Sản xuất hàng giả là thực phẩm và lừa dối khách hàng đi tù mấy năm? Tội lừa dối khách hàng Bộ luật hình sự 2015?
Sản xuất hàng giả là thực phẩm và lừa dối khách hàng đi tù mấy năm? Tội lừa dối khách hàng Bộ luật hình sự 2015?
"Sản xuất hàng giả là thực phẩm và lừa dối khách hàng đi tù mấy năm?" được phân tích dựa trên hành vi phạm tội của cá nhân.
Theo Bộ luật Hình sự 2015, Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm được quy định tại Điều 193 Bộ luật Hình sự 2015; Tội lừa dối khách hàng được quy định tại Điều 198 Bộ luật Hình sự 2015.
Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm được quy định tại Điều 193 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 43 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 như sau:
(1) Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm. (2) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: - Có tổ chức; - Có tính chất chuyên nghiệp; - Tái phạm nguy hiểm; - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; - Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; - Buôn bán qua biên giới; - Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; - Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; - Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. (3) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm: - Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên; - Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng; - Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng; - Làm chết người; - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%. (4) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: - Thu lợi bất chính 1.500.000.000 đồng trở lên; - Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên; - Làm chết 02 người trở lên; - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên. (5) Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. |
Đối với pháp nhân thương mại phạm tội, thì bị phạt như sau:
- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 193 Bộ luật Hình sự 2015, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, e, g, h, i và k khoản 2 Điều 193 Bộ luật Hình sự 2015, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng;
- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 193 Bộ luật Hình sự 2015, thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng;
- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 193 Bộ luật Hình sự 2015, thì bị phạt tiền từ 9.000.000.000 đồng đến 18.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 Bộ luật Hình sự 2015, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
- Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Tội lừa dối khách hàng được quy định tại Điều 198 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
(1) Người nào trong việc mua, bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mà cân, đong, đo, đếm, tính gian hàng hóa, dịch vụ hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm: - Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; - Thu lợi bất chính từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng. (2) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: - Có tổ chức; - Có tính chất chuyên nghiệp; - Dùng thủ đoạn xảo quyệt; - Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên. (3) Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. |
=> Như vậy, trường hợp cá nhân có hành vi sản xuất hàng giả là thực phẩm và lừa dối khách hàng sẽ cấu thành hai tội: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm (Điều 193 Bộ luật Hình sự 2015); Tội lừa dối khách hàng được quy định tại (Điều 198 Bộ luật Hình sự 2015).
Trường hợp này được xem là 01 lần một người phạm nhiều tội. Khi đó, Tòa án quyết định hình phạt đối với từng tội và tổng hợp hình phạt theo Điều 55 Bộ luật Hình sự 2015.
Điều 55 Bộ luật Hình sự 2015 cũng hướng dẫn cụ thể việc quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội như sau:
Khi xét xử cùng 01 lần một người phạm nhiều tội, Tòa án quyết định hình phạt đối với từng tội và tổng hợp hình phạt theo quy định sau đây: (1) Đối với hình phạt chính: - Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là cải tạo không giam giữ hoặc cùng là tù có thời hạn, thì các hình phạt đó được cộng lại thành hình phạt chung; hình phạt chung không được vượt quá 03 năm đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, 30 năm đối với hình phạt tù có thời hạn; - Nếu các hình phạt đã tuyên là cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, thì hình phạt cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành hình phạt tù theo tỷ lệ cứ 03 ngày cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành 01 ngày tù để tổng hợp thành hình phạt chung theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 55 Bộ luật Hình sự 2015; - Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tù chung thân thì hình phạt chung là tù chung thân; - Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tử hình thì hình phạt chung là tử hình; - Phạt tiền không tổng hợp với các loại hình phạt khác; các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung; - Trục xuất không tổng hợp với các loại hình phạt khác; (2) Đối với hình phạt bổ sung: - Nếu các hình phạt đã tuyên là cùng loại thì hình phạt chung được quyết định trong giới hạn do Bộ luật này quy định đối với loại hình phạt đó; riêng đối với hình phạt tiền thì các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung; - Nếu các hình phạt đã tuyên là khác loại thì người bị kết án phải chấp hành tất cả các hình phạt đã tuyên. |
Ngoài ra, nếu sản xuất hàng giả là thực phẩm và lừa dối khách hàng có đồng phạm thì việc quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm thực hiện theo Điều 58 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Tòa án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm. Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó. |
=> Kết luận:
Cá nhân có hành vi sản xuất hàng giả là thực phẩm và lừa dối khách hàng tùy từng mức độ, hành vi vi phạm, có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ hay không thì sẽ có mức xử phạt hành chính, hình sự khác nhau.
Khi xét xử cùng 01 lần một người phạm nhiều tội, Tòa án quyết định hình phạt đối với từng tội và tổng hợp hình phạt theo Điều 55 Bộ luật hình sự 2015, nếu có đồng phạm thì cần căn cứ theo Điều 58 Bộ luật Hình sự 2015
Mức phạt tù tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm cao nhất là tù chung thân.
Mức phạt tù tội lừa dối khách hàng cao nhất là 05 năm tù.
Sản xuất hàng giả là thực phẩm và lừa dối khách hàng đi tù mấy năm? Tội lừa dối khách hàng Bộ luật hình sự 2015? (Hình từ Internet)
Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự?
Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 52 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm b khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 như sau:
(1) Chỉ các tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:
- Phạm tội có tổ chức;
- Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;
- Phạm tội có tính chất côn đồ;
- Phạm tội vì động cơ đê hèn;
- Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng;
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm;
- Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai hoặc người đủ 70 tuổi trở lên;
- Phạm tội đối với người ở trong tình trạng không thể tự vệ được, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, người bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác;
- Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội;
- Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt hoặc tàn ác để phạm tội;
- Dùng thủ đoạn hoặc phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người để phạm tội;
- Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội;
- Có hành động xảo quyệt hoặc hung hãn nhằm trốn tránh hoặc che giấu tội phạm.
(2) Các tình tiết đã được Bộ luật Hình sự 2015 quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng.
Tội phạm là gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người nổi tiếng quảng cáo sai công dụng sản phẩm thì ai là người chịu trách nhiệm? Người yêu cầu quảng cáo có chịu không?
- Viết đoạn văn kêu gọi tiết kiệm nước bảo vệ môi trường? Các giải pháp có thể tiết kiệm khi khai thác, sử dụng tài nguyên nước được quy định thế nào?
- Các đội đua xe đạp Cúp truyền hình 2025? Lịch đua xe đạp Cúp Truyền hình 2025? Giải đua xe đạp bao nhiêu km?
- Công điện 29/CĐ-TTg 2025 đẩy mạnh công tác phòng ngừa và xử lý hoạt động sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng?
- Trend tạo ảnh AI đồ chơi là gì? Trend tạo hình đồ chơi là gì? Đu trend tạo ảnh AI đồ chơi chuẩn Bộ quy tắc ứng xử mạng xã hội?