Quy định về trang phục của trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc ra sao? Cách xưng hô của trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc như thế nào?
Trường hợp nào áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc?
Căn cứ Điều 94 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (một số quy định được sửa đổi bởi khoản 48 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 và một cụm từ bị thay thế bởi điểm g khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) quy định về các trường hợp áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc như sau:
Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc bao gồm:
a) Người từ đủ 18 tuổi trở lên đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi quy định tại khoản 6 Điều 90 của Luật này nhưng không phải là tội phạm và không có nơi cư trú ổn định;
b) Người từ đủ 18 tuổi trở lên thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 6 Điều 90 của Luật này nhưng không phải là tội phạm và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
2. Không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với các trường hợp sau đây:
a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;
b) Người chưa đủ 18 tuổi;
c) Nữ trên 55 tuổi, nam trên 60 tuổi;
d) Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;
đ) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.
Như vậy, các trường hợp áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc được quy định như trên.
Quy định về trang phục của trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc ra sao? Cách xưng hô của trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc như thế nào? (Hình từ Internet)
Cách xưng hô của trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc như thế nào?
Theo quy định khoản 2 Điều 1 Nội quy cơ sở giáo dục bắt buộc ban hành kèm theo Thông tư 48/2022/TT-BCA quy định về cách xưng hô của trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc như sau:
Những quy định trại viên phải nghiêm chỉnh chấp hành
1. Về hiệu lệnh, thời gian
a) Chấp hành nghiêm chỉnh và tuyệt đối tuân theo mệnh lệnh, hiệu lệnh, hướng dẫn, chỉ dẫn của cán bộ cơ sở giáo dục bắt buộc;
b) Chấp hành đúng quy định về thời gian học tập, lao động, sinh hoạt, văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí;
c) Khi có hiệu lệnh tập hợp, phải nhanh chóng xếp hàng theo đội, tổ và không gây mất trật tự.
2. Về lễ tiết
a) Khi giao tiếp, trại viên phải dùng tiếng Việt (trừ người chưa biết tiếng Việt);
b) Gọi là “cán bộ” xưng “tôi” đối với cán bộ; gọi “quý khách” xưng “tôi” đối với khách đến thăm hoặc làm việc tại cơ sở giáo dục bắt buộc; gọi “anh” hoặc “chị” xưng “tôi” đối với trại viên khác; ngoài cách xưng hô nêu trên, tùy theo lứa tuổi, trại viên xưng hô với nhau phù hợp với phong tục, truyền thống văn hóa Việt Nam;
c) Phải “vâng”, “dạ”, “thưa” khi nói chuyện, biết nói lời “cám ơn”, “xin lỗi” đúng lúc. Khi nghe gọi tên mình, phải trả lời “có”;
d) Khi gặp cán bộ hoặc khách đến thăm, làm việc tại cơ sở giáo dục bắt buộc, trại viên phải bỏ mũ, nón đứng nghiêm giữ khoảng cách 03 mét và nói “chào cán bộ” hoặc “chào quý khách”, trường hợp đội (tổ) trại viên gặp cán bộ, khách đến làm việc, tùy theo trường hợp cụ thể ở khu học tập, lao động, học nghề…thì đội (tổ) trưởng trại viên hô tất cả trại viên đứng nghiêm hoặc ngồi tại chỗ, thay mặt đội, tổ chào, báo cáo cán bộ hoặc quý khách ở tư thế đứng nghiêm phải hạ mũ hoặc nón, cầm ở tay phải;
đ) Khi ra vào cổng, nếu đi theo đội (tổ) thì đi thành hàng đôi, bỏ mũ hoặc nón cầm ở tay phải đối với hàng đi bên phải, cầm ở tay trái đối với hàng đi bên trái; Đội (tổ) trưởng trại viên báo cáo rõ tên đội (tổ), số người với cán bộ có trách nhiệm.
