Phụ từ là gì? Ví dụ phụ từ? Các loại phụ từ trong Tiếng Việt? Đặc điểm và tác dụng của phụ từ là gì?

Phụ từ là gì? Ví dụ phụ từ? Các loại phụ từ trong Tiếng Việt? Đặc điểm và tác dụng của phụ từ trong Tiếng Việt là gì? Phương pháp giáo dục phải đáp ứng được yêu cầu gì? Yêu cầu về nội dung giáo dục tiểu học như thế nào?

Phụ từ là gì? Ví dụ phụ từ? Các loại phụ từ trong Tiếng Việt?

Phụ từ là từ đi kèm với từ khác để bổ sung ý nghĩa nhưng không mang nghĩa rõ ràng nếu đứng một mình.

Phụ từ thường đi kèm với động từ và tính từ.

Ví dụ phụ từ trong Tiếng Việt?

Vi dụ 1: "Em đã học bài."

>>> Phụ từ "đã" đứng trước động từ "học" để thể hiện thời gian trong quá khứ.

Ví dụ 2: "Bạn ấy rất chăm chỉ."

>>> Phụ từ "rất" đứng trước tính từ "chăm chỉ" để nhấn mạnh mức độ.

Ví dụ 3: "Tôi chưa làm xong bài."

>>> "Chưa" là phụ từ thể hiện hành động chưa xảy ra.

Các loại phụ từ trong Tiếng Việt?

- Phụ từ chỉ thời gian: Dùng để biểu thị thời điểm hoặc thời gian xảy ra hành động. Ví dụ: sẽ, vừa, mới, từng, chưa...

- Phụ từ chỉ mức độ: Dùng để chỉ mức độ của tính từ hoặc động từ. Ví dụ: rất, hơi, khá, cực kỳ, lắm, quá...

- Phụ từ chỉ sự phủ định: Dùng để phủ nhận hành động, tính chất hoặc sự việc. Ví dụ: không, chẳng, chưa...

- Phụ từ nghi vấn (câu hỏi): Dùng trong câu nghi vấn để thể hiện sự hỏi. Ví dụ: có... không, đã... chưa, hay, à, ư, chứ, nhỉ, nhé, vậy, sao...

- Phụ từ tình thái / biểu cảm: Dùng để thể hiện thái độ, cảm xúc, đánh giá của người nói đối với sự việc. Ví dụ: thì, mà, cơ, à...

- Phụ từ nhấn mạnh: Dùng để nhấn mạnh hành động hoặc đặc điểm nào đó. Ví dụ: chính, ngay, cả,...

Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo

Đặc điểm và tác dụng của phụ từ trong Tiếng Việt là gì?

1. Đặc điểm của phụ từ trong Tiếng Việt

- Không dùng độc lập, luôn đi kèm với động từ, tính từ hoặc câu.

- Không biến đổi hình thức (không có dạng số nhiều, không chia thì như trong tiếng Anh).

- Dễ bị nhầm với từ loại khác nếu không phân tích kỹ ngữ cảnh.

2. Tác dụng của phụ từ trong Tiếng Việt

- Rõ ràng hơn về thời gian được nói trong câu

- Nhấn mạnh hoặc làm nhẹ mức độ

- Phủ định hoặc khẳng định hành động

- Biểu lộ thái độ, cảm xúc người nói

- Tạo lập câu nghi vấn

- Làm nổi bật từ/cụm từ đi kèm

Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo

Phụ từ là gì? Ví dụ phụ từ? Các loại phụ từ trong Tiếng Việt? Đặc điểm và tác dụng của phụ từ là gì?

Phụ từ là gì? Ví dụ phụ từ? Các loại phụ từ trong Tiếng Việt? Đặc điểm và tác dụng của phụ từ là gì? (hình từ internet)

Phương pháp giáo dục phải đáp ứng được yêu cầu gì?

