Quy định mới về việc quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia theo Thông tư 08/2024/TT-NHNN?
Thông tư 08/2024/TT-NHNN quy định quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia như thế nào?
Ngày 25/6/2024, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư 08/2024/TT-NHNN quy định về việc quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia
Theo đó, Thông tư 08/2024/TT-NHNN quy định việc quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia để thực hiện việc thanh toán và quyết toán giữa các đơn vị tham gia hệ thống thanh toán này bằng đồng Việt Nam (VND), Đô la Mỹ (USD), Đồng tiền chung châu Âu (EUR) và các loại ngoại tệ khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) quyết định trong từng thời kỳ.
Căn cứ Điều 3 Thông tư 08/2024/TT-NHNN quy định cấu phần và chức năng chính của Hệ thống TTLNH Quốc gia như sau:
(1) Hệ thống TTLNH Quốc gia là hệ thống tổng thể bao gồm:
Trung tâm Xử lý Quốc gia; Trung tâm Xử lý Quốc gia dự phòng; phần mềm cài đặt tại các thành viên và đơn vị thành viên để xử lý các lệnh thanh toán.
(2) Các cấu phần xử lý nghiệp vụ bao gồm:
Cấu phần Thanh toán giá trị cao; Cấu phần Thanh toán ngoại tệ; Cấu phần Thanh toán giá trị thấp; Cấu phần Xử lý tài khoản thanh toán và kiểm tra, đối chiếu số liệu.
(3) Cấu phần Thanh toán giá trị cao thực hiện quyết toán tổng tức thời cho các lệnh thanh toán bằng đồng Việt Nam sử dụng dịch vụ thanh toán giá trị cao.
(4) Cấu phần Thanh toán ngoại tệ thực hiện quyết toán tổng tức thời cho các lệnh thanh toán bằng ngoại tệ sử dụng dịch vụ thanh toán ngoại tệ.
(5) Cấu phần Thanh toán giá trị thấp thực hiện thanh toán các lệnh thanh toán giá trị thấp sử dụng dịch vụ thanh toán giá trị thấp.
(6) Cấu phần Xử lý tài khoản thanh toán và kiểm tra, đối chiếu số liệu thực hiện kiểm tra, hạch toán lệnh thanh toán giá trị cao, lệnh thanh toán bằng ngoại tệ, xử lý kết quả bù trừ giá trị thấp và kết quả quyết toán ròng từ các hệ thống khác.
Thông tư 08/2024/TT-NHNN quy định quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia như thế nào? (Hình ảnh Internet)
Quy định về sử dụng dịch vụ thanh toán như thế nào?
Căn cứ Điều 10 Thông tư 08/2024/TT-NHNN quy định về sử dụng dịch vụ thanh toán như sau:
- Lệnh thanh toán bằng đồng Việt Nam có giá trị từ 500.000.000 VND (năm trăm triệu đồng) trở lên phải sử dụng dịch vụ thanh toán giá trị cao.
- Lệnh thanh toán bằng đồng Việt Nam có giá trị nhỏ hơn 500.000.000 VND (năm trăm triệu đồng) có thể sử dụng dịch vụ thanh toán giá trị cao hoặc dịch vụ thanh toán giá trị thấp.
- Lệnh thanh toán bằng ngoại tệ phải sử dụng dịch vụ thanh toán ngoại tệ.
Tạo lập lệnh thanh toán khởi tạo từ chứng từ giấy thực hiện theo quy trình như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 12 Thông tư 08/2024/TT-NHNN quy định tạo lập lệnh thanh toán khởi tạo từ chứng từ giấy như sau:
(1) Người lập lệnh thực hiện khởi tạo lệnh thanh toán qua các bước sau:
- Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp chứng từ giao dịch thanh toán của khách hàng;
- Xác định, phân loại lệnh thanh toán để xử lý;
- Đối chiếu, kiểm tra số dư tài khoản của khách hàng;
- Nhập các thông tin cơ bản sau:
Đơn vị khởi tạo lệnh (tên, mã ngân hàng), số tiền, tên, địa chỉ, tài khoản (nếu có), số chứng minh nhân dân hoặc số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu của người phát lệnh hoặc mã số doanh nghiệp (đối với người phát lệnh là doanh nghiệp),
Đơn vị phục vụ người phát lệnh, đơn vị nhận lệnh (tên, mã ngân hàng), tên, địa chỉ, tài khoản (nếu có), số chứng minh nhân dân hoặc số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu, ngày cấp và nơi cấp chứng minh nhân dân hoặc số định danh cá nhân hoặc hộ chiếu của người nhận lệnh hoặc mã số doanh nghiệp (đối với người nhận lệnh là doanh nghiệp),
Đơn vị phục vụ người nhận lệnh, nội dung chuyển tiền và các nội dung khác liên quan đến giao dịch trên thị trường liên ngân hàng, giao dịch nộp ngân sách nhà nước, giao dịch mua bán trái phiếu Chính phủ và các loại giao dịch khác (nếu có) theo Mẫu số TTLNH-04 tại Phụ lục kèm theo Thông tư 08/2024/TT-NHNN;
- Kiểm soát lại các dữ liệu đã nhập và ký chữ ký điện tử vào lệnh thanh toán;
- Ký trên chứng từ, chuyển chứng từ và dữ liệu đã nhập cho người kiểm soát lệnh;
(2) Người kiểm soát lệnh:
- Căn cứ nội dung trên các chứng từ liên quan, kiểm soát lại các yếu tố: đơn vị nhận lệnh, đơn vị phục vụ người phát lệnh, đơn vị phục vụ người nhận lệnh, số tiền để kiểm tra dữ liệu do người lập lệnh đã nhập, nội dung thanh toán;
- Trường hợp phát hiện có sai sót: chuyển trả người lập lệnh;
- Trường hợp dữ liệu đúng: ký chữ ký điện tử vào lệnh thanh toán, ký trên chứng từ và chuyển cho người duyệt lệnh;
(3) Người duyệt lệnh:
- Kiểm tra sự khớp đúng giữa số liệu trên chứng từ gốc và số liệu trên hệ thống;
- Trường hợp phát hiện sai sót: chuyển trả người lập lệnh hoặc người kiểm soát lệnh;
- Trường hợp dữ liệu đúng: ký trên chứng từ, ký chữ ký điện tử vào lệnh thanh toán để chuyển đi.
Lưu ý: Thông tư 08/2024/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 15 tháng 8 năm 2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?