Theo đó, trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc cần phải xưng hô như sau:
- Dùng tiếng Việt (trừ người chưa biết tiếng Việt) khi giao tiếp;
- Gọi là “cán bộ” xưng “tôi” đối với cán bộ; gọi “quý khách” xưng “tôi” đối với khách đến thăm hoặc làm việc tại cơ sở giáo dục bắt buộc; gọi “anh” hoặc “chị” xưng “tôi” đối với trại viên khác;
Ngoài cách xưng hô nêu trên, tùy theo lứa tuổi, trại viên xưng hô với nhau phù hợp với phong tục, truyền thống văn hóa Việt Nam;
- Phải “vâng”, “dạ”, “thưa” khi nói chuyện, biết nói lời “cám ơn”, “xin lỗi” đúng lúc. Khi nghe gọi tên mình, phải trả lời “có”;
- Nói “chào cán bộ” hoặc “chào quý khách” khi gặp cán bộ hoặc khách đến thăm, làm việc tại cơ sở giáo dục bắt buộc;
Quy định về trang phục của trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc ra sao?
Tại khoản 4 Điều 1 Nội quy cơ sở giáo dục bắt buộc ban hành kèm theo Thông tư 48/2022/TT-BCA quy định về trang phục của trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc như sau:
- Quần, áo của trại viên khi sử dụng phải được cơ sở giáo dục bắt buộc đóng dấu “TRẠI VIÊN” ở phía trước quần, sau lưng áo;
- Mặc trang phục chỉnh tề, gọn gàng, sạch sẽ, đi giày hoặc dép khi:
+ Tham gia các lớp học tập, lao động, học nghề;
+ Tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, sinh hoạt tập thể;
+ Ra, vào cổng, thăm gặp người thân hoặc tiếp xúc với người ngoài;
+ Các hoạt động khác của cơ sở giáo dục bắt buộc;
- Giữ quần, áo sạch sẽ không cho mượn, không được tẩy xóa, sửa chữa, viết, vẽ, in, dán khác mẫu quần, áo được cấp.
Các quy định khác mà trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc phải nghiêm chỉnh chấp hành là gì?
Theo quy định tại Điều 1 Nội quy cơ sở giáo dục bắt buộc ban hành kèm theo Thông tư 48/2022/TT-BCA quy định như sau:
- Về hiệu lệnh, thời gian
+ Chấp hành nghiêm chỉnh và tuyệt đối tuân theo mệnh lệnh, hiệu lệnh, hướng dẫn, chỉ dẫn của cán bộ cơ sở giáo dục bắt buộc;
+ Chấp hành đúng quy định về thời gian học tập, lao động, sinh hoạt, văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí;
- Về trật tự, nội vụ, ăn, ở, khám bệnh, chữa bệnh
+ Ăn, ngủ đúng giờ, đúng nơi quy định và không gây mất trật tự;
+ Giữ gìn vệ sinh cá nhân; giữ gìn vệ sinh phòng ở, những nơi sinh hoạt chung; được đem theo đồ dùng sinh hoạt cá nhân cần thiết vào phòng ở theo quy định của Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc; đồ dùng sinh hoạt cá nhân phải được gấp, xếp gọn gàng, ngăn nắp để đúng nơi quy định;
+ Trại viên nam để tóc ngắn gọn gàng, không để râu, ria. Trại viên nữ để tóc gọn gàng;
+ Thực hiện phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh theo hướng dẫn của cán bộ cơ sở giáo dục bắt buộc.
- Về học tập, lao động, học nghề, tham gia hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí
+ Tích cực, tự giác, chăm chỉ, nghiêm túc tham gia học tập, lao động, học nghề, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí do cơ sở giáo dục bắt buộc tổ chức;
+ Chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật, an toàn, vệ sinh lao động;
+ Dụng cụ lao động, học nghề khi sử dụng xong phải cất giữ đúng nơi quy định.
- Về bảo vệ, giữ gìn tài sản
+ Bảo vệ, giữ gìn tài sản của cơ sở giáo dục bắt buộc, của tập thể, của cá nhân và của người khác;
+ Khi hết thời hạn chấp hành quyết định ở cơ sở giáo dục bắt buộc, trại viên phải bàn giao lại cho cơ sở giáo dục bắt buộc những dụng cụ, tài sản được giao quản lý;
+ Nếu gây thiệt hại về tài sản của cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc của người khác thì tùy theo mức độ thiệt hại về tài sản thì xử lý theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?
- Quán net được mở đến mấy giờ? Quán net không được hoạt động từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau đúng không?
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?