Theo Điều 7 Luật Giáo dục 2019 quy định như sau:

Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục
1. Nội dung giáo dục phải bảo đảm tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại, có hệ thống và được cập nhật thường xuyên; coi trọng giáo dục tư tưởng, phẩm chất đạo đức và ý thức công dân; kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phù hợp với sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tâm sinh lý lứa tuổi và khả năng của người học.
2. Phương pháp giáo dục phải khoa học, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học và hợp tác, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.

Như vậy, phương pháp giáo dục phải khoa học, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học và hợp tác, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.

Yêu cầu về nội dung giáo dục tiểu học như thế nào?

Theo Điều 30 Luật Giáo dục 2019 quy định như sau:

Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục phổ thông
1. Nội dung giáo dục phổ thông phải bảo đảm tính phổ thông, cơ bản, toàn diện, hướng nghiệp và có hệ thống; gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh, đáp ứng mục tiêu giáo dục ở mỗi cấp học.
2. Yêu cầu về nội dung giáo dục phổ thông ở các cấp học được quy định như sau:
a) Giáo dục tiểu học phải bảo đảm cho học sinh nền tảng phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, kỹ năng xã hội; có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có nhận thức đạo đức xã hội; có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật;
b) Giáo dục trung học cơ sở củng cố, phát triển nội dung đã học ở tiểu học, bảo đảm cho học sinh có hiểu biết phổ thông cơ bản về tiếng Việt, toán, lịch sử dân tộc; kiến thức khác về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ; có hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp;
c) Giáo dục trung học phổ thông củng cố, phát triển nội dung đã học ở trung học cơ sở, hoàn thành nội dung giáo dục phổ thông; bảo đảm chuẩn kiến thức phổ thông cơ bản, toàn diện và hướng nghiệp cho học sinh, có nội dung nâng cao ở một số môn học để phát triển năng lực, đáp ứng nguyện vọng của học sinh.
...

Như vậy, yêu cầu về nội dung giáo dục tiểu học là phải bảo đảm cho học sinh nền tảng phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, kỹ năng xã hội; có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có nhận thức đạo đức xã hội; có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật.

Chương trình giáo dục phổ thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là gì? Ví dụ về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt? Ngôn ngữ, chữ viết dùng trong cơ sở giáo dục?
Pháp luật
Nghị luận về lòng yêu nước của giới trẻ ngày nay? Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về lòng yêu nước của thế hệ trẻ ngày nay?
Pháp luật
5+ Mẫu viết bài luận về bản thân văn 10 (ngắn gọn) hay nhất? Những bài luận về bản thân? Văn 10 viết bài luận về bản thân?
Pháp luật
Phụ từ là gì? Ví dụ phụ từ? Các loại phụ từ trong Tiếng Việt? Đặc điểm và tác dụng của phụ từ là gì?
Pháp luật
Chỉ từ là gì? Ví dụ chỉ từ? Các loại chỉ từ trong Tiếng Việt? Phân luồng trong giáo dục là biện pháp gì?
Pháp luật
Bảng chữ cái tiếng Anh là gì? Phiên âm bảng chữ cái tiếng Anh? Học sinh tiểu học lớp 1 và lớp 2 có cần học bảng chữ cái tiếng Anh không?
Pháp luật
Công thức Đạo hàm sơ cấp, cấp cao và Đạo hàm lượng giác đầy đủ nhất lớp 11, 12 như thế nào?
Pháp luật
Trong các tác phẩm đã đọc nhân vật nào truyền cảm hứng hướng em tới lối sống tích cực biết yêu thương, trở thành người có ích cho xã hội?
Pháp luật
4+ Kể về một người lao động ở trường em lớp 2 hay nhất? Yêu cầu cần đạt về kĩ thuật viết trong môn Tiếng Việt lớp 2 là gì?
Pháp luật
5 mẫu viết bài văn nghị luận về câu tục ngữ Thương người như thể thương thân? Viết bài văn về câu tục ngữ Thương người như thể thương thân?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình giáo dục phổ thông
Nguyễn Thị Thanh Xuân Lưu bài viết
15 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào