Ban chỉ huy kéo pháo trong chiến dịch Điện Biên Phủ gồm những người nào? Nội dung tuyên truyền Lễ kỷ niệm 71 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ?
Ban chỉ huy kéo pháo trong chiến dịch Điện Biên Phủ gồm những người nào?
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, để chuẩn bị cho trận quyết chiến chiến lược, theo kế hoạch ban đầu, Đại đoàn công pháo 351 cùng một số đơn vị bộ binh đã thực hiện kéo pháo vào trận địa, khi thay đổi phương châm tác chiến, đã thực hiện kéo pháo ra, chuẩn bị lại chiến trường. Có thể nói, trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn, phương tiện vận chuyển thô sơ, địa hình rừng núi dốc cao, đèo sâu, bộ đội ta đã làm nên kỳ tích khi thực hiện nghiêm mệnh lệnh chiến trường.
Tại chiến dịch Điện Biên Phủ, Bộ Chỉ huy mặt trận quyết định thành lập Ban chỉ huy kéo pháo gồm các đồng chí sau:
Chỉ huy trưởng: đồng chí Lê Trọng Tấn. Đồng chí Tấn ngoài việc này còn chỉ huy việc đánh phòng ngự bảo vệ đường kéo pháo.
Chỉ huy phó: đồng chí Đào Văn Trường
Chính ủy: đồng chí Phạm Ngọc Mậu
*Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Ban chỉ huy kéo pháo trong chiến dịch Điện Biên Phủ gồm những người nào? (Hình từ Internet)
Nội dung tuyên truyền Lễ kỷ niệm 71 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 1.4 Mục II Hướng dẫn 179-HD/BTGTW năm 2024 nêu rõ nội dung tuyên truyền lễ kỷ niệm 71 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ gồm:
- Tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại và ý nghĩa to lớn, sâu sắc của Chiến thắng Điện Biên Phủ đối với dân tộc và thời đại; khẳng định tinh thần anh dũng, mưu trí, sáng tạo của quân và dân ta, nhất là đường lối chính trị, quân sự và ngoại giao đúng đắn, sáng tạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam, ý chí quyết chiến, quyết thắng và sức mạnh của các Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam là nhân tố quan trọng quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
- Tinh đoàn kết chiến đấu thủy chung, son sắt của quân và dân ba nước Đông Dương; sự giúp đỡ quý báu của bạn bè quốc tế đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của Nhân dân ta.
- Công lao, đóng góp to lớn của các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến và các tầng lớp Nhân dân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
- Phát huy, lan tỏa những bài học kinh nghiệm quý báu của Chiến thắng Điện Biên Phủ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
- Những thành tựu kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của đất nước, của đồng bào các dân tộc Tây Bắc và của tỉnh Điện Biên 71 năm qua; những nghị quyết, chiến lược, chương trình, dự án, định hướng phát triển vùng Tây Bắc và tỉnh Điện Biên trong thời gian tới.
- Đấu tranh, phản bác thông tin, quan điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc lịch sử, chống phá Đảng, Nhà nước và chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.
Có được nghỉ làm hưởng nguyên lương ngày Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ 7 5?
(1) Căn cứ tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ lễ, tết như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
(2) Căn cứ theo Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ hằng tuần như sau:
Nghỉ hằng tuần
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Như vậy, từ (1) và (2) => Người lao động không được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ 7 5 do Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ 7 5 không nằm trong danh sách những ngày lễ, tết người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương.
Tuy nhiên:
(i) Nếu trong trường hợp Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ 7 5 rơi vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được nghỉ làm theo quy định.
(ii) Nếu như công ty có chính sách nghỉ Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ 7 5 thì người lao động vẫn được nghỉ.
(iii) Nếu người lao động có nhu cầu nghỉ làm vào Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ 7 5, người lao động có thể dùng phép năm xin nghỉ hoặc người lao động cũng có thể làm đơn xin nghỉ không hưởng lương.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo công tác tuyên truyền Đại hội Đảng các cấp? Tải mẫu? Đại hội Đảng được xem là hợp lệ khi nào?
- Tổng hợp văn khấn thắp hương Lễ Phật Đản 2025 tại chùa, tại nhà? Văn khấn cúng Lễ Phật Đản 2025? Bài cúng Lễ Phật Đản 2025?
- Ngày 6 tháng 5 là ngày gì? Ngày 6 tháng 5 là thứ mấy? Ngày 6 tháng 5 là ngày mấy âm lịch? Người lao động có được nghỉ hưởng nguyên lương vào ngày này không?
- Quyết định 985/QĐ-BCT 2025 TTHC được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực lưu thông hàng hóa trong nước thuộc Bộ Công Thương?
- Lộ trình diễu hành Lễ Phật Đản Vesak 2025 TPHCM chính thức ra sao? Lễ Phật Đản Vesak diễn ra vào ngày mấy?