Sáp nhập tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh nào dự kiến theo Nghị quyết 60?
Sáp nhập tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh nào dự kiến theo Nghị quyết 60?
>> Bản đồ tất cả tỉnh xã sáp nhập
>> Kết luận của Bộ Chính trị về sáp nhập 63 tỉnh, sáp nhập xã 2025
Thông tin sáp nhập tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh nào dự kiến theo Nghị quyết 60 dưới đây:
Ngày 12/04/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025 của Hội nghị lần thứ 11 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII với 12 nội dung quan trọng; kèm theo nghị quyết là danh sách tên gọi các tỉnh, thành phố và trung tâm chính trị - hành chính (tỉnh lỵ) của 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, cụ thể các tỉnh lỵ.
Theo đó, tại tiểu mục 5 Mục II Danh sách dự kiến tên gọi các tỉnh, thành phố kèm theo Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025 có nêu về sáp nhập tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh như sau:
Các đơn vị hành chính cấp tỉnh mới sau sáp nhập, hợp nhất
...
5. Hợp nhất tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang, lấy tên là tỉnh Bắc Ninh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Bắc Giang hiện nay.
Như vậy, dự kiến hợp nhất tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang, lấy tên là tỉnh Bắc Ninh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Bắc Giang hiện nay.
Sáp nhập tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh nào dự kiến theo Nghị quyết 60? (Hình ảnh Internet)
Trình tự, thủ tục sáp nhập tỉnh thành, xã năm 2025 như thế nào?
Căn cứ tại Điều 10 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định trình tự, thủ tục sáp nhập tỉnh như sau:
(1) Chính phủ tổ chức xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh trình Quốc hội; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trình Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
(2) Hồ sơ đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính gồm có:
- Tờ trình về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính;
- Đề án về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính;
- Báo cáo tổng hợp ý kiến Nhân dân, ý kiến của Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan;
- Dự thảo nghị quyết của Quốc hội hoặc dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính.
(3) Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia dơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính phải được lấy ý kiến Nhân dân ở những đơn vị hành chính cấp xã chịu ảnh hưởng trực tiếp. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về chú mương thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới vớ đổi tên đơn vị hành chính bằng các hình thức phù hợp theo quy định của Chính phủ.
(4) Sau khi có kết quả lấy ý kiến Nhân dân, cơ quan xây dựng đề án có trách nhiệm hoàn thiện đề án và gửi Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã ở các đơn vị hành chính có liên quan để xem xét, cho ý kiến về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính.
(5) Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính phải được thẩm định trước khi trinh Chính phủ và dược thẩm tra trước khi trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
(6) Việc lập đề án, trình tự, thủ tục xem xét, thông qua đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính thực hiện theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Yêu cầu của kế hoạch sắp xếp đơn vị hành chính 02 cấp tại Nghị quyết 74 ra sao?
Căn cứ tại tiểu mục 2 Mục I Kế hoạch ban hành kèm theo Nghị quyết 74/NQ-CP năm 2025, có nêu yêu cầu của Kế hoạch sắp xếp đơn vị hành chính và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp như sau:
- Xác định cụ thể các nội dung công việc, thời hạn, tiến độ hoàn thành và trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương nhằm bảo đảm kịp thời, đồng bộ, thống nhất, chất lượng và hiệu quả.
- Xác định nội dung công việc phải gắn với chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và phát huy vai trò chủ động, tích cực của các bộ, ngành, địa phương; tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong quá trình triển khai thực hiện.
- Các bộ, ngành, địa phương căn cứ Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Kế hoạch của Ban Chỉ đạo và trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn thực hiện rà soát, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật; kịp thời hướng dẫn, tổ chức thực hiện sắp xếp ĐVHC và tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Thành viên Chính phủ có được vắng mặt trong phiên họp của Chính phủ không? Phiên họp được tiến hành khi có bao nhiêu thành viên tham dự?
- Toàn văn Thông tư 03 2025 sửa đổi Bộ quy chế an toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay thế nào?
- Sáp nhập TPHCM: Diện tích TPHCM tăng gấp 3 lần sau khi sáp nhập tỉnh? Giải pháp liên kết Vùng và hợp tác quốc tế sau sáp nhập?
- Bỏ công chứng sao y đối với các giấy tờ điện tử đã tích hợp trên VNeID? Bỏ công chứng sao y đối với giấy tờ nào?
- Nhận chìm ở biển hiểu ra sao? Vật chất nhận chìm ngoài lãnh thổ Việt Nam được phép nhận chìm ở vùng biển Việt Nam?