinh tế cửa khẩu. Hình thành các trung tâm du lịch, sản phẩm du lịch mang đặc trưng riêng của vùng.
...
Như vậy, theo quy định trên thì Tỉnh Lào Cai Yên Bái thuộc phân vùng kinh tế xã hội: Vùng trung du và miền núi phía Bắc
Ngoài ra, vùng trung du và miền núi phía Bắc còn gồm các tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên và Hòa Bình.
Tổng diện tích dự kiến sáp nhập Lào Cai Yên Bái? Tỉnh Lào Cai Yên Bái thuộc phân vùng kinh tế xã hội nào? (Hình từ Internet)
Định hướng phát triển vùng và liên kết vùng Trung du và miền núi phía Bắc?
Căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 81/2023/QH15 quy định về phân vùng kinh tế - xã hội, định hướng phát triển và liên kết vùng.
Định hướng phát triển vùng và liên kết vùng Trung du và miền núi phía Bắc được quy định như sau:
Vùng trung du và miền núi phía Bắc: phấn đấu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân đạt khoảng 8 - 9%/năm. Phát triển vùng theo hướng xanh, bền vững và toàn diện. Tập trung bảo vệ rừng tự nhiên, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn, khôi phục rừng gắn với bảo đảm an ninh nguồn nước và phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững, nâng cao đời sống của người làm nghề rừng.
Khai thác và sử dụng hiệu quả tài nguyên khoáng sản. Phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo, năng lượng; nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hữu cơ, đặc sản, mở rộng diện tích cây ăn quả, dược liệu. Phát triển kinh tế cửa khẩu. Hình thành các trung tâm du lịch, sản phẩm du lịch mang đặc trưng riêng của vùng.
Hình thành và phát triển các hành lang kinh tế nội vùng, liên vùng, kết nối vùng với các trung tâm kinh tế lớn của vùng đồng bằng sông Hồng; tập trung xây dựng vành đai công nghiệp Bắc Giang - Thái Nguyên - Vĩnh Phúc - Phú Thọ trở thành động lực thúc đẩy tăng trưởng cả vùng.
Xây dựng các tuyến đường bộ cao tốc, các tuyến đường bộ nối các địa phương với đường cao tốc, các đường vành đai biên giới, các tuyến quốc lộ quan trọng kết nối các địa phương trong vùng. Nghiên cứu đầu tư và nâng cấp một số cảng hàng không trong vùng. Xây dựng các tuyến đường sắt từ Lào Cai, Lạng Sơn về Hà Nội, Hải Phòng.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Hoạt động kinh doanh điện lực nào không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư?
- Việc tuyển sinh vào lớp đầu cấp của trường trung học phổ thông chuyên phải đảm bảo theo các nguyên tắc nào?
- Đảng viên được hiểu như thế nào? Nhiệm vụ quyền hạn của Đảng viên bao gồm những gì theo quy định?
- Thẩm quyền cử cán bộ công chức đi công tác trong nước, ngoài nước của Bộ Tài chính được quy định như thế nào?
- Giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán có cần thu thập thông tin phản ánh từ khách hàng không?